Giáo án Sinh học 12 chân trời Bài 10: Mối quan hệ giữa kiểu gene – kiểu hình – môi trường

Giáo án Bài 10: Mối quan hệ giữa kiểu gene – kiểu hình – môi trường sách Sinh học 12 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Sinh học 12 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Sinh học 12 chân trời Bài 10: Mối quan hệ giữa kiểu gene – kiểu hình – môi trường

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 2. TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GENE VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG

BÀI 10. MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂU GENE - KIỂU HÌNH - MÔI TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân tích được sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường.

  • Nêu được khái niệm mức phản ứng. Lấy được ví dụ minh họa.

  • Trình bày được bản chất di truyền là di truyền mức phản ứng.

  • Vận dụng được hiểu biết về thường biến và mức phản ứng của một kiểu gene giải thích một số ứng dụng trong thực tiễn (tạo và chọn giống, kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt,...).

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: thông qua các hoạt động học tập, HS rèn luyện khả năng làm việc độc lập với SGK, tự thu thập thông tin, xử lí thông tin và giải quyết các nhiệm vụ học tập, các câu hỏi GV yêu cầu.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động học tập, HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, hợp tác trong nhóm, kĩ năng trình bày ý kiến trước tập thể.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua các hoạt động học tập, HS có thể đề xuất các biện pháp, kĩ thuật chăm sóc để nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi, cây trồng trong sản xuất nông nghiệp.

Năng lực sinh học

  • Năng lực nhận thức sinh học: 

    • Phân tích được sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường.

    • Nêu được khái niệm mức phản ứng. Lấy được ví dụ minh họa.

    • Trình bày được bản chất di truyền là di truyền mức phản ứng.

  • Năng lực tìm hiểu thế giới sống: HS hình thành được phương pháp quan sát, tìm hiểu thế giới sống.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: HS vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một số vấn đề thực tiễn trong sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích nâng cao năng suất cây trồng và chất lượng vật nuôi.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: thông qua tìm hiểu kiến thức bài học, HS được rèn luyện tính chăm chỉ, cần cù, chịu khó.

  • Trách nhiệm: thông qua việc tìm hiểu sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường, HS hình thành và củng cố kiến thức để giải thích một số ứng dụng trong thực tiễn (tạo và chọn giống, kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt,...).

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Sinh học 12 - Chân trời sáng tạo.

  • Máy tính, máy chiếu.

  • Phiếu học tập.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Sinh học 12 - Chân trời sáng tạo.

  • Nghiên cứu bài học trước giờ lên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: 

  • HS xác định được nhiệm vụ học tập.

  • HS có tâm thể sẵn sàng và mong muốn khám phá các kiến thức của bài học.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề; HS quan sát Hình 10.1 và trả lời câu hỏi trong hoạt động mở đầu SGK trang 73.

c. Sản phẩm học tập: 

  • Câu trả lời của HS.

  • Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Cây phù dung (Hibiscus mutabilis) với sắc hoa thay đổi liên tục (buổi sáng hoa nở màu trắng, đến trưa sẽ chuyển sang màu hồng và buổi tối lại đổi thành màu đỏ sẫm) đã tạo nên sự độc đáo và sức hút vô cùng kì lạ.

 

       Buổi sáng                           Buổi trưa                        Buổi tối         

Hình 10.1. Màu sắc hoa của cây phù dung ở các thời điểm khác nhau trong ngày                             

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Nguyên nhân nào đã giúp hoa phù dung có khả năng chuyển màu độc đáo đến vậy?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát Hình 10.1, vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời: Do sự thay đổi ánh sáng tác động làm thay đổi hàm lượng sắc tố trong các cánh hoa phù dung.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt đáp án.

- GV dẫn dắt gợi mở cho HS: - Bài 10. Mối quan hệ giữa kiểu gene - kiểu hình - môi trường.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường

a. Mục tiêu: Phân tích được sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS nghiên cứu, tìm hiểu nội dung mục I, quan sát Hình 10.2 - 10.4  SGK trang 73 - 74 và thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có 3 - 4 HS.

- GV yêu cầu các nhóm tìm hiểu nội dung mục I. Sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường, quan sát Hình 10.2 - 10.4, hoàn thành Phiếu học tập (Đính kèm dưới hoạt động). 

- Sau khi các nhóm hoàn thành Phiếu học tập số 1, GV yêu cầu HS rút ra kết luận về yếu tố ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gene và khái niệm về thường biến

- Để củng cố kiến thức đã học, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi các câu hỏi sau: Nêu một số ví dụ chứng minh phân tử protein và các phân tử hữu cơ trong tế bào chỉ thực hiện chức năng trong những điều kiện nhất định.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Luyện tập tr.74 SGK: Nêu một số ví dụ thường biến

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm hiểu nội dung mục I, quan sát Hình 10.2 - 10.4 và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày Phiếu học tập (Đính kèm dưới hoạt động).

- HS xung phong trả lời câu hỏi củng cố: Enzyme amylase ở miệng có hoạt tính tối đa ở pH = 7, trong điều kiện môi trường acid hoặc kiềm thì hoạt tính của enzyme giảm.

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi Luyện tập tr.74 SGK.

- Các HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV mở rộng kiến thức, liên hệ: Điều kiện sống có thể ảnh hưởng đến khả năng biểu hiện gene của con người ví dụ như chiều cao, màu da,... Vì vậy, cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, tập luyện vừa sức để cơ thể phát triển đầy đủ.

- GV kết luận: Kiểu hình của sinh vật được hình thành do sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường. Các cá thể có cùng kiểu gene nhưng sinh trưởng và phát triển trong các môi trường khác nhau có thể có kiểu hình khác nhau.

- GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

I. Sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường

- Trong tế bào, các phân tử protein được tạo ra do cơ chế di truyền phân tử, từ protein có thể cấu thành các hợp chất hữu cơ cần thiết. Phân tử protein và các phân tử hữu cơ trong tế bào chỉ thực hiện chức năng trong những điều kiện nhất định.

Ví dụ: các enzyme ở người hoạt động ở nhiệt độ từ 25 - 40℃, nhiệt độ tối ưu là 37℃; đa số enzyme hoạt động ở pH tối ưu từ 6 - 8.

- Sự biểu hiện gene ở các tế bào trong một cơ thể là khác nhau và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường (nhiệt độ, pH,...).

Ví dụ: Thỏ himalaya, mèo Xiêm có bộ lông trắng muốt nhưng phần mút của cơ thể lại có màu đen hoặc màu chocolate.

- Thường biến là hiện tượng một kiểu gene có thể thay đổi kiểu hình trước những điều kiện sống khác nhau.

Ví dụ: 

+ Cây phù dung có màu hoa trắng vào buổi sáng, đến trưa chuyển sang màu hồng và buổi tối đổi lại thành màu đỏ sẫm. 

+ Cẩm tú cầu trồng có cùng kiểu gene nhưng khi trồng trong đất có độ pH khác nhau sẽ cho màu hoa khác nhau.

+ Sự thay đổi hình dạng lá của cây rau mác sống ở trong các điều kiện môi trường khác nhau.

 

PHIẾU HỌC TẬP 

Tìm hiểu sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường

Nhóm: …………………..

Hãy đọc nội dung mục I. Sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường, trang 73 - 74, SGK và thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Quan sát các hình dưới đây, cho biết sự biểu hiện của gene chịu ảnh hưởng bởi yếu tố nào? Giải thích.

A white rabbit with black ears

Description automatically generated

………………………

Câu 2. Quan sát Hình 10.4, đọc đoạn thông tin và trả lời câu hỏi:

A close-up of flowers in a pot

Description automatically generated

a) Mô tả ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường lên sự biểu hiện kiểu hình của cây hoa anh thảo (Primula sinensis) và rút ra kết luận.

…………………

b) Bố mẹ di truyền kiểu gene hay kiểu hình cho thế hệ sau? Lấy ví dụ.

……………………………

c) Giải thích tại sao trong cùng một điều kiện sống, các kiểu gene khác nhau lại có khả năng phản ứng khác nhau?

………………………

 

PHIẾU HỌC TẬP 

Nhóm: …………………..

Hãy đọc nội dung mục I. Sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường, trang 73 - 74, SGK và thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Quan sát các hình dưới đây, cho biết sự biểu hiện của gene chịu ảnh hưởng bởi yếu tố nào? Giải thích.

A white rabbit with black ears

Description automatically generated

- Hình 10.2: Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến sự biểu hiện gene. 

Giải thích: Phân thân của thỏ himalaya có bộ lông trắng muốt, nhưng phần đầu mút của cơ thể lại có màu đen hoặc màu chocolate là do các tế bào ở những phần đầu mút có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của tế bào ở phần thân nên chúng có khả năng tổng hợp sắc tố làm cho lông có màu. Còn những tế bào ở phần thân có nhiệt độ cao hơn nên gene không được biểu hiện.

- Hình 10.3: Độ pH ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gene.

Giải thích: Với pH của đất < 6,0 cây hấp thụ Al nên hoa có màu xanh. Từ pH 7,0, sự hấp thụ Al bị giảm dần nên hoa có màu hồng.  

Câu 2. Quan sát Hình 10.4, đọc đoạn thông tin và trả lời câu hỏi:

a) Mô tả ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường lên sự biểu hiện kiểu hình của cây hoa anh thảo (Primula sinensis) và rút ra kết luận.

- Dòng hoa đỏ có kiểu gene AA khi được trồng ở điều kiện 35℃ cho kiểu hình hoa trắng, sau đó cho thế hệ sau của cây hoa trắng trồng ở điều kiện 20℃ lại cho hoa màu đỏ.

- Dòng hoa trắng có kiểu gene aa chỉ cho một loại kiểu hình hoa trắng khi được trồng ở điều kiện nhiệt độ 20℃ hay 35℃.

→ Kết luận: Nhiệt độ môi trường có thể tác động tạo ra một kiểu hình giống hệt kiểu hình của một loại kiểu gene khác.

b) Bố mẹ di truyền kiểu gene hay kiểu hình cho thế hệ sau? Lấy ví dụ.

Bố mẹ di truyền kiểu gene cho thế hệ sau, tuy nhiên sự biểu hiện thành kiểu hình cụ thể ở cơ thể con còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường sống. Ví dụ: Ở cây hoa anh thảo chỉ có hai loại kiểu hình là hoa đỏ và hoa trắng. Thế hệ lai nhận gene quy định hoa đỏ ở bố, mẹ nhưng trong điều kiện môi trường cao sẽ ức chế gene hoạt động, không tổng hợp được sắc tố nên hoa không có màu; khi trồng cây ở nhiệt độ môi trường thấp, gene hoạt động, tổng hợp được sắc tố nên hoa có màu đỏ.

c) Giải thích tại sao trong cùng một điều kiện sống, các kiểu gene khác nhau lại có khả năng phản ứng khác nhau?

Trong cùng một điều kiện sống, các kiểu gene khác nhau có khả năng phản ứng khác nhau, vì khả năng phản ứng của sinh vật do kiểu gene quy định.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về mức phản ứng

a. Mục tiêu: 

- Nêu được khái niệm mức phản ứng. Lấy được ví dụ minh họa.

- Trình bày được bản chất di truyền là di truyền mức phản ứng.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS nghiên cứu, tìm hiểu nội dung mục II, SGK trang 74 - 75 và thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Mức phản ứng.

d. Tổ chức hoạt động:

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD SINH HỌC 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: DI TRUYỀN PHAN TỬ VÀ DI TRUYỀN NHIỄM SẮC THỂ

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2: TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GENE VỚI MÔI TRƯỜNG...

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3: DI TRUYỀN QUẦN THỂ VÀ DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN 

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 6: MÔI TRƯỜNG VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 7: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ HỆ SINH THÁI

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 8: SINH THÁI HỌC PHỤC HỒI...

II. GIÁO ÁN POWERPOINT SINH HỌC 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1: DI TRUYỀN PHAN TỬ VÀ DI TRUYỀN NHIỄM SẮC THỂ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2: TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GENE VỚI MÔI TRƯỜNG...

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3: DI TRUYỀN QUẦN THỂ VÀ DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN 

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 6: MÔI TRƯỜNG VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 7: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ HỆ SINH THÁI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 8: SINH THÁI HỌC PHỤC HỒI...

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chat hỗ trợ
Chat ngay