Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài 11: Một số chỉ tiêu cơ bản của môi trường nuôi thuỷ sản
Giáo án bài 11: Một số chỉ tiêu cơ bản của môi trường nuôi thuỷ sản sách Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài 11: Một số chỉ tiêu cơ bản của môi trường nuôi thuỷ sản
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ 12 Lâm nghiệp - thủy sản cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 5: MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN
BÀI 11: MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được các yêu cầu chính của môi trường nuôi thủy sản.
- Xác định được một số chỉ tiêu cơ bản của nước nuôi thủy sản.
- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nuôi thủy sản.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu công nghệ:
- Lựa chọn được các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu về các yêu cầu cụ thể của môi trường nuôi đối với mỗi loài thủy sản nuôi phổ biến ở Việt Nam và thế giới.
- Trao đổi, thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường thủy sản tại địa phương.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng say tìm tòi kiến thức bên ngoài để mở rộng hiểu biết và thường xuyên xem lại kiến thức bài cũ.
- Trung thực: HS thật thà, ngay thẳng trong việc đánh giá và tự đánh giá; HS mạnh dạn nói lên ý tưởng, suy nghĩ của mình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Cánh diều.
- Phiếu bài tập cho HS.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Tranh ảnh, video về môi trường nuôi thủy sản và các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nuôi thủy sản.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Cánh diều.
- Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản và internet.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp HS gợi nhớ lại những kiến thức đã có về nuôi trồng thủy sản, từ đó HS biết thêm về nuôi trồng thủy sản và muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú trong bài học.
b. Nội dung: HS quan sát hình và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm môi trường nuôi thủy sản, các yêu cầu trong môi trường nuôi và vai trò của quạt nước đối với môi trường nuôi thủy sản.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh về môi trường nuôi thủy sản:
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức thực tế, trả lời câu hỏi: Môi trường nuôi thủy sản là gì? Môi trường này cần những yêu cầu gì?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình, thực hiện yêu cầu của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời:
+ Môi trường nuôi thủy sản là môi trường nước được sử dụng để nuôi trồng các loài thủy sản như cá, tôm, cua, ốc,… Môi trường này có thể là ao, hồ, đầm, sông, biển hoặc các lồng bè trên mặt nước.
+ Một số yêu cầu:
- Thủy lí: đáp ứng nhiệt độ nước, độ trong màu nước,…
- Thủy hóa: đáp ứng độ pH, hàm lượng NH3, độ mặn, oxygen hòa tan.
- Thủy sinh: đáp ứng thực vật thủy sinh, sinh vật phù du, vi sinh vật.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chưa chốt đúng sai mà dẫn dắt HS vào bài học: Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai cũng như tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nuôi thủy sản, chúng ta cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay – Bài 11: Một số chỉ tiêu cơ bản của môi trường nuôi thủy sản.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu chính của môi trường nuôi thủy sản
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện được các yêu cầu chính của môi trường nuôi thủy sản.
b. Nội dung: HS làm việc nhóm, khai thác thông tin mục 1 SGK tr.55 – 59, hoàn thành yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các yêu cầu chính của môi trường nuôi thủy sản.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục 1 trong SGK, chuẩn bị trình bày các yêu cầu về môi trường nuôi thủy sản. - GV chia lớp thành ba nhóm làm việc theo phương pháp dự án: Tìm hiểu các yêu cầu chính của môi trường nuôi thủy sản; trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung được giao: Nhóm 1: Yêu cầu về thủy lí + Trình bày yêu cầu về nhiệt độ nước nuôi thủy sản. + Ở Việt Nam, địa phương nào có nhiệt độ phù hợp để nuôi cá hồi vân? + Độ trong và màu nước ao nuôi thủy sản chủ yếu do thành phần nào quyết định? + Màu nước và độ trong như thế nào thì phù hợp cho ao nuôi cá nước ngọt, ao nuôi cá nước mặn? Nhóm 2: Yêu cầu về thủy hóa: + Hãy nêu các nguồn cung cấp oxygen cho ao nuôi thủy sản. Hàm lượng oxygen hòa tan phù hợp cho động vật thủy sản là bao nhiêu? + Ao nuôi thủy sản thường có hàm lượng oxygen hòa tan thấp khi nào? Làm thế nào để xác định được hàm lượng oxygen hòa tan trong nước? + Vì sao những ao nuôi cá nước chảy ở vùng miền núi luôn có hàm lượng oxygen hòa tan cao mà không cần sử dụng sục khí. + Khoảng giá trị pH phù hợp cho các đối tượng nuôi thủy sản là bao nhiêu? + Hãy nêu nguồn gốc sản sinh ra ammonia trong ao nuôi thủy sản. Hợp chất này có ảnh hưởng gì đến động vật thủy sản? + Vì sao ao nuôi mật độ cao thường có hàm lượng ammonia tăng cao. + Nêu yêu cầu về độ mặn của nước nuôi thủy sản. Nhóm 3: Yêu cầu về thủy sinh: + Nêu vai trò của thực vật thủy sinh đối với môi trường nuôi thủy sản. + Động vật thủy sinh có vai trò gì trong môi trường nuôi thủy sản? + Những thủy vực nào thường có mật độ vi sinh vật cao? Bước 2: HS tiếp nhận nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi câu hỏi của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc: + Nhóm 1: Trình chiếu powerpoint – Các yêu cầu về thủy lí. + Nhóm 2: Trình bày trên giấy A0 – Các yêu cầu về thủy hóa. + Nhóm 3: Trình chiếu clip – Các yêu cầu về thủy sinh. - Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung đáp án (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận về các yêu cầu chính của môi trường nuôi thủy sản. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Các yêu cầu chính của môi trường nuôi thủy sản Một số yêu cầu chính của môi trường nuôi thủy sản (Phiếu học tập 1).
| |||||||||
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nuôi thủy sản
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được:
- Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên vùng nuôi (thời tiết, khí hậu, nguồn nước) đến chất lượng môi trường nuôi thủy sản.
- Ảnh hưởng của chất thải phát sinh trong quá trình nuôi đến môi trường nuôi thủy sản.
- Ảnh hưởng của việc quản lí chất thải đến môi trường nuôi thủy sản.
b. Nội dung: HS nghiên cứu mục 2 trong SGK tr.59-62, hoạt động nhóm để hoàn thành yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Báo cáo của HS về các yếu tố tác động và làm thay đổi môi trường nuôi thủy sản.
-----------------------------------
------------------- Còn tiếp -------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ 12 Lâm nghiệp - thủy sản cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều