Giáo án Tiếng Việt 2 kết nối Bài 24: Chiếc rễ đa tròn
Giáo án Bài 24: Chiếc rễ đa tròn sách Tiếng Việt 2 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 2 KNTT. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: =>
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 2 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 24: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN (6 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Đọc đúng, rõ ràng câu chuyện Chiếc rễ đa tròn; biết phân biệt giọng người kể chuyện và giọng của các nhân vật (Bác Hồ, chú cần vụ); tốc độ đọc khoảng 60 - 65 tiếng/ phút.
Qua bài đọc và hình ảnh minh hoa, hiểu được vì sao Bác Hồ cho trồng chiếc rễ đa tròn, hiểu được tình yêu thương Bác dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng.
Nghe - viết đúng chính tả một đoạn ngắn trong bài Chiếc rễ đa tròn; làm đúng các bài tập chính tả về viết hoa tên người, phân biệt iu/iu, im/ iêm.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Phát triển vốn từ về Bác Hồ và nhân dân; viết được đoạn văn kể lại một việc Bác Hồ đã làm trong câu chuyện Chiếc rễ đa tròn.
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng tình cảm, sự kính yêu đối với Bác Hồ.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
Giáo án.
Băng nhạc bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng của nhạc sĩ Phong Nhã.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
SGK.
Vở Tập viết 2 tập hai.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | |
TIẾT 1 - 2: ĐỌC | ||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV mở bằng nhạc, cho HS nghe bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài hát nói về những ai ? Em còn biết những bài hát nào nữa nói về Bác Hồ? - GV đặt vấn đề: Trong muôn vàn tình thương yêu của Bác Hồ dành cho “mọi kiếp người”, có một tình yêu bao la, đặc biệt dành cho thiếu niên, nhi đồng. Hình ảnh Bác bón cơm cho các em nhỏ, hình ảnh Người gần gũi bên các cháu vui Tết Trung thu giản dị mà đầm ấm yêu thương. Tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của Người qua những bức thư, lời dạy, bài viết gửi đến thiếu niên, nhi đồng cả nước nhân dịp Tết Thiếu nhi, Ngày khai trường, Tết trung thu,…mãi mãi khắc sâu, trở thành tài sản vô giá đối với các thế hệ măng non Việt Nam. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay - Bài 24: Chiếc rễ đa tròn để thấy được tình cảm bao la mà Bác Hồ dành cho thiếu niên nhi đồng. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đọc văn bản Chiếc rễ đa tròn trang 104, 105 sgk, đọc đúng giọng các nhân vật; ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. b. Cách thức tiến hành: ![]() - GV yêu cầu HS quan sát tranh phần Đọc sgk trang 104 và trả lời câu hỏi: Các bạn nhỏ đang làm gì? Em hãy đoán xem các bạn đang ở đâu?
- GV giới thiệu nội dung bài đọc: Bài đọc nói về việc vì sao Bác Hồ cho trồng chiếc rễ cây đa thành hình tròn và tình cảm của Bác Hồ đối với các cháu thiếu niên, nhi đồng. - GV đọc mẫu toàn bài: + Đọc đúng giọng các nhân vật: giọng người kể trung tính; giọng Bác Hồ ấm áp, tình cảm; giọng chú cần vụ nhẹ nhàng, lễ phép. + Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. - GV hướng dẫn HS: + Đọc từ ngữ khó: ngoằn ngoèo, cuốn, cuộn, chiếc rễ. + Đọc những câu dài (ví dụ: Một sớm hôm ấy,/ như thường lệ,/ Bác Hồ đi dạo trong vườn). - GV mời 1HS đọc chú giải phần Từ ngữ sgk trang 105 để hiểu nghĩa những từ khó.
- GV mời 3 HS đọc văn bản: + HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “mọc tiếp nhé”. + HS2 (Đoạn 2): tiếp theo đến “chú sẽ biết”. + HS3 (Đoạn 3): đoạn còn lại. - GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - GV mời đại diện 1-2HS đứng dậy đọc lại toàn bài. - GV đọc lại toàn văn bản một lần nữa. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến văn bản Chiếc rễ đa tròn vừa đọc. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc Chiếc rễ đa tròn một lần nữa để chuẩn bị trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1: Câu 1: Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác đã bảo chú cần vụ làm gì? + GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc lại đoạn 1 để tìm câu trả lời. + GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2: Câu 2: Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào? + GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. HS quan sát tranh Bác Hồ đang hướng dẫn chú cần vụ cuộn tròn chiếc rễ đa, xem lại đoạn 2 để tìm câu trả lời. + GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3: Câu 3: Vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa như vậy? + GV yêu cầu HS làm việc nhóm, xem lại đoạn 3 để tìm câu trả lời. + GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 4: Câu 4: Qua bài đọc, em thấy tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi như thế nào? + GV yêu cầu HS làm việc cá nhân. Từ đáp án cho câu hỏi Vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa như vậy, HS suy nghĩ để tìm ra câu trả lời về tình cảm của Bác Hồ với thiêu nhi. + GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. + GV lưu ý HS rằng đây chính là ý nghĩa của bài đọc, giúp các em hiểu được tình yêu thương của Bác Hồ dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc lại văn bản Chiếc rễ đa tròn, đọc đúng giọng các nhân vật; ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc diễn cảm toàn văn bản Chiếc rễ đa tròn. - GV đọc lại toàn văn bản một lần nữa. Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trả lời các câu hỏi trong sgk trang theo văn bản Chiếc rễ đa tròn. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1: Câu 1: Chọn từ (cuốn, vùi, xới, trồng) phù hợp với mỗi chỗ trống: a. Chú (...) rễ này lại rồi (...) cho nó mọc tiếp nhé. b. Chú cần vụ (...) đất, (...) chiếc rễ xuống. + GV minh họa bằng hành động cho HS hiểu nghĩa của từ cuốn, vùi, xới, trồng. + GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, xem lại đoạn 1, đoạn 2 để trả lời. + GV mời đại diện 2-3 HS nhóm lên bảng trình bày. - GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2: Câu 2: Tìm trong bài câu có dùng dấu chấm than. Câu đó dùng để làm gì? (Chọn ý đúng)
+ GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm. Xem lại đoạn 1 để tìm câu có dấu chấm than, thảo luận câu đó dùng để làm gì. + GV mời 2-3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời.
|
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: + Bài hát nói về Bác Hồ và các cháu thiên niên nhi đồng. + Những bài hát nói về Bác Hồ: Em mơ gặp Bác Hồ, Bác Hồ người cho em tất cả, Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác, Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng.
- HS trả lời: Các bạn trong tranh đang chui qua gốc cây đa. Đây là cây đa Bác Hồ trồng trong vườn nơi Bác sống.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chú ý lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn, đọc theo.
- HS đọc chú giải: + Ngoằn ngoèo: uốn lượn theo nhiều hướng khác nhau. + Tần ngần: đang mải suy nghĩ, cân nhắc chưa biết nên làm gì hayquyết định thế nào. + Cần vụ: người làm công việc chăm sóc Bác Hồ. - HS đọc bài theo sự phân công của GV. - HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS đọc thầm.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời: Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác đã bảo chú cần vụ cuốn chiếc rễ lại rồi đem trồng cho nó mọc tiếp.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời:Bác hướng dẫn chú cần vụ cần vụ cuộn chiếc rễ đa thành một vòng tròn, buộc nó tựa vào hai cái cọc, rồi vui hai đầu rễ xuống đất.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời: Bác cho trồng chiếc rễ đa như vậy để nó mọc thành cây đa có vòng lá tròn, các em thiếu nhi có thể chui qua chui lại vòng lá ấy khi vào thăm vườn Bác.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời: Qua bài đọc, em thấy Bác rất yêu thương các cháu thiếu niên, nhi đồng.
- HS đứng dậy đọc theo yêu cầu GV. Các HS khác trong lớp theo dõi, lắng nghe. - HS đọc thầm theo.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời: a. Chú cuốn chiếc rễ này lại rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé! b. Chú cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ xuống.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời: + Câu có dùng dấu chấm than: Chú cuốn chiếc rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé? + Câu đó dùng để nêu yêu cầu, đề nghị. | |
TIẾT 3: VIẾT | ||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Chiếc rễ đa tròn (tiết 3). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nghe – viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nghe GV đọc đoạn chính tả trong văn bản Chiếc rễ đa tròn, viết bài chính tả vào vở Tập viết. b. Cách thức tiến hành: - GV đọc thành tiếng đoạn văn trong bài Chiếc rễ đa tròn (từ Nhiều năm sau đến hình tròn như thế). - GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết: + Vị trí của dấu câu: 3 dấu phẩy và 3 dấu chấm. + Viết hoa chữ Bác, chữ cái đầu câu (Nhiều, Thiếu, Lúc). + Chữ dễ viết sai chính tả: vườn, chiếc rễ, vòng, chui, hình tròn. - GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. - GV đọc từng câu cho HS viết: Nhiều năm sau,/ chiếc rễ đã lớn/ và thành cây đa con/ có vòng lá tròn.// Thiếu nhi/ vào thăm vườn Bác,/ em nào cũng thích/ chơi trò/ chui qua chui lại/ vòng lá ấy.// Lúc đó,/ mọi người mới hiểu/ vì sao/ Bác cho trông/ chiếc rễ đa/ thành hình tròn như thế. - GV đọc lại một lần. - GV kiểm tra và chữa nhanh 1 số bài của HS. Hoạt động 2: Viết vào vở tên của 2 nhân vật được nói đến trong chủ điểm con người Việt Nam a. Mục tiêu: HS lưu ý về quy tắc viết hoa tên người, xác định tên của 2 nhân vật được nói đến trong chủ điểm Con người Việt Nam, viết tên ra giấy nháp, viết kết quả của nhóm lên bảng lớp. b. Cách thức tiến hành: - GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi: Viết vào vở tên của 2 nhân vật được nói đến trong chủ điểm con người Việt Nam. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: + Quy tắc viết hoa tên người: Viết hoa các chữ cái đầu của họ, tên đệm và tên gọi. + Xác định tên của 2 nhân vật được nói đến trong chủ điểm Con người Việt Nam, viết tên ra giấy nháp. - GV yêu cầu 2 - 3 HS viết kết quả của nhóm lên bảng lớp. Các HS khác nhận xét, góp ý.
- GV yêu cầu HS viết vào vở. - GV nhận xét nhanh một số bài, động viên, khen ngợi những em viết tiến bộ. Hoạt động 3: Chọn a hoặc b a. Mục tiêu: HS chọn bài tập a hoặc b tùy theo phương ngữ từng vùng miền, trả lời các câu hỏi trong bài tập. b. Cách thức tiến hành: Bài a: - GV mời 1HS đọc yêu cầu câu hỏi: Tìm từ ngữ có chứa tiếng iu hoặc ưu. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: + Quan sát tranh minh họa bài tập, nói tên sự vật trong tranh, thảo luận để tìm từ ngữ có tiếng chứa vần iu hoặc ưu phù hợp với tranh, viết kết quả vào giấy nháp. - GV gọi 2 - 3 HS lên bảng trình bày kết quả trên bảng phụ. - GV nhận xét, đánh giá. Bài b: ![]() - GV mời 1HS đọc yêu cầu câu hỏi: Chọn im hoặc iêm thay cho ô vuông.
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: Chọn im hoặc iêm thay cho ô vuông để tìm được tiếng thích hợp, có nghĩa. - GV gọi 2 - 3 HS lên bảng trình bày kết quả trên bảng phụ. - GV nhận xét, đánh giá. |
- HS lắng nghe đoạn văn, đọc nhẩm. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chuẩn bị viết bài.
- HS viết bài.
- HS soát lại bài của mình.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời: Tên của 2 nhân vật được nói đến trong chủ điểm con người Việt Nam: Mai An Tiêm, Trần Quốc Toản. - HS viết bài. Đổi vở cho nhau để soát lỗi.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời: xe cứu thương, xe cấp cứu, con cừu, cái địu.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời: đàn chim, quả hồng xiêm, đứng nghiêm, màu tím. |
------------------------------
----------------- Còn tiếp ------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 2 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án word lớp 2 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm 2 sách kết nối tri thức
Giáo án tự nhiên và xã hội 2 sách kết nối tri thức
Giáo án Tiếng anh 2 sách kết nối tri thức
Giáo án đạo đức 2 sách kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 2 sách kết nối tri thức
Giáo án Toán 2 sách kết nối tri thức
Giáo án tiếng việt 2 sách kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 2 sách kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Đạo đức 2 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Hoạt động trải nghiệm 2 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Tự nhiên và xã hội 2 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Toán 2 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Tiếng việt 2 Kết nối tri thức