Giáo án Ngữ văn 11 kết nối Bài 9 Thực hành tiếng Việt: Cách giải thích nghĩa của từ

Giáo án Bài 9 Thực hành tiếng Việt: Cách giải thích nghĩa của từ Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 11 kết nối Bài 9 Thực hành tiếng Việt: Cách giải thích nghĩa của từ

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÁCH GIẢI THÍCH NGHĨA CỦA TỪ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Hiểu được sự cần thiết của việc giải thích nghĩa của từ trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
  • Hiểu rõ các thao tác giải thích nghĩa của từ được thực hiện trong một số văn bản đã đọc và biết cách vận dụng chúng trong hoạt động thực hành hoặc giao tiếp nói chung.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Hiểu được sự cần thiết của việc giải thích nghĩa của từ trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
  • Hiểu rõ các thao tác giải thích nghĩa của từ được thực hiện trong một số văn bản đã đọc và biết cách vận dụng chúng trong hoạt động thực hành hoặc giao tiếp nói chung.
  • Biết chọn cách giải thích nghĩa của từ phù hợp với từng tình huống giao tiếp cụ thể.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
  • Có trách nhiệm sử dụng đúng nghĩa của từ trong giao tiếp.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS chia thành 4 nhóm, tham gia trò chơi đoán từ.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia thành 4 nhóm, tham gia trò chơi đoán từ.

- Mỗi nhóm sẽ lần lượt nhận 2 từ, xếp thành một hàng dọc, người đứng cuối hàng sẽ được biết từ đó, phải dùng hành động để diễn tả cho người đứng trước mình, lần lượt cho đến thành viên đứng đầu hàng và đọc đáp án. Trong quá trình diễn tả từ ngữ, không được dùng lời nói, chỉ được dùng hành động, cử chỉ, biểu cảm.

- Tối đa mỗi nhóm chỉ có 5 phút để diễn tả và đưa ra câu trả lời.

- Nhóm nào diễn tả nhanh và đưa ra đáp án cuối cùng chính xác nhiểu nhất sẽ giành chiến thắng.

- Danh sách từ

Nhóm

Từ

1

Buồn, đói.

2

Hạnh phúc, buồn ngủ.

3

Lạnh, mệt.

4

Nóng, khát.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS chia nhóm và tiến hành chơi trò chơi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Giải thích từ ngữ là nhằm cho người đọc hiểu một cách chính xác một thuật ngữ, một từ nhất định mang ý nghĩa gì. Vậy nên chúng ta cần phải cẩn trọng, tránh giải thích sai từ ngữ. Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách giải thích nghĩa của từ để có được những lưu ý quan trọng khi giải thích từ ngữ nhé.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu lý thuyết

  1. Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được lý thuyết về cách giải thích nghĩa của từ.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu lý thuyết về cách giải thích nghĩa của từ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn về cách giải thích nghĩa của từ làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ sau:

·  Trình bày những cách giải thích nghĩa của từ.

·  Có những yêu cầu nào đối với một số cách giải thích nghĩa của từ?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, đánh giá, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

I. Cách giải thích nghĩa của từ

1. Các cách giải thích nghĩa của từ

- Có nhiểu cách giải thích nghĩa của từ tùy vào ngữ cảnh cụ thể và vào đặc điểm, tính chất của từ được giải thích (từ vay mượn, từ địa phương, từ cổ,..). Sau đây là một số cách cơ bản và thông dụng:

+ Giải thích bằng hình thức trực quan: chi vào sự vật hay hiện tượng tồn tại trong thực tế vốn được gọi tên bằng từ đó (cũng có thể chỉ vào hình ảnh đại diện của sự vật được ghi nhận bằng các phương tiện phi ngôn ngữ như tranh, ảnh,...).

+ Giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị. Theo cách này, không chỉ nghĩa của các từ chỉ sự vật, hiện tượng quan sát được mà cả nghĩa của những từ biểu thị trạng thái tinh thần hay kết quả hoạt động tư duy của con người đều có thể được làm sáng tỏ.

+ Giải thích bằng cách nêu lên từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích, theo quy ước ngầm rằng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa đó đã được người tiếp nhận biết đến.

+ Giải thích bằng cách làm rõ nghĩa từng yếu tố trong từ được giải thích (đối với đa số từ ghép), sau đó, nếu nghĩa chung của từ. yếu tố trong từ được giả.

2. Yêu cầu đối với một số cách giải thích nghĩa của từ

- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị: phải nêu đầy đủ các khía cạnh của khái niệm, vừa chỉ được “loại” mà đối tượng phụ thuộc vào, vừa chỉ được đặc thù của đối tượng so với các đối tượng khác cùng loại.

- Nêu từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa: trong một số trường hợp, có thể nêu cùng lúc 2 – 3 từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa để người tiếp nhận nắm bắt thuận lợi hơn về sắc thái nghĩa tinh tế của từ được giải thích.

Lưu ý: Thông thường, từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa dùng để giải thích cần phải phổ biến, dễ hiểu hơn so với từ được giải thích.

- Làm rõ nghĩa từng yếu tố trong từ, sau đó tổng hợp lại: Cách giải thích này có thể áp dụng đối với đa số từ ghép. Yếu tố dùng trong từ ghép có thể có nhiểu nghĩa, vì vậy, khi giải thích, phải phán đoán để chọn đúng nghĩa nào có thể tương thích với nghĩa của yếu tổ còn lại.

Lưu ý:

- Cách giải thích nêu trên không áp dụng cho loại từ ghép mang nghĩa biệt lập hoặc nghĩa thuật ngữ chuyên môn như: quân tử, tiểu nhân, kinh tế, du kích,...

- Sau khi đã giải thích nghĩa của từng yếu tố tạo nên từ, cần phải chú ý mối quan hệ giữa các yếu tố đó để thực hiện việc tổng hợp nghĩa. Mỗi loại từ ghép (ví dụ: từ ghép đẳng lập như giang sơn, xã tắc,... ; từ ghép chính phụ như vĩ nhân, danh nhân,...) sẽ đòi hỏi những cách tổng hợp nghĩa khác nhau.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về cách giải thích nghĩa của từ.
  3. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan đến cách giải thích nghĩa của từ.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Luyện tập về cách giải thích nghĩa của từ.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm những bài tập sau:

Bài 1: Tìm ở phần cước chú hai văn bản Bài ca ngất ngưởng và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc các trường hợp có thể minh hoạ cho một số cách giải thích nghĩa của từ được nêu ở phần Tri thức ngữ văn.

Bài 2: Trong những cước chú tìm được theo bài tập 1, cách giải thích nào đối với nghĩa của từ được sử dụng nhiểu hơn? Hãy lí giải nguyên nhân.

Bài 3: Chỉ ra những trường hợp cước chủ cụ thể mà ở đó người biên soạn đã sử dụng phối hợp ít nhất hai cách giải thích nghĩa của từ.

Bài 4: Chọn một số từ có cước chủ ở các văn bản đọc trong bài và giải thích chúng theo cách khác so với cách đã được sử dụng. Tự đánh giá về cách giải thích mà bạn vừa thực hiện.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và hoàn thành bài tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS trả lời câu hỏi.

- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 700k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 11 KÊT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

GIÁO ÁN WORD BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN WORD BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

GIÁO ÁN WORD BÀI 4. TỰ SỰ TRONG TRUYỆN THƠ DÂN GIAN VÀ TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN WORD BÀI 5. NHÂN VẬT VÀ XUNG ĐỘT TRONG BI KỊCH

GIÁO ÁN WORD BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"

GIÁO ÁN WORD BÀI 7. GHI CHÉP VÀ TƯỞNG TƯỢNG TRONG KÍ

GIÁO ÁN WORD BÀI 8. CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN THÔNG TIN

GIÁO ÁN WORD BÀI 9. LỰA CHỌN VÀ HÀNH ĐỘNG

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 11 KÊT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 4. TỰ SỰ TRONG TRUYỆN THƠ DÂN GIAN VÀ TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 5. NHÂN VẬT VÀ XUNG ĐỘT TRONG BI KỊCH

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 7. GHI CHÉP VÀ TƯỞNG TƯỢNG TRONG KÍ

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 9. LỰA CHỌN VÀ HÀNH ĐỘNG

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 11 KÊT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TÌM HIỂU NGÔN NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. ĐỌC, VIẾT VÀ GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC

IV. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 11 KÊT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 4. TỰ SỰ TRONG TRUYỆN THƠ DÂN GIAN VÀ TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5. NHÂN VẬT VÀ XUNG ĐỘT TRONG BI KỊCH

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7. GHI CHÉP VÀ TƯỞNG TƯỢNG TRONG KÍ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8. CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN THÔNG TIN

Chat hỗ trợ
Chat ngay