Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay

Giáo án bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay sách Lịch sử 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 4: CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM 

TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

BÀI 10: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY (2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Trình bày được những nội dung chính các giai đoạn của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm, khai thác được thông tin, hình ảnh, tư liệu lịch sử về công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay.

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được những nội dung chính các giai đoạn của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Sưu tầm tư liệu về một trong những nhân vật tiêu biểu có vai trò và đóng góp nổi bật đối với công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Giới thiệu tư liệu đó với thầy cô và bạn học.

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: Trân trọng những thành tựu của đất nước trong công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay. 

  • Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm trong đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Cánh diều.

  • Tư liệu lịch sử: hình ảnh, tư liệu trích từ Văn kiện Đảng toàn tập,…

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử 12 – Cánh diều.

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về nội dung chính các giai đoạn của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. 

b. Nội dung: GV cho HS xem video “Đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì sau khi xem đoạn video?

c. Sản phẩm: Cảm nhận của HS sau khi xem đoạn video.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp xem video “Đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

https://www.youtube.com/watch?v=JsGgVSzqkMA (Từ 1p10s đến 3p17s).

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì sau khi xem đoạn video?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem đoạn video, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu cảm nhận sau khi xem đoạn video.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Việt Nam bắt đầu đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh,… Đất nước phát triển, đời sống nhân dân bình yên, hạnh phúc. Đó là những thành quả ngọt ngào mà công cuộc Đổi mới mang lại.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) đã đánh dấu một bước ngoặt rất cơ bản và có ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Từ đây, Việt Nam bước vào thời kì Đổi mới toàn diện đất nước. Vậy, công cuộc Đổi mới đất nước của Việt Nam đã trải qua những giai đoạn nào? Nội dung chính của mỗi giai đoạn là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay: Bài 10 – Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về khởi đầu công cuộc Đổi mới (1986 – 1995)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nội dung chính của công cuộc Đổi mới đất nước giai đoạn 1986 – 1995. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Tư liệu, Hình 2, mục Góc mở rộng, thông tin mục 1 SGK tr.60, 61 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày những nội dung chính của đường lối đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 1995. 

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS về nội dung chính của công cuộc Đổi mới đất nước giai đoạn 1986 – 1995. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Tư liệu, Hình 2, mục Góc mở rộng, thông tin mục 1 SGK tr.60, 61 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

“…Chúng ta không thể né tránh, kiêng kị cơ chế thị trường, vì đó là sự vận động của quy luật khách quan ngoài ý muốn của ta... Trong cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, chúng ta đã bác bỏ cơ chế thị trường, làm trái quy luật khách quan, gây ra những hậu quả nghiêm trọng kéo dài; rồi cuộc vẫn phải bị động chạy theo tính tự phát của thị trường tự do. Đó là sai lầm cần phải khắc phục”.

(Trường Chinh, Đổi mới là đòi hỏi bức thiết 

của đất nước và của thời đại

NXB Sự thật, Hà Nội, 1987, tr.39)

CHỦ ĐỀ 4: CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Hình 2. Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

KHỞI ĐẦU CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI

(1986 – 1995)

1. Bối cảnh lịch sử

- Bối cảnh thế giới nửa đầu thập niên 80 như thế nào?

………………………………………………………..

- Vì sao Việt Nam phải tiến hành công cuộc Đổi mới?

………………………………………………………..

2. Những nội dung chính của đường lối đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 1995.

1. Mục tiêu và cách thức đổi mới

- Mục tiêu đổi mới:

- Cách thức đổi mới:

2. Các lĩnh vực chủ yếu của công cuộc Đổi mới

- Kinh tế:

- Chính trị:

- Văn hóa – xã hội:

- Đối ngoại: 

 

- GV cung cấp thêm một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 

+ Theo em, vì sao công cuộc Đổi mới lại được triển khai trọng tâm trên lĩnh vực kinh tế?

+ Theo em, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công cuộc đổi mới đất nước thể hiện trên các phương diện nào?

+ Giai đoạn đầu công cuộc Đổi mới có ý nghĩa như thế nào với giai đoạn tiếp theo? 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 HS lần lượt trình bày về nội dung chính của công cuộc Đổi mới đất nước giai đoạn 1986 – 1995 theo Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện 3 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

+ Công cuộc Đổi mới lại được triển khai trọng tâm trên lĩnh vực kinh tế, bởi:

  • Đổi mới kinh tế mở đường cho kinh tế đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, trì trệ, tạo động lực cho nền kinh tế đất nước phát triển và hội nhập với kinh tế thể giới, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. 

  • Kinh tế phát triển góp phần quan trọng cho sự ổn định về mặt xã hội, là cơ sở để Đảng và nhà nước triển khai công cuộc đổi mới trên các lĩnh vực khác.

Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công cuộc đổi mới đất nước thể hiện trên các phương diện:

  • Khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới nhằm đưa Việt Nam phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

  • Đề ra nội dung của công cuộc đổi mới trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,….Trong đó, trọng tâm là đổi mới kinh tế.

  • Không ngừng bổ sung và phát triển đường lối đổi mới đất nước, đảm bảo cho công cuộc đổi mới đi đúng hướng và đạt được mục tiêu đề ra.

+ Giai đoạn khởi đầu công cuộc Đổi mới tạo cơ sở để đất nước bước vào giai đoạn tiếp theo của sự nghiệp đổi mới toàn diện hơn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1.

- GV kết luận: 

+ Đường lối đổi mới toàn diện và đồng bộ đất nước được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), tiếp tục được bổ sung tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ  VII (1991) của Đảng.

+ Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam được tiến hành toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, đổi mới kinh tế được xác định là trọng tâm và trước hết là đổi mới tư duy kinh tế; đổi mới nhưng không xa rời mục tiêu xã hội chủ nghĩa; đổi mới có hình thức, bước đi và biện pháp phù hợp, nhằm ổn định kinh tế - xã hội, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, phá bỏ thế bị bao vây, cấm vận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Khởi đầu công cuộc Đổi mới (1986 – 1995)

Kết quả Phiếu học tập số 1 về nội dung chính của công cuộc Đổi mới đất nước giai đoạn 1986 – 1995 đính kèm phía dưới Hoạt động 1. 

 

 

Tư liệu 1. Khởi đầu công cuộc Đổi mới (1986 – 1995).

1.1. Khái niệm “đổi mới kinh tế” qua các văn kiện của Đảng được hiểu là quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung, bao cấp chủ yếu dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và tập thể sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là bước chuyển từ nền kinh tế cơ bản là “khép kín” sang nền kinh tế “mở đối với khu vực và thế giới, kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và từng bước đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

(Theo Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị trong quá trình 

đổi mới ở Việt Nam, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 30/9/2015)

     1.2. “Thực chất và mục tiêu của đổi mới hệ thống chính trị là thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Cơ chế vận hành của hệ thống chính trị ở nước ta là: “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ; chú trọng phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,...”.

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo tổng kết một số vấn đề lí luận - thực tiễn qua

30 năm đổi mới (1986 - 2016), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015, trang 140)

CHỦ ĐỀ 4: CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
CHỦ ĐỀ 4: CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
CHỦ ĐỀ 4: CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Video: Đại hội Đảng lần thứ VI - Quyết tâm đổi mới.

https://www.youtube.com/watch?v=enZg2jqhukc

Video: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng – Mở ra thời kỳ đổi mới đất nước.

https://www.youtube.com/watch?v=xFHawdU99KQ&t=133s

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

KHỞI ĐẦU CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1986 – 1995)

1. Bối cảnh lịch sử

- Bối cảnh thế giới nửa đầu thập niên 80 như thế nào? 

+ Cách mạng khoa học – kĩ thuật tác động mạnh mẽ.

+ Cải cách, cải tổ và đổi mới là xu thế chung của thời đại. 

+ Quan hệ quốc tế chuyển từ xu hướng đối đầu sang xu thế đối thoại.

- Vì sao Việt Nam phải tiến hành công cuộc Đổi mới?

Kinh tế - xã hội trong tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng (Nguyên nhân: sai lầm trong chủ trương, đường lối xây dựng CNXH; sai lầm trong cơ chế, chính sách kinh tế). 

→ Yêu cầu khách quan đặt ra:

+ Đổi mới để sửa chữa, khắc phục sai lầm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, tiếp tục phát triển.

+ Thích ứng với những thay đổi của tình hình thế giới.

2. Những nội dung chính của đường lối đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 1995.

1. Mục tiêu và cách thức đổi mới

- Mục tiêu đổi mới: Đổi mới toàn diện đất nước, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.

- Cách thức đổi mới: 

+ Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội:

  • Không thay đổi mục tiêu XHCN. 

  • Làm cho mục tiêu XHCN được thực hiện có hiệu quả: quan niệm đúng đắn, hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

+ Đổi mới toàn diện và đồng bộ từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hoá. 

  • Đổi mới kinh tế gắn với đổi mới chính trị.

  • Trọng tâm là đổi mới kinh tế.

2. Các lĩnh vực chủ yếu của công cuộc Đổi mới

- Kinh tế:

+ Đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trưởng có sự quản lí của Nhà nước.

+ Đổi mới cơ cấu kinh tế, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.

+ Điều chỉnh cơ cầu đầu tư.

+ Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.

- Chính trị:

+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

+ Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

+ Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng.

- Văn hóa – xã hội: 

+ Phát huy yếu tố con người..

+ Lấy việc phục vụ con người là mục đích cao nhất.

- Đối ngoại: 

+ Mở rộng quan hệ với tất cả các nước.

+ Không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình.

 

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế (1996 – 2006)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nội dung chính của công cuộc Đổi mới đất nước giai đoạn 1996 – 2006.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Tư liệu, mục Em có biết, mục Góc mở rộng, thông tin mục 2 SGK tr.62, 63 và trả lời câu hỏi: Trình bày những nội dung chính của đường lối đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1996 – 2006.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nội dung chính của công cuộc Đổi mới đất nước giai đoạn 1996 – 2006.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu SGK tr.62 và trả lời câu hỏi: Nêu bối cảnh lịch sử của công cuộc Đổi mới giai đoạn 1996 – 2000.

“Nhìn chung, sóng gió tài chính châu Á có ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của Việt Nam, nhưng không gây tác hại đáng kể tới tính ổn định của thị trường tài chính... Những nhân tố gây ra bất ổn nằm chính ngay trong nền kinh tế. Hiệu quả thấp và sử dụng sai mục đích các nguồn lực tài chính hữu hạn mới là những vấn đề Việt Nam cần tập trung giải quyết”.

(Phạm Minh Chính, Vương Quân Hoàng,

 Kinh tế Việt Nam thăng trầm và đột phá,  

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2009. tr.473)

- GV tiếp tuc dẫn dắt kết hợp trình chiếu hình ảnh: Đứng trước yêu cầu phát triển đất nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) và lần thứ IX (2001) của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

CHỦ ĐỀ 4: CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc

 lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (T6/1996)

CHỦ ĐỀ 4: CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Ðảng 

diễn ra từ ngày 19 đến 22/4/2001 tại Hà Nội

- GV cho HS hiểu về các khái niệm:

+ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo quan niệm hiện đại mà Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là: quá trình chuyển đổi một cách cơ bản và toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

+ Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là: xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất, kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh.

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác thông tin mục 2 SGK tr.62 và trả lời câu hỏi: Trình bày những nội dung chính của đường lối đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1996 – 2006.

- GV cung cấp thêm một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

- GV hướng dẫn HS khai thác Hình 3, mục Em có biết, mục Góc mở rộng SGK tr.62.63 để tìm hiểu thêm về Nhà máy Thủy điện Sơn La và nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc Đổi mới giai đoạn 1996 – 2006.

=CHỦ ĐỀ 4: CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Hình 3. Cụm công trình đầu mối Thủy điện Sơn La

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi: 

+ Nêu nhận xét về nội dung đường lối đổi mới giai đoạn 1996 – 2006.

+ Theo em, công cuộc Đổi mới giai đoạn 1996 – 2006 có ý nghĩa như thế nào đối với giai đoạn tiếp theo?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

………………………

2. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế (1996 – 2006)

- Trọng tâm là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá: 

+ Coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

+ Gắn việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với phát triển kinh tế tri thức.

- Về kinh tế:

 + Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. + Gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

- Về chính trị:

+ Đổi mới hệ thống chính trị, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

+ Củng cố quốc phòng. an ninh.

- Về văn hóa – xã hội:

+ Phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

+ Phát triển giáo dục, y tế, và giải quyết vấn đề xã hội.

- Về ngoại giao:

+ Đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế.

+ Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

 ------------------------------

---------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 0011004299154 - Chu Văn Trí - Ngân hàng Vietcombank
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: ASEAN NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC...

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN -HIỆN ĐẠI

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: ASEAN NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC...

 

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ 12 CÁNH DIỀU 

Chat hỗ trợ
Chat ngay