Giáo án Tiếng Việt 2 kết nối Bài 26: Trên các miền đất nước
Giáo án Bài 26: Trên các miền đất nước sách Tiếng Việt 2 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 2 KNTT. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: =>
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 2 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 26: TRÊN CÁC MIỀN ĐẤT NƯỚC (6 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Đọc đúng, rõ ràng một văn bản ngắn có yếu tố biểu cảm và yếu tố thông tin đan xen; sử dụng ngữ điệu đọc phù hợp với những đoạn văn bản là văn xuôi và đoạn văn bản là thơ; làm quen với ca dao. Biết được một số địa danh tiêu biểu ở 3 miền đất nước được nhắc đến trong các bài ca dao và tranh minh họa.
Biết viết chính tả theo hình thức nghe - viết; viết được một đoạn văn 4 - 5 câu giới thiệu một đồ vật được làm từ tre hoặc gỗ.
Biết chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc liên quan đến các vùng miền trên quê hương, đất nước mình.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Phát triển vốn từ về sản phẩm truyền thống của đất nước (phở, nón lá, tò he, áo dài); ôn kiểu câu giới thiệu.
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, thêm yêu văn hoá (phong tục tập quán) Việt Nam.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
Giáo án.
Tranh ảnh đẹp của đất nước và một số sản vật nổi tiếng ở các vùng miền.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
SGK.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 - 2: ĐỌC | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu cho HS 3 bức tranh minh họa:
+ Tranh 1: Ruộng bậc thang ở Sa Pa. + Tranh 2: Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh. + Tranh 3: Cầu Thê Húc, Đền Ngọc Sơn ở Hà Nội. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: Em đã đến thắm ba nơi này chưa? Em đã từng đến thăm những vùng miền nào của đất nước mình? - GV đặt vấn đề: Các em hãy tưởng tượng cả lớp sẽ đi chung một chuyến tàu, chuyến tàu này sẽ đưa mọi người đi từ Bắc vào Nam, dừng chân ở những cảnh đẹp nổi tiếng của đất nước. Hành trình sẽ bắt đầu từ miền Bắc, rồi đến miền Trung và cuối cùng là miền Nam. Đồng hành cùng chúng ta sẽ là các câu ca dao ghi lại cảnh đẹp non sông, đất nước. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những câu da dao về cảnh đẹp non sông, đất nước trong bài học ngày hôm nay – Bài 26: Trên các miền đất nước. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: HS quan sát tranh minh họa, nêu nội dung tranh; HS nghe GV đọc mẫu toàn bài Đất nước chúng mình, luyện đọc và hiểu nghĩa ngữ khó, đọc theo đoạn; luyện đọc theo nhóm. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoa trong bài đọc và nêu nội dung tranh. - GV đọc mẫu toàn văn bản. Chú ý đọc với ngữ điệu hào hứng, giống lời mời gọi lên đường. Khi đọc phần ca dao chuyển sang ngữ điệu nhẹ nhàng, tha thiết. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. - GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ khó phát âm do ảnh hưởng của phát âm địa phương: đi ngược về xuôi, quanh quanh,... - GV mời 3 HS đọc nối tiếp bài đọc: + HS1(đoạn 1): từ đầu đến “câu ca dao”. + HS2 (đoạn 2): tiếp theo đến “lóng lánh cá tôm”. + HS3 (đoạn 3): đoạn còn lại. - GV yêu cầu HS đọc phần chú giải từ ngữ sgk trang 114 để hiểu nghĩa của một số từ ngữ khó.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. HS đọc nối tiếp 3 đoạn theo cặp (như 3HS đã đọc mẫu trước lớp) và góp ý cho nhau. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS đọc thầm lại bài đọc Trên các miền đất nước; trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập sgk trang 114. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài Trên các miền đất nước; một lần nữa để chuẩn bị trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1: Câu 1: Tìm các câu thơ nói về: a. Xứ nghệ. b. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương. c. Đồng tháp Mười. + GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: HS đọc câu hỏi trong nhóm, cùng nhau trao đổi và tìm câu trả lời trong đoạn 1,2,3 của bài đọc . + GV mời đại diện 1-2 HS trình bày kết quả. + GV nhận xét, đánh giá.
- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2: Câu 2: Ngày Giỗ Tổ là ngày nào? + GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm: HS đọc đoạn 2 để tìm câu trả lời. Cả nhóm thống nhất đáp án. + GV mời đại diện 1-2 HS trình bày kết quả. + GV nhận xét, đánh giá. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3: Câu 3: Tìm từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của xứ Nghệ. + GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm: HS đọc đoạn 2 để tìm câu trả lời. Cả nhóm thống nhất đáp án. + GV mời đại diện 1-2 HS trình bày kết quả. + GV nhận xét, đánh giá. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 4: Câu 4: Chọn ý giải thích đúng cho mỗi câu sau: + GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm, đọc từng lựa chọn a và b để tìm được câu trả lời phù hợp. + GV mời đại diện 3-4 HS trình bày kết quả. + GV nhận xét, đánh giá.
- GV hướng dẫn học thuộc lòng các câu ca dao trong bài. + GV mời đại diện một số HS nói các câu ca dao đã học thuộc. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: HS luyện đọc, đọc toàn bài Trên các miền đất nước, cả lớp đọc thầm theo. b. Cách thức tiến hành: - GV hướng dẫn HS luyện đọc theo cặp (3 đoạn theo phân chia trong bài đọc). - GV mời 1-2 HS xung phong đọc toàn bài. - GV đọc lại toàn văn bản một lần nữa. Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc Trên các miền đất nước. b. Cách thức tiến hành: - GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1: Câu 1: Tìm những tên riêng được nhắc đến trong bài. + GV hướng dẫn HS: HS xem lại văn bản và tìm tên riêng (tên người, tên địa lí, tên vùng miền, tên tỉnh,...). Quy tắc chữ cái đầu của mỗi âm tiết trong tên riêng phải viết hoa. + GV mời đại diện 3-4 HS trình bày kết quả. + GV nhận xét, đánh giá. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2: Câu 2: Các câu ở cột A thuộc kiểu câu nào ở cột B: + GV lưu ý cho HS: Câu có từ ngữ chỉ đặc điểm là kiểu câu nêu đặc điểm;; Câu có từ ngữ chỉ hoạt động là kiểu câu nêu hoạt động. + GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: HS trong nhóm đọc nội dung của từng dòng trong từng cột, tìm câu ở cột A phù hợp với kiểu câu ở cột B. + GV mời đại diện 3-4 HS trình bày kết quả. + GV nhận xét, đánh giá.
|
- HS quan sát tranh, tiếp thu.
- HS trả lời tự do theo trải nghiệm của cá nhân.
- HS trả lời: + Ảnh Đền Hùng ở tỉnh Phú Thọ. + Ảnh một con đường ở tỉnh Nghệ An và tranh Đồng Tháp Mười ở tỉnh Đồng Tháp.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc từ khó.
- HS đọc bài.
- HS đọc chú giải từ ngữ: + Ca dao: thơ do nhân dân sáng tác, được truyền miệng. + Tranh hoạ đồ: tranh vẽ cảnh vật, sông núi. + Đồng Tháp Muời: tên vùng đất trũng rộng lớn ở miền Nam. - HS luyện đọc.
- HS đọc thầm.
- HS đọc yêu cầu câu hỏi 1.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời: + Các câu thơ nói về xứ Nghệ: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh hoa đồ. + Các câu thơ nói về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba. + Các câu thơ nói về Đồng Tháp Mười: Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh/ Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời: Ngày giỗ tổ là ngày mùng Mười tháng Ba.
- HS đọc yêu cầu câu hỏi 3.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời: Từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của xứ Nghệ: non xanh nước biếc, tranh họa đồ. - HS đọc yêu cầu câu hỏi 4.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời: + Đồng tháp Mười cò bay thẳng cánh: Đồng tháp Mười rộng mênh mông. + Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm: Đồng tháp Mười nhiều tôm cá.
- HS đọc bài.
- HS luyện đọc. - HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS lắng nghem đọc thầm theo.
- HS đọc yêu cầu cầu câu hỏi 1.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời: Những tên riêng được nhắc đến trong bài là Việt Nam, Phú Thọ, (miền) Bắc, Vua Hùng, (miền) Trung, Nghệ, Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Tháp Mười, Nam.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời: + Câu Đất nước mình thật tươi đẹp là câu nêu đặc điểm. + Câu Đồng Tháp Mười là tên vùng đất ở miễn Nam là câu giới thiệu. + Câu Chúng ta cùng đi thăm ba miền đất nước là câu nêu hoạt động. |
TIẾT 3: VIẾT | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Trên các miền đất nước (tiết 3). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nghe – viết a. Mục tiêu: HS nghe GV đọc bài ca dao, đọc lại bài cao trước lớp; HS nghe GV hướng dẫn quy trình viết, HS viết vào vở đoạn ca dao, soát lỗi trong bài viết. b. Cách thức tiến hành: - GV nêu yêu cầu nghe - viết các câu ca dao trong bài Trên các miền đất nước. - GV đọc một lần bài nghe - viết cho HS nghe. - GV mời 1 - 2 HS đọc lại trước lớp. - GV hướng dẫn HS: + Quan sát cách trình bày các câu thơ lục bát và thơ 7 chữ. + Viết hoa tên riêng (Nghệ, Đồng Tháp Mười, Tháp Mười), viết hoa từ ngữ được nhấn mạnh, thể hiện sự trân trọng (Giỗ Tổ), ngày tháng (mùng Mười, tháng Ba). + Lưu ý những tiếng khó hoặc những tiếng dễ viết sai như quanh quanh, hoạ đồ, lóng lánh..... - GV đọc tên bài, đọc từng dòng thơ cho HS viết vào vở (chú ý nhắc HS trình bày các câu thơ lục bát và hai câu thơ 7 chữ). - GV đọc lại đoạn thơ cho HS soát lại bài viết. - GV chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em. Hoạt động 2: Viết tên 2-3 tỉnh thành phố mà em biết a. Mục tiêu: HS trao đổi những tên tỉnh, thành phố mình muốn viết; viết tên 2-3 tỉnh thành phố mà em biết vào vở bài tập. b. Cách thức tiến hành: - GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi: tên 2-3 tỉnh thành phố mà em biết. M: Hà Nội. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: trao đổi những tên tỉnh, thành phố mình muốn viết. - GV mời một số em phát biểu trước lớp, GV và các bạn nhận xét. - GV yêu cầu HS viết kết quả vào vở bài tập. - GV nhận xét một số bài viết của HS có đúng tên tỉnh, thành phố không, có viết hoa đúng quy tắc không. Hoạt động 3: Chọn a hoặc b a. Mục tiêu: HS chọn làm bài tập a hoặc b, trả lời các câu hỏi. b. Cách thức tiến hành: Bài a: - GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi: Chọn ch hoặc tr thay cho ô vuông. - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn ca dao trong SHS. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: HS chọn ch hoặc tr thay cho ô vuông để được các chữ phù hợp có nghĩa, viết các chữ cần điển). - GV mời đại diện 2-3 HS trình bày kết quả. - GV nhận xét, đánh giá. Bài b - GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi: Tìm tiếng chứa iu hoặc iêu thay cho ô vuông
- GV hướng dẫn HS: HS quan sát hình, sau đó HS lên bảng điền. Các HS khác điền vào bảng con. - GV nhận xét đánh giá. |
- HS lắng nghe, đọc thầm theo. - HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS lắng nghe, thực hiện.
- HS viết bài.
- HS soát lại bài của mình. HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp.
- HS đọc yêu cầu câu hỏi.
- HS lắng nghe thực hiện.
- HS trả lời: Ví dụ: Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Bình Phước, Tây Ninh,...
- HS đọc yêu cầu câu hỏi.
- HS đọc thầm. - HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời: Bà còng đi chợ trời mưa/ Cái tôm cái tép đi đưa bà còng/ Đưa bà đến quãng đường cong/ Đưa bà vào tận ngõ trong nhà bà. - HS đọc yêu cầu câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời: cái rìu, hạt tiêu, hạt điều. |
------------------------------
----------------- Còn tiếp ------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 2 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án word lớp 2 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm 2 sách kết nối tri thức
Giáo án tự nhiên và xã hội 2 sách kết nối tri thức
Giáo án Tiếng anh 2 sách kết nối tri thức
Giáo án đạo đức 2 sách kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 2 sách kết nối tri thức
Giáo án Toán 2 sách kết nối tri thức
Giáo án tiếng việt 2 sách kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 2 sách kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Đạo đức 2 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Hoạt động trải nghiệm 2 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Tự nhiên và xã hội 2 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Toán 2 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Tiếng việt 2 Kết nối tri thức