Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Tiền bạc và tình ái (Mô-li-e)

Giáo án Bài 5: Tiền bạc và tình ái (Mô-li-e) sách Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Tiền bạc và tình ái (Mô-li-e)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT    : TIỀN BẠC VÀ TÌNH ÁI

(Trích kịch Lão hà tiện)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: ngôn ngữ, xung đột, hành động, nhân vật, kết cấu, tình huống, thủ pháp trào phúng… qua văn bản Tiền bạc và tình ái.

  • Phân tích và đánh giá được khả năng tác động của hài kịch đối với người đọc, người xem và tiến bộ xã hội.

  • Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học về văn bản Tiền bạc và tình ái để đọc hiểu hài kịch và thực hiện một số nhiệm vụ thực tiễn.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về thể loại hài kịch. 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản Tiền bạc và tình ái.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Tiền bạc và tình ái.

3. Phẩm chất

  • Biết ứng xử phù hợp với tình thế xã hội; biết sống có khát vọng; vui tươi, chân thực, tự nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-   Giáo án

  • SGK, SGV Ngữ văn 12;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 12.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

    1. Mục tiêu: HS vận dụng các tri thức ngữ văn để tìm hiểu theo đúng đặc trưng của hài kịch trên các phương diện như:

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. 

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi cho HS trả lời.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi cho HS: Thói keo kiệt là một trong những đối tượng của tiếng cười trào phúng trong văn chương. Bạn hãy lấy một vài ví dụ minh họa.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, có thể phản biện nếu thấy không đúng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: 

- Gợi ý: Truyện cười Việt Nam: Đến chết vẫn hà tiện, May không đi giày, Cá gỗ…. truyện cười thế giới về người Gáp-vô-rô, Người Xcốt-len,…; vă học viết: hài kịch Người thương nhân thành Vơ-ni-dơ của Sếch-xpia, tiểu thuyết Ơ-giê-ni Grăng-đê của Ban-zắc.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Mô-li-e một tác gia lớn với những đóng góp quan trọng cho nền văn học thế giới. Ông để lại cho hậu thế rất nhiều các tác phẩm nổi tiếng, đằng sau tiếng cười là những triết lí những suy ngẫm sâu sắc. Và trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về đoạn trích “Tiền bạc và tình ái”.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả Mô-li-e và đọc văn bản Tiền bạc và tình ái.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả Mô-li- e và văn bản Tiền bạc và tình ái.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả Mô-li- e và văn bản Tiền bạc và tình ái.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả Mô-li-e và đoạn trích Tiền bạc và tình ái.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV cho HS đọc lại kiến thức trong SGK đồng thời cùng với bài chuẩn bị ở nhà để trả lời các câu hỏi sau.

+ Em hãy trình bày đôi nét về tác giả Mô-li-e?

+ Trình bày xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của đoạn trích Tiền bạc và tình ái?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS lắng nghe câu hỏi và thực hiện trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

a. Tiểu sử

- Mô-li-e: (1622 - 1673).

- Ông là người khai sinh ra nền hài kịch mới của sân khấu Pháp, có công đưa hài kịch từ chỗ là loại hình được xem là thấp kém lên thành văn học cao cấp.

- Với tiếng cười nhiều cung bậc, từ trào lộng vui nhộn đến chế nhạo, đả kích sâu cay, hài kịch của ông có sức công phá lớn cái xấu, cái ác.

- Mô-li-e cũng là người sáng tạo ra tiếng cười có tính bi kịch, mang ý nghĩa xã hội sâu sắc.

b. Tác phẩm nổi tiếng

- Tác phẩm nổi tiếng của ông bao gồm có: Trường học làm vợ, Tác-tuýp, Lão hà tiện, Trưởng giả học làm sang, Bệnh tưởng...

2. Tác phẩm

- Đoạn trích Tiền bạc và tình ái trích từ vở kịch Lão hà tiện.

- Đoạn trích Tiền bạc và tình ái nằm ở một số lớp cuối của vở hài kịch, hành động kịch xoay quanh cảnh mất tiền, tra hỏi và mặc cả tiền – tình.

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản 

+ Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: ngôn ngữ, xung đột, hành động, nhân vật, kết cấu, tình huống, thủ pháp trào phúng trong hài kịch.

+ Phân tích giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ của tác phẩm, các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh từ văn bản.

+ Phân tích và đánh giá được khả năng tác động của kịch đối với người đọc và tiến bộ xã hội.

  1. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Tiền bạc và tình ái.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Tiền bạc và tình ái.

  1. Tổ chức thực hiện 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: ngôn ngữ, xung đột, hành động, nhân vật, kết cấu, tình huống, thủ pháp trào phúng trong hài kịch.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

  •  GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ gồm 4 HS theo kĩ thuật Khăn trải bàn với vị trí ngồi như hình vẽ dưới đây:

- GV yêu cầu HS đọc văn bản Tiền bạc và tình ái và hoàn thành các thử thách:

+ Trạm 1: Tóm tắt các sự kiện chính và hành động của các nhân vật. Từ đó xác định tình huống hài kịch của văn bản.

+ Trạm 2: Màn độc thoại Ác-pa-gông kêu mất tiền được coi là phần cao trào của toàn bộ vở kịch Lão hà tiện, bộc lộ rõ nhất tính cách của nhân vật. Hãy liệt kê vào ô tương ứng một số lời của Ác-pa-gông nói với mình và với các đối tượng khác. Qua đó bạn có nhận xét gì về ngôn ngữ giao tiếp của kịch?

+ Trạm 3: Gọi tên cảm xúc (theo trình tự tăng cấp) của Ác-pa-gông khi kêu mất tiền. Phân tích một số chi tiết (từ ngữ, hình ảnh, ngữ điệu….) để làm rõ cảm xúc này.

+ Trạm 4: Nêu một số thủ pháp trào phúng trong màn tra hỏi.

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV nhận xét, chốt kiến thức.

II. Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: ngôn ngữ, xung đột, hành động, nhân vật, kết cấu, tình huống, thủ pháp trào phúng trong hài kịch.

Trạm số 1:

  • Các sự kiện chính và các hành động của nhân vật:

+ Ác-pa-gông mất tráp tiền, thống thiết than khóc, đòi tra khảo tất cả mọi người.

+ Bị vu oan là thủ phạm, Va-le-rơ không rõ nguồn cơn, bị Ác-pa-gông tra hỏi.

+ Ác-pa-gông lục vấn về tiền bạc, Va-le-rơ trình bày về tình yêu.

  • Tình huống hài kịch: sự hiểu lầm của hai người say mê hai đối tượng khác nhau.

Trạm số 2:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Trạm số 3:

  • Trình tự tăng cấp của cảm xúc: Hốt hoảng -> Chới với, mất phương hướng -> Đau xót -> tuyệt vọng -> mất trí.

+ Hốt hoảng (tiếng kêu thất thanh, cảm tưởng một cú giáng bất ngờ, tung ra một loạt câu cảm thán): Ôi, kẻ trộm! Ôi, kẻ trộm! Ôi, có kẻ sát nhân! Ôi, có kẻ sát nhân! Tôi bị nguy rồi, bị ám sát rồi! Nó đã cắt cổ tôi, nó đã lấy trộm tiền bạc của tôi! Nó là đứa nào!

Chới với, mất phương hướng (tung ra hàng loạt câu nghi vấn liên tiếp): Nó là đứa nào! Nó ra sao rồi? Nó ở đâu? Nó trốn đâu? Làm thế nào để tìm thấy nó? Nên chạy ngả nào? Ngả nào chẳng nên chạy? Nó ở kia không? Nó có ở đây không? Ai đó? Đứng lại!

Đau xót (than thở, rên rỉ): Than ôi! Khốn khổ tiền của tôi ơi, khốn khổ tiền của tôi ơi, bạn yêu quý ơi, chúng đã cướp mất mày của tao đi rồi?...

Tuyệt vọng (suy sụp hoàn toàn): Mất mày là tao mất chốn nương tựa, niềm an ủi, nỗi vui của tao, thế là đời tao hết rồi, tao chẳng còn sống ở thế gian làm gì nữa! Không có mày, tao sống làm sao nổi! Thế là xong, tao kiệt sức rồi, tao đang chết đây, tao chết rồi. chôn rồi.

Mất trí: Nghi ngờ cả khán giả “có sự phần vào vụ trộm”, muốn “treo cổ tất cả mọi người”  và treo cổ cả chính mình.

  • Tính tăng cấp của cảm xúc trong tác phẩm không chỉ thể hiện thông qua ngôn từ mà còn cả biểu hiện qua ngữ điệu, cử chỉ, hành động của nhân vật.

Trạm số 4:

  • Cách phân tuyến nhân vật:

+ Ác-pa-gông – nhân vật trung tâm với tính cách keo bản, ích kỉ.

+ Các nhân vật còn lại – đối lập với Ác-pa-gông về quyền lợi và nguyện vọng.

  • Xác định xung đột

+ Xung đột chủ yếu là xung đột tính cách giữa Ác-pa-gông và các nhân vật khác:

  • Ác-pa-gông đại diện cho sự “lệch chuẩn đạo đức” chỉ biết đến tiền bạc, bủn xỉn.

  • Các nhân vật khác đại diện cho những chuẩn mực đạo lí thông thường, như tình cảm gia đình, lòng tốt.

  • Xung đột trong màn kịch này thuộc về xung đột tính cách: giữa sự “lệch chuẩn đạo đức” đam mê thấp kém với chuẩn mực đạo lí thông thường. Phán xử của Mô-li-e hoàn toàn nghiêng về bên thứ hai.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Tự nói với mình

Với đồng tiền

Với tên trộm vô hình

Với khán giả

  • À! Tôi đây mà. Đầu óc tôi loạn rồi, tôi không còn biết tôi ở đâu, tôi là ai, và tôi đương làm gì.

  • Than ôi! Khốn khổ tiền của tôi ơi, không khổ tiền của tôi ơi, bạn yêu quý ơi, chúng đã cướp mất ngày của tao đi rồi! Và, mất mày là tao mất chốn nương tựa, niềm an ủi, nỗi vui của tao; thế là đời tao hết rồi, tao chẳng còn sống ở thế gian làm gì nữa! Không có mày, tao sống làm sao nổi. Thế là xong, tao kiệt sức rồi, tao đang chết đây, tao chết rồi, chôn rồi!

  • Ai đó? Đứng lại! Trả tiền tao đây, đồ vô lại!

  • Có ông bà nào làm phúc cứu tôi….

  • Hở? anh bảo gì?

  • Này! Đằng kia đương nói chuyện về cái gì thế?

  • Ở trên kia, cái gì mà ồn ào thế?

  • Nó có ẩn nấp trong đám các ngài đấy không?

Nhận xét:

+ Bản chất của độc thoại là để nhân vật tự hé lộ trạng thái tâm lí, tính cách của chính mình. Qua ngôn ngữ của chính Ác-pa-gông, ta thấy rõ bản chất tính cách của ông: tiền bạc là lẽ sống, là lí tưởng cao nhất của ông, tình cảm gia đình, xã hội đều không đáng giá với ông. Với tính cách như vậy, ứng xử của Ác-pa-gông trong các tình huống tiếp theo là tất yếu và nhất quán.

+ Cái đặc biệt của lớp kịch này là trường đoạn độc thoại, dễ làm ta tưởng độc thoại sẽ làm cho hình thức giao tiếp trở nên đơn điệu. Tuy nhiên, trong đoạn độc thoại này, ngôn ngữ giao tiếp của Ác-pa-gông rất đa dạng, sinh động:

  • Giao tiếp với chính bản thân, với khản giả, nhân vật tưởng tượng và cả những vật vô tri vô giác xung quanh.

  • Tuyệt vọng bấu víu vào mọi thứ, đòi hỏi sự tương tác, thúc giục phản hồi, cố gắng lôi kéo sự tham gia từ bên ngoài.

=>Điều này khiến hành động kịch không đơn điệu mà trở nên ồn ào, náo nhiệt, đồng thời khắc họa sự hoang mang, đau đớn tột cùng của nhân vật bị mất của.

…………….

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD BÀI 1: NHỮNG SẮC ĐIỆU THI CA

GIÁO ÁN WORD BÀI 2: NHỮNG Ô CỬA NHÌN RA CUỘC SỐNG

GIÁO ÁN WORD BÀI 3: SÔNG NÚI LINH THIÊNG

GIÁO ÁN WORD BÀI 4: SỰ THẬT VÀ TRANG VIẾT

GIÁO ÁN WORD BÀI 5: TIẾNG CƯỜI TRÊN SÂN KHẤU

Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (N. Gô-gôn)
Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Tiền bạc và tình ái (Mô-li-e)
Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Đối tượng và những khó khăn của hài kịch (Mô-li-e)
Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Thực hành tiếng Việt
Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Thật và giả (Nguyễn Đình Thi)
Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Viết văn bản dưới hình thức thư trao đổi công việc
Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Tranh luận một vấn đề xã hội có những ý kiến trái ngược nhau
Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Ôn tập
Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Ôn tập cuối học kì I

GIÁO ÁN WORD BÀI 6: TRONG THẾ GIỚI CỦA GIẤC MƠ

GIÁO ÁN WORD BÀI 7: TRONG ÁNH ĐÈN THÀNH THỊ

GIÁO ÁN WORD BÀI 8: HAI TAY XÂY DỰNG MỘT SƠN HÀ

GIÁO ÁN WORD BÀI 9: KHÁM PHÁ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 1: NHỮNG SẮC ĐIỆU THI CA

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 2: NHỮNG Ô CỬA NHÌN RA CUỘC SỐNG

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 3: SÔNG NÚI LINH THIÊNG

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 4: SỰ THẬT VÀ TRANG VIẾT

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 5: TIẾNG CƯỜI TRÊN SÂN KHẤU

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 6: TRONG THẾ GIỚI CỦA GIẤC MƠ

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 7: TRONG ÁNH ĐÈN THÀNH THỊ

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 8: HAI TAY XÂY DỰNG MỘT SƠN HÀ

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 9: KHÁM PHÁ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: NHỮNG SẮC ĐIỆU THI CA

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6: TRONG THẾ GIỚI CỦA GIẤC MƠ

IV. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chat hỗ trợ
Chat ngay