Giáo án Tiếng Việt 2 kết nối Bài 7: Hạt thóc
Giáo án Bài 7: Hạt thóc sách Tiếng Việt 2 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 2 KNTT. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: =>
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 2 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 7: HẠT THÓC (4 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Đọc đúng các từ ngữ khó, đọc rõ ràng bài thơ Hạt thóc với tốc độ đọc phù hợp; biết ngắt hơi phù hợp với nhịp thơ; hiểu và tìm được những câu thơ nói về cuộc đời đầy gian truân, vất vả của hạt thóc và sự quý giá của hạt thóc đối với con người; hiểu và tìm được từ ngữ cho thấy đây là bài thơ tự sự hạt thóc tự kể chuyện về cuộc đời mình.
Biết viết chữ viết hoa T cỡ vừa và cỡ nhỏ; viết câu ứng dụng Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
Nghe hiểu câu chuyện Sự tích cây khoai lang; kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh (không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện theo lời cô kể).
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (trí tưởng tượng về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên).
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, cây cỏ.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
Giáo án.
Tranh ảnh về hạt thóc ở các không gian khác nhau như: sân phơi, trên cánh đồng,...
Mẫu chữ viết hoa T cỡ vừa và cỡ nhỏ, vở Tập viết 2 tập hai.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
SGK.
Vở Tập viết 2 tập hai.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 - 2: ĐỌC | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, giải cấu đố trong phần Khởi động sgk: Giải câu đố Hạt gì nho nhỏ Trong trắng ngoài vàng Xay, giã, giần, sàng Nấu thành cơm dẻo (Là hạt gì?) - GV dẫn dắt vấn đề: Các em đã nhìn thấy hạt thóc bao giờ chưa? Hạt thóc có màu gì, được trồng ở đâu, dùng để làm gì? Chúng ta sẽ có những bạn trả lời được hết những câu hỏi này, cũng có những bạn chưa trả lời được hết. Để tìm hiểu về hạt thóc và cuộc đời của hạt thóc, chúng ta sẽ cùng nghe hạt thóc kể về cuộc đời của mình trong bài học ngày hôm nay – Bài 7: Hạt thóc. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đọc văn bản Hạt thóc trang 29,30 sgk với giọng đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát tranh trong bài đọc 1 lần:
- GV đọc mẫu toàn bài thơ. Giọng đọc thể hiện được sự tự tin của hạt thóc khi kể về cuộc đời mình. Chú ý ngắt giọng, nhãn giọng đúng chỗ. - GV nêu một số từ ngữ có thể khó phát âm để HS luyện đọc như bão đông, ánh nắng sớm, giọt sương mái, bão lũ... - GV mời 4 HS đọc nối tiếp từng khổ (mỗi HS đọc một khổ. - GV yêu cầu HS đọc phần chú giải trong mục Từ ngữ. - GV hướng dẫn HS luyện đọc theo nhóm: HS đọc nối tiếp các khổ thơ trong cặp. - GV gọi 1 HS đứng dậy đọc toàn bài thơ. - GV đọc toàn bài thơ một lần nữa. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến văn bản Hạt thóc vừa đọc. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc lại văn bản Hạt thóc một lần nữa để chuẩn bị trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc vừa đọc. - GV mời 1HS đọc yêu cầu câu 1: Câu 1: Hạt thóc được sinh ra ở đâu? + GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm. Từng HS trong nhóm nói về nguồn gốc được sinh ra của hạt thóc. Sau đó cả nhóm thống nhất câu trả lời. + GV yêu cầu 1-2 nhóm trình bày kết quả trước lớp. - GV mời 1HS đọc yêu cầu câu 2: Câu 2: Những câu thơ nào cho thấy hạt thóc trải qua nhiều khó khăn? + GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm. Từng HS trong nhóm nói những câu thơ cho thấy hạt thóc trải qua nhiều khó khăn Sau đó cả nhóm thống nhất câu trả lời. + GV yêu cầu 1-2 nhóm trình bày kết quả trước lớp. - GV mời 1HS đọc yêu cầu câu 3: Câu 3: Hạt thóc quý giá như thế nào với con người? + GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm. Từng HS trong nhóm nói ý kiến của mình. Sau đó cả nhóm thống nhất câu trả lời. + GV yêu cầu 1-3 nhóm trình bày kết quả trước lớp. - GV mời 1HS đọc yêu cầu câu 4: Câu 4: Em thích nhất câu thơ nào? Vì sao? + GV hướng dẫn HS luyện tập theo cặp có sử dụng phiếu BT. Từng HS viết kết quả BT trên phiếu BT. + GV yêu cầu 2-3 cặp trình bày kết quả trước lớp. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc lại văn bản Hạt thóc với giọng đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng. b. Cách thức tiến hành: - GV mời 1-2 HS xung phong đứng dậy đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ Hạt thóc. - GV đọc lại toàn bài thơ một lần nữa. Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trả lời các câu hỏi trong sgk trang 32 theo bài thơ Hạt thóc. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1: Câu 1: Từ nào trong bài thơ cho thấy hạt thóc tự kể chuyện về mình? + GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm. Từng HS trong nhóm nói ý kiến của mình. Sau đó nhóm thống nhất câu trả lời. +GV mời 1-2 nhóm báo cáo kết quả trước lớp. - GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2: Câu 2: Đóng vai hạt thóc, tự giới thiệu về mình. + GV gọi 1 - 2 HS làm mẫu theo các gợi ý trong SHS. + GV lưu ý HS sử dụng từ “tôi; “tớ”, “mình” khi giới thiệu.
|
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: Hạt thóc
- HS quan sát tranh.
- HS chú ý lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc từ khó, đọc nhẩm.
- HS đọc bài. - HS đọc mục Từ ngữ khó: thiên tai là những hiện tượng thiên nhiên gây tác động xâu như bão lũ, hạn hán, động đất. - HS đọc theo hướng dẫn của GV, HS góp ý cho nhau. - HS chú ý lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.
- HS đọc thầm.
- HS trả lời: Hạt thóc được sinh ra trên cánh đồng.
- HS trả lời: Những câu thơ cho thấy hạt thóc trải qua nhiều khó khăn là: Tôi sống qua bão lũ/ Tôi chịu nhiều thiên tai.
- HS trả lời: Hạt thóc quý giá đối với con người ở chỗ nó nuôi sống con người.
- HS trả lời: Đây là câu hỏi có đáp án mở, HS được quyền lựa chọn hình ảnh mình thích, chỉ cần giải thích được lí do hợp lí.
- HS đọc bài, các HS khác đọc thầm. - HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS trả lời: Từ trong bài đọc cho thấy hạt thóc tự kể chuyện về mình là từ “tôï'.
- HS trả lời: Tôi là hạt thóc nhỏ. Tôi được sinh ra trên cánh đồng lúa vàng ươm. Tôi trải qua biết bao nắng mưa, sương giõ, bão lũ để nảy nở. Dẫu tôi mong manh, gầy guộc và nhỏ bé nhưng con người vẫn rất yêu quý và trân trọng tôi. Vì tôi đã nuôi sống con người hàng ngày. |
TIẾT 3: VIẾT | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Hạt thóc (tiết 3). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Viết chữ hoa a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết quy trình viết chữ T theo đúng mẫu GV giới thiệu, hướng dẫn; viết chữ T hoa vào vở bảng con, vở Tập viết 2 tập hai; soát lỗi cho nhau. b. Cách thức tiến hành: - GV hướng dẫn HS quan sát chữ viết hoa T: cỡ vừa cao 5 li; cỡ nhỏ cao 2,5 li; gồm 3 nét cơ bản: cong trái (nhỏ), lượn ngang (ngắn) và cong trái (to) nối liền nhau tạo vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ. - GV viết mẫu chữ viết hoa T và nêu quy trình viết: Đặt bút giữa đường kẻ 4 và đường kẻ 5, viết nét cong trái (nhỏ) nối liền với nét lượn ngang từ trái sang phải, sau đó lượn trở lại viết tiếp nét cong trái (to) cắt nét lượn ngang và cong trái (nhỏ), tạo vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ, phần cuối nét cong lượn vào trong (giống chữ hoa C), dừng bút trên đường kẻ 2. - GV yêu cầu HS viết chữ hoa T trên bảng con. - HS viết chữ viết hoa T cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở Tập viết 2 tập hai. - GV kiểm tra vở Tập viết của HS, nhận xét và chấm nhanh 1 số bài. Hoạt động 2: Viết câu ứng dụng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát và phân tích câu ứng dụng Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ; HS viết câu ứng dụng vào vở Tập viết. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu 1 HS đọc câu ứng dụng: Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. - GV hướng dẫn giải thích ý nghĩa của câu ứng dụng: muốn có cái ăn thì phải lao động chăm chỉ. - GV viết mẫu câu ứng dụng lên bảng lớp. - GV yêu cầu HS quan sát câu ứng dụng và trả lời câu hỏi: Câu 1: Câu ứng dụng có mấy tiếng? Câu 2: Trong câu ứng dụng, có chữ nào phải viết hoa? - GV hướng dẫn HS cách viết chữ T đầu câu; Cách nối chữ T với chữ: từ điểm cuối của chữ T nhấc bút lên viết chữ a. Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. Mỗi chữ trong câu cách nhau 1 ô li. - GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở tập viết. |
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát GV viết chữ T trên bảng lớp.
- HS thực hành viết chữ T vào bảng con. - HS thực hành viết chữ T vào vở Tập viết. - HS theo dõi GV chữa bài, soát lỗi của mình.
- HS đọc câu ứng dụng Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát GV viết câu ứng dụng trên bảng lớp. - HS trả lời: Câu 1: Câu ứng dụng có 8 tiếng. Câu 2: Trong câu ứng dụng có chữ Tay phải viết hoa.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS viết câu ứng dụng vào vở tập viết. |
------------------------------
----------------- Còn tiếp ------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 2 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án word lớp 2 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm 2 sách kết nối tri thức
Giáo án tự nhiên và xã hội 2 sách kết nối tri thức
Giáo án Tiếng anh 2 sách kết nối tri thức
Giáo án đạo đức 2 sách kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 2 sách kết nối tri thức
Giáo án Toán 2 sách kết nối tri thức
Giáo án tiếng việt 2 sách kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 2 sách kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Đạo đức 2 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Hoạt động trải nghiệm 2 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Tự nhiên và xã hội 2 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Toán 2 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Tiếng việt 2 Kết nối tri thức