Giáo án Tiếng Việt 2 kết nối Bài 4: Tết đến rồi
Giáo án Bài 4: Tết đến rồi sách Tiếng Việt 2 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 2 KNTT. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: =>
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 2 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 4: TẾT ĐẾN RỒI (6 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Đọc đúng, rõ ràng một văn bản thông tin ngắn Tết đến rồi.
Biết quan sát tranh và hiểu được các chi tiết trong tranh (tờ lịch đỏ ngày Tết, chỉ rõ ngày âm lịch là ngày mùng 1; bánh chưng, bánh tét; hoa mai, hoa đào; cảnh chúc Tết,...). Từ các bức tranh, HS có thể hình dung phần nào ngày Tết ở Việt Nam.
Biết viết chính tả theo hình thức nghe - viết; viết được một tấm thiệp chúc Tết gửi cho một người bạn hoặc người thân ở xa.
Nhận biết được các từ ngữ chỉ sự vật và hoạt động liên quan đến ngày Tết cổ truyền của dân tộc (đặc biệt là hoạt động gói bánh chưng); có kĩ năng hỏi - đáp về những việc thường làm trong ngày Tết, luyện tập sử dụng đấu chấm, dấu chấm hỏi.
Tìm đọc mở rộng được một bài thơ hoặc một câu chuyện về ngày Tết.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Biết chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc liên quan đến Tết cổ truyền củ dân tộc.
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, yêu văn hoá (phong tục tập quán) Việt Nam.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
Giáo án.
Sưu tầm tranh ảnh về ngày Tết, chuẩn bị mốt số tấm thiệp chúc Tết.
Chuẩn bị một số văn bản kể về Tết: Sự tích Bánh chưng, bánh giày, Sự tích cây nêu ngày Tết.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
SGK.
Vở Bài tập Tiếng Việt 2 tập hai.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | |
TIẾT 1 - 2: ĐỌC | ||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành:
- GV dẫn dắt vấn đề: Chắc hẳn các em đều chung một niềm vui và niềm mong chờ với những ngày tết. Mỗi gia đình sẽ có những đặc điểm và không khí riêng nhưng các em sẽ đều được cùng ông bà, bố mẹ chuẩn bị, trang trí đón tết. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ngày Tết cố truyền của đất nước qua bài học ngày hôm nay – Bài 4: Tết đến rồi. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đọc văn bản Tết đến rồi trong trang 19 sgk với giọng đọc rõ ràng, vui vẻ, hào hứng, ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. b. Cách thức tiến hành: - GV đọc mẫu toàn văn bản. Chú ý đọc với giọng điệu vui vẻ, hào hứng. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. - GV yêu cầu 1 HS đọc phần chú giải trong mục Từ ngữ. - GV mời 2 HS đọc bài: + HS1: đoạn 1 và 3. + HS2: đoạn 2 và 4 (Đọc xen kẽ với nhau) - GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa những từ ngữ còn khó hiểu đối với HS ngoài SGK: hình trụ là hình khối, dạng ống tròn, hai đầu bằng nhau, giống như hình ống bơ, hình lon bia. - GV yêu cầu HS luyện tập theo nhóm. Từng HS đọc nối tiếp 2 đoạn trong cặp. - GV mời 1HS đọc lại toàn văn bản. - GV đọc lại toàn văn bản 1 lần nữa. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến văn bản Tết đến rồi vừa đọc. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc thầm văn bản để chuẩn bị trả lời các câu hỏi trong sgk trang 20. - GV yêu cầu 1HS đọc câu hỏi 1: Câu 1: Sắp xếp các ý dưới đây theo từng nội dung của bài đọc:
+ GV hướng dẫn HS làm việc chung cả lớp: xác định 4 đoạn trong bài đọc (đoạn 1: từ đầu đến trong năm; đoạn 2: từ Vào dịp Tết đến thịt lợn; đoạn 3: từ Mai và đào đến chúm chím; đoạn 4: phần còn lại). + GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: đọc các thẻ ghi các ý, đọc nhanh từng đoạn để tìm đáp án. Cả nhóm thống nhất đáp án. + GV gọi 2-3 nhóm trả lời. - GV yêu cầu 1HS đọc câu hỏi 2: Câu 2: Người ta dùng những gì để làm bánh chưng, bánh tét? + GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: xem lại đoạn 2, thảo luận đáp án. + GV mời đại diện 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung (nếu cần). - GV yêu cầu 1HS đọc câu hỏi 3: Câu 3: Người lớn mong ước điều gì khi tặng bao lì xì cho trẻ em? + GV hướng dẫn HS làm việc nhóm tìm đoạn văn nói về bao lì xì, thảo luận đáp án. + Gv yêu cầu đại diện 2 nhóm trả lời- GV yêu cầu 1HS đọc câu hỏi 4: Câu 4: Em thích những hoạt động nào của em trong dịp Tết? + GV cho HS phát biểu theo ý kiến cá nhân của mình. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc lại văn bản Tết đến rồi với giọng đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc diễn cảm toàn bộ văn bản Tết đến rồi. - GV đọc lại 1 lần nữa toàn văn bản. Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trả lời các câu hỏi trong sgk trang 20 theo văn bản Tết đến rồi. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập theo văn bản đọc sgk trang 10: - GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1: Câu 1: Tìm trong bài những từ ngữ miêu tả: a. hoa mai. b. hoa đào. + GV yêu cầu HS tìm đoạn văn nói về hoa mai, hoa đào. + HS thảo luận nhóm, tìm đáp án. + GV gọi đại diện 1-2 nhóm trả lời. - GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2: Câu 2: Đặt một câu giới thiệu về loài hoa em thích. + GV gợi ý: Em biết những loài hoa nào? Loài hoa đó như thế nào? + GV yêu cầu HS đọc câu mẫu (Đào là loài hoa đặc trưng cho Tết ở miễn Bắc). GV cho HS nhận xét câu mẫu: câu có từ là - câu giới thiệu. + GV gọi một 2-3 HS đọc câu mình đặt. Các HS khác nhận xét. |
- HS trả lời câu hỏi (câu trả lời này tùy vào mỗi HS): Em rất thích mỗi khi đến dịp Tết Vào ngày Tết, em sẽ được nghỉ học, ở nhà cùng ông bà, bố mẹ gói bánh chưng, đi chợ Tết mua cây quất, cây đào và dọn dẹp, trang trí nhà cửa. Em thích nhất là lúc được cùng mẹ gói bánh chưng.
- HS chú ý lắng nhe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. - HS đọc phần chú giải: Đặc trưng là đặc điểm riêng, tiêu biểu.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS luyện tập theo nhóm. - HS đọc văn bản, HS khác chú ý lắng nghe, đọc thầm.
- HS trả lời: Các ý được sắp xếp theo trình tự các đoạn trong bài đọc là: 2. Giới thiệu chung về Tết; 4. Nói về bánh chưng, bánh tét; 1. Nói về hoa mái, hoa đảo; 3. Nói về hoạt động của mọi người trong dịp Tết).
- HS trả lời: Bánh chưng, bánh tét được làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và được gói bằng lá dong hoặc lá chuối.
- HS trả lời: Người lớn tặng bao lì xì cho trẻ em với mong ướccác em sẽ mạnh khoẻ, giỏi giang.
- HS trả lời: HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân của mình (gói bánh chưng, đi chợ Tết, lau dọn nhà cửa,...).
- HS đọc bài, các HS khác đọc thầm theo. - HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS trả lời: + Từ ngữ tả hoa mai: rực rỡ sắc vàng. + Từ ngữ tả hoa đào: màu hồng tươi, lá xanh, nụ hồng chúm chím.
- HS trả lời: + Hoa hồng là loài hoa có mùi hương rất thơm. + Hoa cúc là hoa của mùa thu.
| |
TIẾT 3: VIẾT | ||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Tết đến rồi (tiết 3). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nghe – viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đọc bài chính tả Tết đến rồi, viết đúng chính tả đoạn văn. b. Cách thức tiến hành: - GV đọc đoạn chính tả Tết đến rồi một lượt. - GV lưu ý HS những từ dễ viết sai chính tả (bánh chưng, mạnh khoẻ,...), chú ý các câu dài, các dấu câu và cách đặt đấu câu đúng vị trí, cách trình bày đoạn văn.... - GV đọc chậm từng cụm từ/ từng vế câu (2 - 3 lần). - GV đọc lại một lượt toàn đoạn chính tả. - GV chữa một số bài. Hoạt động 2: Chọn g hoặc gh thay cho ô vuông a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đọc thầm 2 câu thơ, chọn g hoặc gh điền vào ô vuông. b. Cách thức tiến hành: ![]() - GV yêu cầu HS đọc thầm câu hỏi trong sgk: Chọn g hoặc gh thay cho ô vuông
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, chọn g hoặc gh thay cho ô vuông để được tiếng phù hợp, có nghĩa. - GV yêu cầu 1-2 HS trình bày kết quả. - GV kiểm tra, nhận xét bài của một số HS. Hoạt động 3: Chọn a hoặc b a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chọn 1 trong 2 bài a hoặc b để trả lời câu hỏi. b. Cách thức tiến hành: - GV mời 1 HS đứng dậy đọc câu hỏi bài tập a: Tìm tiếng ghép được với sinh hoặc xinh. + GV tổ chức cho HS làm mẫu: mời HS tìm tiếng ghép với sinh và xinh. + GV yêu cầu HS làm bài cá nhân, sau đó đối chiếu kết quả theo nhóm. + GV tổ chức cho 2 đội thi (mỗi đội 5 -6 HS): từng em của mỗi đội luân phiên lên viết các từ ngữ đã ghép được, hết thời gian thì cùng dừng lại. Nhóm nào làm bài đúng và viết được nhiều từ ngữ hơn sẽ được khen. + GV kiểm tra bài của 1 số HS. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc câu hỏi bài tập b: Tìm từ có tiếng chức ut hoặc uc. + GV tổ chức cho HS làm mẫu: mời HS tìm tiếng chứa ut hoặc uc. + GV yêu cầu HS làm bài cá nhân, sau đó đối chiếu kết quả theo nhóm. + GV tổ chức cho 2 đội thi (mỗi đội 5 -6 HS): từng em của mỗi đội luân phiên lên viết tiếng chứa ut hoặc uc, hết thời gian thì cùng dừng lại. Nhóm nào làm bài đúng và viết được nhiều từ ngữ hơn sẽ được khen. + GV kiểm tra bài của 1 số HS. |
- HS lắng nghe GV đọc mẫu đoạn chính tả. - HS viết chính tả. - HS soát lại bài của mình. HS trao đổi bài với bạn bên cạnh và nhận xét cho nhau. - HS lắng nghe GV chữa bài, soát lại 1 lần nữa bài của mình.
- HS tự đọc thầm 2 câu thơ, suy nghĩ về các chữ cái cần điền. - HS trả lời: + Chữ cái cần điền: Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương. - HS tự chữa bài của mình (nếu sai).
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS chơi trò chơi: + Học sinh, sinh sôi, sinh học, sinh trưởng, sinh hoại, sinh sống... + Xinh xinh, nhỏ xinh, xinh xắn, xinh tươi,... - HS lắng nghe và soát lại bài của mình.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS tham gia trò chơi. + Cúc áo, hoa cúc, xúc đất, xúc xích, chúc mừng, thúc đấy, giục giã... + Sút bóng, bút chì, vụn vút, chăm chút, rụt rè,... - HS lắng nghe và soát lại bài của mình. |
------------------------------
----------------- Còn tiếp ------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 2 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án word lớp 2 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm 2 sách kết nối tri thức
Giáo án tự nhiên và xã hội 2 sách kết nối tri thức
Giáo án Tiếng anh 2 sách kết nối tri thức
Giáo án đạo đức 2 sách kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 2 sách kết nối tri thức
Giáo án Toán 2 sách kết nối tri thức
Giáo án tiếng việt 2 sách kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 2 sách kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Đạo đức 2 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Hoạt động trải nghiệm 2 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Tự nhiên và xã hội 2 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Toán 2 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Tiếng việt 2 Kết nối tri thức