Giáo án Ngữ văn 11 kết nối Bài 6 Thực hành Tiếng Việt (trang 20)

Giáo án Bài 6 Thực hành Tiếng Việt (trang 20) Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 11 kết nối Bài 6 Thực hành Tiếng Việt (trang 20)

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ LẶP CẤU TRÚC, BIỆN PHÁP TU TỪ ĐỐI.

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Nhận biết được các hình thức của biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối.
  • Phân tích được tác dụng của biện pháp pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối trong ngữ cảnh.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được các hình thức của biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối.
  • Phân tích được tác dụng của biện pháp pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối trong ngữ cảnh. Từ đó, rèn luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ, hỗ trợ cho các hoạt động đọc và viết.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Kể tên những biện pháp tu từ bạn đã học hoặc đã biết.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Kể tên những biện pháp tu từ bạn đã học hoặc đã biết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV đưa ra đáp án: Các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh, điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, phép đối, …

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về lý thuyết

  1. Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu lý thuyết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn về, làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ sau:

·  Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

+ Dự kiến khó khăn: Học sinh chưa đọc phần Tri thức ngữ văn, gặp khó khăn trong việc tổng hợp

+ Tháo gỡ khó khăn: Câu hỏi gợi mở để HS trả lời; gọi HS khác giúp đỡ bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

I. Lý thuyết

1. Tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc

- Biện pháp tu từ lặp cấu trúc được sử dụng phổ biến trong văn bản văn học, nhất là trong thơ. Biện pháp tu từ này tạo nên ấn tượng đặc biệt về nhịp điệu của đoạn thơ, đoạn văn và làm nổi bật nội dung mà tác giả muốn nhấn mạnh. Ví dụ:

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

(Nguyễn Đình Thi, Đất nước)

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

(Xuân Diệu, Vội vàng)

2. Tác dụng của biện pháp tu từ đối

- Biện pháp tu từ đổi được sử dụng phổ biến trong văn bản văn học, có tác dụng tạo nên vẻ đẹp cân xứng, hài hoà cho lời thơ, câu văn.

Ví dụ:

- Đối trong một cụm từ hoặc đôi giữa hai vế câu:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu,

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

(Đặng Trần Côn, Chinh phụ ngâm khúc, Đoàn Thị Điểm (?) dịch)

- Đối trong một cặp câu:

Lom khom dưới núi, tiểu vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

(Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

(Nguyễn Khuyến, Thu điếu)

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối.
  3. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan đến biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Luyện tập về biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm những bài tập sau:

Bài 1. Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong các đoạn thơ dưới đây (trích tác phẩm Truyện Kiều, bản in trong Đào Duy Anh, Từ điển Truyện Kiều, Sđd):

Buồn trông cửa bể chiểu hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,

Giật mình, mình lại thương mình xót xa.

Khi sao phong gấm rủ là,

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.

Mặt sao dày gió dạn sương

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?

c.

Đã cho lấy chữ hồng nhan, 

Làm cho cho hại cho tàn cho cân!

Đã đày vào kiếp phong trần, 

Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi!

Bài 2. Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong các đoạn thơ dưới đây (trích tác phẩm Truyện Kiều, bản in trong Đào Duy Anh, Từ điển Truyện Kiều, Sđd):

Bóng hồng nhác thấy nẻo xa, 

Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai. 

Người quốc sắc kẻ thiên tài, 

Tình trong như đã mặt ngoài còn e. 

Chập chờn cơn tỉnh cơn mê, 

Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn. 

Bóng tà như giục cơn buồn, 

Khách đà lên ngựa người còn ghé theo. 

Dưới dòng nước chảy trong veo, 

Bên cầu tơ liễu bóng chiểu thiết tha. 

Một mình nương ngọn đèn khuya, 

Áo dầm giọt lệ tóc se mái sầu: 

" Phận dầu dầu vậy cũng dầu 

Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời! 

Công trình kể biết mấy mươi, 

Vì ta khăng khít cho người dở dang." 

Người về chiếc bóng năm canh, 

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi. 

Vầng trăng ai xẻ làm đôi, 

Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường!

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và hoàn thành bài tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS trả lời câu hỏi.

- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:

- Gợi ý trả lời:

Bài 1:

  1. Hai tiếng “buồn trông” được lặp lại bốn lần trong đoạn trích, vừa như gói trọn tâm thế của Kiều “trước lầu Ngưng Bích”, vừa tạo nhịp điệu đều đều, buồn thương cho đoạn thơ. Đây là phép điệp cấu trúc tám câu thơ cuối đại thi hào Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp điệp từ “buồn trông” để thể hiện nỗi buồn sâu sắc của Thúy Kiều. Từ “buồn trông” được lặp bốn lần như để thể hiện cho chúng ta thấy rằng tâm thế của Thúy Kiều đều đã bị gói trọn lại ở lầu Ngưng Bích. Ở nơi đây, Kiều chỉ biết lấy cảnh sắc thiên nhiên để diễn tả nỗi buồn sâu thẳm trong thâm tâm mình.
  2. Điệp từ "mình" được lặp lại 3 lần nhấn mạnh, hằn sâu nỗi đau đớn và nỗi xót xa của Kiều. 
  3. Điệp từ "cho" được lặp lại 6 lần nhấn mạnh bi kịch cuộc đời nàng. Mười lăm năm tha hương là mười lăm năm đoạn trường đầy gian truân của Thúy Kiều. Càng thương Kiều, Nguyễn Du càng yêu quý phẩm chất thanh cao, trong sạch của nàng. Ông đau xót cho một con người hồng nhan bạc mệnh.

Bài 2:

  1. Phép đối: 

"Người quốc sắc, kẻ thiên tài,

Tình trong như đã, mặt ngoài còn e"

Phân tích: Hai trái tim đa tình, đa cảm đã có một tiếng nói chung. Thế nhưng vẫn dịu dàng, e ấp và kín đáo: "Tình trong như đã, mặt ngoài còn e". Người đẹp đã làm cho chàng Kim choáng váng: "Chập chờn cơn tỉnh cơn mê". Trước tiếng sét ái tình. Kim Trọng vốn hào hoa, phong nhã đã làm chủ được tâm hồn trong một cuộc tình trường: "Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn". Cuộc chia li không thể không diễn ra. Khoảnh khắc chia li của lứa đôi trong buổi đầu gặp gỡ mang theo bao tình lưu luyến. Hai vế tiểu đối mà ra hai phía chân trời, tình lưu luyến mến thương kéo dài vô tận:

"Khách đà lên ngựa người còn ghé theo"

"Kẻ thiên tài" đã mang theo hình bóng "người quốc sắc" trở về nhà. Chiếc cầu và dòng nước trong veo, cành tơ liễu và bóng chiểu thướt tha như những chứng nhân cho một thiên diễm tình giữa giai nhân và tài tử.

Tác dụng: gợi sự phong phú về ý nghĩa, gợi ra vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hòa cho sự vật. 

  1. Phép đối: Phận dầu dầu vậy cũng dầu 

Phân tích: số phận ra sao cũng đành chịu không một lời oán thán gì nhưng trong câu này nhắc đi nhắc lại ba lần chữ dầu nhấn mạnh thái độ thụ động hoàn toàn của Kiều trước số mệnh, không còn một sức phản ứng nào. 

Ý nghĩa: nhấn mạnh sự lực bất tòng tâm của Thúy Kiều. 

  1. Phép đối: 

“Người về chiếc bóng năm canh

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi”.

Phân tích: Đây là cảm nhận của Kiều về cảnh ngộ và số phận hai người. Cả hai đều cô đơn và nhỏ bé như nhau thấm thía một cảm giác lẻ loi bất lực: người về thì “chiếc bóng” kẻ đi xa thì “một mình” người thì “năm canh” vò võ thao thức kẻ thì “muôn dặm… xa xôi”. Lứa đôi ở hai phía chân trời cách trở. Kiều vừa thương mình vừa thương kẻ đi xa buồn tủi cho thân phận. Cấu trúc câu thơ rất đặc sắc được thể hiện ở cách sử dụng các số từ đặt trong thế đối lập tương phản: “chiếc” với “năm” “muôn” với “một” đã làm nổi bật nỗi buồn thao thức đơn chiếc lẻ bóng của nàng Kiều… là vô cùng vô tận.

Ý nghĩa: nhấn mạnh tâm trạng của Kiều và số phận lênh đênh trôi nổi của nàng. 

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để tạo lập văn bản.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm bài tập vận dụng, yêu cầu tạo lập văn bản.
  4. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm bài tập sau:

Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về quê hương trong đó có sử dụng phép điệp cấu trúc, chỉ rõ phép điệp đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 700k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 11 KÊT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

GIÁO ÁN WORD BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN WORD BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

GIÁO ÁN WORD BÀI 4. TỰ SỰ TRONG TRUYỆN THƠ DÂN GIAN VÀ TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN WORD BÀI 5. NHÂN VẬT VÀ XUNG ĐỘT TRONG BI KỊCH

GIÁO ÁN WORD BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"

GIÁO ÁN WORD BÀI 7. GHI CHÉP VÀ TƯỞNG TƯỢNG TRONG KÍ

GIÁO ÁN WORD BÀI 8. CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN THÔNG TIN

GIÁO ÁN WORD BÀI 9. LỰA CHỌN VÀ HÀNH ĐỘNG

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 11 KÊT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 4. TỰ SỰ TRONG TRUYỆN THƠ DÂN GIAN VÀ TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 5. NHÂN VẬT VÀ XUNG ĐỘT TRONG BI KỊCH

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 7. GHI CHÉP VÀ TƯỞNG TƯỢNG TRONG KÍ

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 9. LỰA CHỌN VÀ HÀNH ĐỘNG

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 11 KÊT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TÌM HIỂU NGÔN NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. ĐỌC, VIẾT VÀ GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC

IV. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 11 KÊT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 4. TỰ SỰ TRONG TRUYỆN THƠ DÂN GIAN VÀ TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5. NHÂN VẬT VÀ XUNG ĐỘT TRONG BI KỊCH

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7. GHI CHÉP VÀ TƯỞNG TƯỢNG TRONG KÍ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8. CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN THÔNG TIN

Chat hỗ trợ
Chat ngay