Giáo án Tiếng Việt 2 kết nối Bài 18: Thư viện biết đi
Giáo án Bài 18: Thư viện biết đi sách Tiếng Việt 2 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 2 KNTT. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: =>
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 2 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 18: THƯ VIỆN BIẾT ĐI (6 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Đọc đúng, rõ ràng một văn bản thông tin ngắn, biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu.
Biết trả lời câu hỏi về chỉ tiết nổi bật của văn bản các thư viện được đặt ở đâu. Dựa vào văn bản, trả lời được văn bản viết về cái gì và có những thông tin nào đáng chú ý dựa vào gợi ý.
Nghe - viết đúng chính tả một đoạn ngắn. Biết viết tên bài, viết hoa các chữ cái đầu câu; làm đúng các BT chính tả phân biệt d/gi/, ch/ tr hoặc dấu hỏi/ dấu ngã.
Sử dụng đúng đấu chấm, dấu chấm than, dấu phẩy.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực văn học (hiểu được cách tổ chức thông tin trong văn bản, hiểu được các từ và câu chỉ hoạt động).
3. Phẩm chất
Tìm đọc được một cuốn sách viết về chuyện lạ đó đây.
Biết viết đoạn văn giới thiệu về một đồ dùng học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
Giáo án.
Tranh minh họa có trong sgk phóng to
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
SGK.
Vở Tập viết 2 tập hai.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | |
TIẾT 1 - 2: ĐỌC | ||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành:
- GV đặt vấn đề: Bức tranh các em vừa quan sát vẽ cảnh những hoạt động đang diễn ra tại thư viện như mượn sách, tìm sách, đọc sách. Vậy các em đã bao giờ đến thư viện chưa? Em đến thư viện để làm gì? Trong các thư viện mà em biết, có thư viện nào biết đi, di chuyển được không? Làm thế nào để thư viện có thể di chuyện được ? Để giải đáp những thắc mắc này chúng ta cũng vào bài học ngày hôm nay - Bài 18 : Thư viện biết đi. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đọc văn bản Thư viện biết đi trang 80 sgk với giọng đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu bài đọc: Bài đọc nói về các thư viện đặc biệt trên thế giới – những thư viện có khả năng di chuyển để mang sách đến cho mọi người. Khi đọc, các em lưu ý đến tên gọi thư viện, các vùng đất và những điều đặc biệt của thư viện. - GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. - GV hướng dẫn HS: + Chú ý nhấn mạnh các từ ngữ khoá chứa đựng những thông tin quan trọng nhất trong văn bản như thự viện biết đi, thư viện nổi, thư viện di động, thủ thư. + Luyện đọc những câu dài:Trên thế giới/ có những cách chào phổ biến/ như bắt tay,/ vẫy tay/ và cúi chào. - GV mời 1HS đọc chú giải phần Từ ngữ sgk trang 80 để hiểu nghĩa những từ khó. - GV mời 3 HS đọc văn bản: + HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “thư viện biết đi”. + HS1 (Đoạn 2): đoạn còn lại. - GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - GV mời đại diện 1-2HS đứng dậy đọc lại toàn bài. - GV đọc lại toàn văn bản một lần nữa. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến văn bản Thư viện biết đi vừa đọc. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc thầm lại văn bản một lần nữa. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1: Câu 1: Mọi người đến thư viện để làm gì? + GV yêu cầu HS làm việc cá nhân. HS xem lại đoạn đầu tiên để tìm ý trả lời. + GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. + GV hỏi thêm HS: Em đã từng đến thư viện bao giờ chưa? Thư viện em đến có những gì? - GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2: ![]() Câu 2: Những thư viện sau được đặt ở đâu?
+ GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tự đọc văn bản để tìm câu trả lời đúng. + GV mời đại diện 2-3 lên bảng để nối cột A với cột B. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3: Câu 3: Vì sao các thư viện kể trên được gọi là “thư viện biết đi”? + GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tự đọc văn bản để tìm câu trả lời đúng. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời.
- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 4: Câu 4: Theo em, “thư viện biết đi” có tác dụng gì? + GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để trả lời câu hỏi. + GV mời 2-3 HS đại diện trả lời. + GV giới thiệu thêm một số “thư viện biết đi” ngoài bài học: thư viện trên lưng lừa ở Cô-lôm-bi-a; thư viện lưu động bằng xe máy ở Mai Châu, Hoà Bình. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc lại văn bản Thư viện biết đi với giọng đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc diễn cảm toàn bộ văn bản Thư viện biết đi. - GV đọc lại toàn văn bản một lần nữa. Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trả lời các câu hỏi trong sgk trang 81 theo văn bản Thư viện biết đi. b. Cách thức tiến hành: ![]() - GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1: Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp: a. Từ ngữ chỉ sự vật. b. Từ ngữ chỉ hoạt động. + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tìm từ ngữ thích hợp xếp vào 2 nhóm.
- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2: Câu 2: Em sẽ nói gì với cô phụ trách thư viện khi muốn mượn sách ở thư viện? + GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm. + GV mời 2-3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời.
|
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ cảnh thư viện. Mọi người trong tranh đang mượn sách, tìm sách, đọc sách.
- HS chú ý lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.
- HS chú ý lắng nghe GV đọc mẫu và luyện đọc.
- HS đọc chú giải: + Di động: ở nguyên một vị trí. + Thủ thư: người quản lí sách của thư viện. + Sa mạc: vùng đất có khí hậu khô, nóng, không có hoặc có rất ít cây cối. - HS chú ý lắng nghe bạn đọc, đọc thầm theo.
- HS đọc thầm.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời: Mọi người đến thư viện để đọc sách hoặc mượn sách về nhà.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời: + Thư viện Ha-pô của Đức - đặt trên một con tàu biển. + Nhiều thư viện ở Phần Lan - đặt trên những chiếc xe buýt cũ. + Một thư viện ở Châu Phi - đặt trên lưng lạc đà. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời: Các thư viện kể trên được gọi là "thư viện biết đi" vì: - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời: + Thư viện nằm trên con tàu khổng thì có thể chở được 500 hành khách và đã từng đi qua 45 nước trên thế giới. + Thư viện nằm trên những chiếc xe buýt cũ thì chạy khắp các thành phố lớn. + Thư viện đặt trên lưng lạc đà thì có thể băng qua sa mạc đến với người đọc. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời: Theo em, “thư viện biết đi” có tác dụng: + Giúp mọi người không cần đi xa mà vẫn đọc được sách. + Mang sách đến tận nơi cho người đọc.
- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời: Xếp các từ ngữ vào nhóm thích hợp: + Từ ngữ chỉ sự vật: thư viện, thủ thư, tàu biển, xe buýt , lạc đà. + Từ ngữ chỉ hoạt động: đọc, nằm im, băng qua.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời: Khi muốn mượn sách ở thư viện, em sẽ nói với cô phụ trách: + Thưa cô, em muốn mượn sách ạ. + Cô ơi, em muốn mượn quyển..ạ! | |
TIẾT 3: VIẾT | ||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Những cách chào độc đáo (tiết 3). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nghe – viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nghe GV đọc đoạn chính tả trong văn bản Thư viện biết đi, viết bài chính tả vào vở Tập viết. b. Cách thức tiến hành: - GV đọc thành tiếng đoạn văn trong văn bản Thư viện biết đi (từ Ở Phần Lan đến người đọc). - GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết: viết hoa chữ cái đầu câu, giữa các cụm từ trong mỗi câu có dấu phẩy, kết thúc câu có dấu chấm; chữ dễ viết sai chính tả: di động, lạc đà, sa mạc. - GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. - GV đọc từng câu cho HS viết: Ở Phần Lan,/ có hàng trăm “thư viện di động”/ trên những chiếc xe buýt cũ,/ chạy khắp/ các thành phố lớn.// Ở châu Phi,/ một người thủ thu/ đã đặt thư viện/ trê lưng một con lạc đà.// Nhờ thế/ những cuốn sách/ có thể băng qua sa mạc/ để đến với người đọc.// - GV đọc lại một lần. - GV kiểm tra và chữa nhanh 1 số bài của HS. Hoạt động 2: Tìm 2 từ ngữ chứa tiếng bắt đầu d hoặc gi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thảo luận nhóm, tìm 2 từ ngữ chứa tiếng bắt đầu d hoặc gi. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc câu hỏi: Tìm 2 từ ngữ: a. Chứa tiếng bắt đầu bằng d (M: dìu dắt). b. Chứa tiếng bắt đầu bằng gi (M: giảng giải). - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, thi tìm đúng, tìm nhanh, nhiều từ. - GV mời 1-2 nhóm trình bày kết quả. Các nhóm dán kết quả lên bảng. - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 3: Chọn a hoặc b a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chọn bài tập a hoặc bài tập b để trả lời câu hỏi. b. Cách thức tiến hành: Bài a - GV yêu cầu 1 HS đọc câu hỏi: Chọn ch hoặc tr thay cho ô vuông + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, chọn ch hoặc tr thay cho ô vuông để được tiếng phù hợp, có nghĩa. + GV mời 1-2 HS trình bày kết quả. Bài b - GV yêu cầu 1 HS đọc câu hỏi: Chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã cho chữ in đậm. a. Sách giúp chúng em mơ rộng hiêu biết. b. Cô phụ trách hướng dân các bạn bè đê sách vào đúng chô trên giá. + GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã cho chữ in đậm. + GV mời 1-2 HS trình bày kết quả.
|
- HS lắng nghe đoạn văn, đọc nhẩm. - HS chú ý GV hướng dẫn chính tả trong đoạn viết.
- HS viết bài.
- HS soát lỗi bài viết của mình, HS đổi vở cho nhau để soát lỗi.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời: + Tiếng bắt đầu bằng d: dìu dắt, dắt díu, du dương, dạy bảo, du lịch, dặn dò,... + Tiếng bắt đầu bằng gi: giảng giải, giảng dạy, giúp đồ, giặt giũ, giữ gìn...
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời: Phòng học là chiếc áo Bọc chúng mình ở trong Cửa sổ là chiếc túi Che chắn ngọn gió đông.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời: a. mở, hiểu. b. dẫn, để, chỗ. |
------------------------------
----------------- Còn tiếp ------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 2 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án word lớp 2 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm 2 sách kết nối tri thức
Giáo án tự nhiên và xã hội 2 sách kết nối tri thức
Giáo án Tiếng anh 2 sách kết nối tri thức
Giáo án đạo đức 2 sách kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 2 sách kết nối tri thức
Giáo án Toán 2 sách kết nối tri thức
Giáo án tiếng việt 2 sách kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 2 sách kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Đạo đức 2 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Hoạt động trải nghiệm 2 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Tự nhiên và xã hội 2 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Toán 2 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Tiếng việt 2 Kết nối tri thức