Giáo án Ngữ văn 11 kết nối Bài 7 Thực hành tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (tiếp theo)

Giáo án Bài 7 Thực hành tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (tiếp theo) Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 11 kết nối Bài 7 Thực hành tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (tiếp theo)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG PHÁ VỠ NHỮNG QUY TẮC NGÔN NGỮ THÔNG THƯỜNG: ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC DỤNG (TIẾP THEO).

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Nắm vững biểu hiện của hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường (thông qua các ví dụ cụ thể); phân biệt được việc phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường vì mục đích sáng tạo với việc vi phạm quy tắc do thiếu hiểu biết hoặc bất cần trong sử dụng ngôn ngữ.
  • Hiểu được việc phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường không chỉ diễn ra ở văn bản thơ – một loại văn bản có cách tổ chức đặc biệt – mà cả ở văn xuôi, vốn rất gần với ngôn ngữ đời sống. Qua việc giải quyết các bài tập, HS hiểu được trong ngôn ngữ văn xuôi, việc phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường một cách có chủ ý luôn hướng tới mục đích nghệ thuật nhất định.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nắm vững biểu hiện của hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường (thông qua các ví dụ cụ thể); phân biệt được việc phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường vì mục đích sáng tạo với việc vi phạm quy tắc do thiếu hiểu biết hoặc bất cần trong sử dụng ngôn ngữ.
  • Hiểu được việc phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường không chỉ diễn ra ở văn bản thơ – một loại văn bản có cách tổ chức đặc biệt – mà cả ở văn xuôi, vốn rất gần với ngôn ngữ đời sống. Qua việc giải quyết các bài tập, HS hiểu được trong ngôn ngữ văn xuôi, việc phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường một cách có chủ ý luôn hướng tới mục dích nghệ thuật nhất định.
  • Biết vận dụng những kiến thức về hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường vào việc phân tích văn bản nghệ thuật.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, có ý thức vận dụng kiến thức vào phân tích văn bản nghệ thuật.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập để ôn tập lại kiến thức cũ, tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS chia thành 4 nhóm, tham gia trò chơi “Nhà thông thái”.
  4. Sản phẩm: Đáp án của học sinh về những câu hỏi.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia lớp thành 4 nhóm với số lượng thành viên tương đương nhau để tham gia trò chơi “Nhà thông thái”.

- GV chuyển giao dụng cụ học tập là chiếc chuông bấm để bàn, mỗi nhóm cử một thành viên đại diện để bấm chuông giành quyền trả lời.

- GV đưa ra những câu hỏi trắc nghiệm sau:

Câu 1: Để nhận ra những hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học, cần:

  1. Nắm vững quy ước ngôn ngữ có tính chuẩn mực của tiếng Việt.
  2. Nắm bắt được các quy ước ngôn ngữ quốc tế.
  3. Nắm bắt được các biện pháp nghệ thuật.
  4. Nắm bắt được các thuật ngữ văn học.

Câu 2: Đâu là hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học?

  1. Sử dụng hình thức đảo ngữ.
  2. Sử dụng hình thức đối.
  3. Sử dụng hình thức lặp cấu trúc.
  4. Sử dụng hình thức điệp từ.

Câu 3: Đâu là hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học?

  1. Sử dụng hình thức hò, vè.
  2. Sử dụng hình thức đối.
  3. Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ nhằm đưa đến phát hiện bất ngờ về đối tượng.
  4. Sử dụng hình thức đối – đáp.

Câu 4: Đâu là hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học?

  1. Sử dụng hình thức đề vịnh.
  2. Sử dụng hình thức ca ngâm.
  3. Sử dụng nét nghĩa nguyên bản của từ ngữ.
  4. Tạo ra những kết hợp từ trái logic nhằm “lạ hóa” đối tượng được nói tới.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm trình bày đáp án sau khi đã giành được quyền trả lời.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nếu đáp án sai, tiếp tục giành quyền trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV đưa ra đáp án:

1.A

2.A

3.C

4.D

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau luyện tập về Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (tiếp theo) để thấy được sự đa dạng, phong phú trong việc diễn đạt ngữ nghĩa của tiếng Việt nhé!

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về lý thuyết

  1. Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Lý thuyết về một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (tiếp theo).

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn về Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (tiếp theo)., làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ sau:

·  Mục đích của việc phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (tiếp theo) là gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

I. Lý thuyết

1. Mục đích phá vỡ nguyên tắc ngôn ngữ thông thường

- Dù ở thể loại nào, việc phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường một cách chủ động, sáng tạo cũng hướng đến mục đích: thể hiện cái nhìn độc đáo của người viết về đối tượng; gợi những liên tưởng lạ lùng, mới mẻ cho người đọc; làm mới cách biểu đạt, tránh sự sáo mòn trong sử dụng từ ngữ,...

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (tiếp theo).
  3. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan đến Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (tiếp theo).
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Luyện tập về cách giải thích nghĩa của từ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm những bài tập sau:

Bài 1. Câu thơ nào dưới đây cho thấy tác giả đã thể hiện sự sáng tạo bằng cách phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường? Dựa vào đâu bạn kết luận như vậy?

a.

Xanh om cổ thụ tròn xoe tán, 

Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ. 

(Hồ Xuân Hương, Cảnh thu) 

Trong vườn đêm ấy nhiểu trăng quá, 

Ánh sáng tuôn đầy các lối đi. 

(Xuân Diệu, Trăng)

Bài 2. Chỉ ra cụm từ có cách kết hợp từ không bình thường và phân tích hiệu quả của cách kết hợp đó ở hai câu sau:

  1. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cố thì, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà... 

(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ai đã đặt tên cho dòng sông?)

  1. Để khi khoác ba lô lần đầu về Đất Mũi, rằng, thôi thì, ta cứ lỏng tay thơ thẩn với Cà Mau. 

(Trần Tuấn, Cà Mau quê xứ)

Bài 3. 

Thế là cãi nhau, hai thằng miền Trung giữa cái nắng miệt mài bên những hạt phù sa sinh nở khỏi từ hai chữ "quê nhà" ấy của thi sĩ đất Bắc. 

(Trần Tuấn, Cà Mau quê xứ)

Tìm các từ ngữ có thể kết hợp hợp lí với cụm từ cái nắng trong câu trên. So sánh những cụm từ mà bạn tạo ra với cụm từ cái nắng miệt mài để thấy tác dụng của phương án kết hợp mà tác giả lựa chọn.

Bài 4. Nhận xét đặc điểm các cụm từ in đậm trong hai câu sau và phân tích giá trị biểu đạt của từng trường hợp:

  1. Giờ tới lượt bạn tôi gửi lại nơi này mấy đọt phù sathơ kèm chút gió Lào cố quận.

(Trần Tuấn, Cà Mau quê xứ) 

  1. Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng Hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân

(Nguyễn Tuân, Người lái đò Sông Đà)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và hoàn thành bài tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS trả lời câu hỏi.

- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:

- Gợi ý trả lời:

Bài 1:

  1. Trong tiếng Việt, tính từ thường được đặt sau danh từ mà nó bổ nghĩa. Với nội dung được đề cập ở hai câu thơ của Hồ Xuân Hương, cách nói phổ biến là: cổ thụ xanh um, tán tròn xoe; tràng giang trắng xoá, phẳng lặng như tờ. Nhưng ở đây, Hồ Xuân Hương đã đặt tính từ đứng trước danh từ "Xanh om cổ thụ tròn xoe tán”; “Trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ”. Đó là sáng tạo bằng cách phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường.

b. Ở câu thơ của Xuân Diệu, nhiểu trăng là cách kết hợp lạ, không gặp trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày. Lượng từ nhiểu hay ít không kết hợp với danh từ trăng (bởi trăng thì chỉ có một). Có thể tác giả muốn nói: trong vườn đêm ấy tràn ngập ánh trăng. Tuy nhiên đây là thơ – lĩnh vực cho

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Vẻ đẹp của đất Mũi Cà Mau

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia lớp thành 3 nhóm, trả lời những câu hỏi sau:

·    Tính chất tươi mới, sống động của thực tế đời sống con người vùng Đất Mũi được thể hiện qua những khung cảnh, nhân vật nào?

·    Đến với Mũi Cà Mau, tác giả liên tưởng đến những nhà thơ, nhà văn nào đã có duyên nợ với vùng đất này? Những liên tưởng đó có ý nghĩa gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Tâm thế của tác giả và nghệ thuật viết tản văn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi (think – pair – share) trả lời những câu hỏi sau:

·    Tác giả có tâm thế như thế nào khi đến với Mũi Cà Mau? Tâm thế đó có ý nghĩa gì đối với người viết tản văn?

·    Chất trữ tình được thể hiện như thế nào trong bài tản văn?

·    Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ và các biện pháp tu từ trong tác phẩm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, trả lời sau:

 Từ nội dung văn bản “Cà Mau quê xứ”, em hãy rút ra giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra Kết luận.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

I. Vẻ đẹp của đất Mũi Cà Mau

1. Tính chất tươi mới, sống động của thực tế đời sống con người vùng Đất Mũi

- Anh bạn nhà văn Đất Mũi kể đã chứng kiến đủ kiểu xúc động của các vị khách khi đến đây: “Người ôm cây cột mốc, kẻ ôm cây được, kẻ lại nằm lăn xuống bùn lầy để.. khóc vì sướng!”.

+ Cảnh mấy anh em nhà báo cởi trần ngồi lai rai tại ngôi nhà số 1 của xã Đất Mũi, qua cầu chuyện về những con người cụ thể, thêm thấu hiểu cung cách làm ăn và sinh sống của cư dân nơi đây.

+ Cảnh những người phụ nữ ngồi lột thịt ghẹ tại một cơ sở gia công thực phẩm của vợ chồng nhà anh Phúc, chị Tuyết – một bức tranh sinh động về lao động sản xuất của con người Đất Mũi.

+ Câu chuyện gay cấn một thời về sự lựa chọn giữa con tôm và cây được, liên quan đến sinh mệnh chính trị của bao nhiêu người, được kể lại trong ngôi nhà của Phó Chủ tịch xã Đất Mũi Lê Hoàng Liêm.

=> Ở thời điểm bài tản văn ra đời, những khung cảnh, nhân vật đó chính là câu chuyện của hiện tại, có tính thời sự nóng hổi, mang hơi thở của cuộc sống bề bộn đang chuyển mình, vận động. Quan sát dòng chảy của cuộc sống để ghi lại một cách chân thực, đó là thế mạnh vốn có của thể loại kí.

2. Đến với Mũi Cà Mau, tác giả liên tưởng đến những nhà thơ, nhà văn sau:

- Trước Cách mạng có Nguyễn Bính – nhà thơ lãng mạn từng đặt chân đến Mũi Cà Mau trong những chuyến “giang hồ như nhà thơ tự nhận; trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ có Nguyễn Tuân với bài kí Khi nào Bắc Nam đã được thống nhất, anh sẽ vô thăm đầu trước hết?, Anh Đức có tập bút kí Bức thư Cà Mau; Xuân Diệu có bài thơ Mũi Cà Mau. Nhắc đến vùng đất này không thể không nhắc đến nhà văn Sơn Nam – một “pho từ điển” sống về Nam Bộ; Nguyễn Ngọc Tư – một nhà văn sống và viết ở Cà Mau.

=> Những liên tưởng đó cho thấy, Mũi Cà Mau là miền đất khơi gợi nhiểu cảm hứng sáng tạo cho các nhà văn, nhà thơ. Đến với Mũi Cà Mau cũng là đến với một “vùng văn chương, vì thế, cầm bút viết về vùng đất này, tác giả không khỏi cảm thấy có những thách thức.

II. Tâm thế của tác giả và nghệ thuật viết tản văn

1. Tâm thế của tác giả khi đến với Mũi Cà Mau

- Tác giả đến với Mũi Cà Mau với tâm thế rất nhẹ nhàng: đi chơi. Nhưng ở đây, đi chơi cũng có nghĩa là đến với miền đất lạ, đi tìm niềm hứng khởi mới, để được trải nghiệm bằng tất cả các giác quan và cảm xúc.

- Với tác giả – người viết tản văn – những trải nghiệm thực tế như vậy vô cùng quan trọng. Nó đánh thức khả năng khám phá về vùng đất và con người nơi đây. Nó gợi lên trong lòng người viết những cảm xúc mới mẻ, những quan sát và suy ngẫm có chiểu sâu. Bằng liên tưởng bất chợt, nó kết nối hiện tại với quá khứ, chuyện đời và trang văn, hiện thực và ước vọng,... Đây là những điều kiện cần thiết cho sự sáng tạo trong tản văn.

2. Chất trữ tình trong bài tản văn

- Chất trữ tình trong bài tản văn được bộc lộ qua cảm xúc của người viết, cùng với cách thể hiện vừa đa dạng, vừa có nhiểu nét độc đáo. Chẳng hạn:

+ Người viết đến với Mũi Cà Mau với tâm thế nhẹ nhõm, nhưng kì thực để thoả nỗi “khát thèm hạt phù sa ròng ròng tươi mới”. Những rung động mới mẻ, tức thì của tâm hồn khi tiếp xúc với con người và cảnh vật đang thay thế cho sự hiểu biết về một vùng đất qua trang văn của những người đi trước.

+ Mượn lời văn trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nói hộ nỗi niềm:“Cá thòi lòi dạn dĩ theo con nước chạy rột rẹt dưới sàn nhà, có lúc ngóc đầu lên, nhìn thom lom, ý hỏi ai đây ta, ai mà lặn lộn tới xứ bùn sình rừng rú này, ai mà ngó tui thiếu điều lòi con mắt ra, lạ lắm sao?”.

+ Thấy được sự bồi hồi rất lạ của lòng mình đối với những kiểu bày tỏ niềm xúc động của bao nhiêu người từ mọi miền về đây.

+ Nhìn cảnh quan, sản vật, con người, lắng nghe lời ăn tiếng nói của “quê xứ Cà Mau” với niềm yêu mến, gần gũi, thân tình.

+ Đồng cảm với mọi lo toan, bề bộn trong cuộc mưu sinh của những con người gắn bó với quê hương Mũi Cà Mau.

+ Không giấu được niềm xúc động kín đáo khi rời Mũi Cà Mau: “Than hầm từ thân cây được xứ này nghe nói tốt hơn mọi thứ than củi trên đời, đượm bên hơi lửa và không hề có khói. Không có khói, mà sao bước chân lên tàu rời Mũi, mắt tôi chợt cay nhoè".

=> Như vậy, chất trữ tình của bài tản văn khi được thể hiện trực tiếp (người viết tự bộc lộ cảm xúc), khi được thể hiện gián tiếp (những hình ảnh khách quan của cuộc sống có sức lay động tình cảm người đọc nhờ cách tái hiện của tác giả). Chất trữ tình hầu như có mặt từ đầu đến cuối văn bản, trở thành yếu tố nổi trội, đúng với đặc trưng của tản văn.

3. Cách sử dụng ngôn ngữ và các biện pháp tu từ trong tác phẩm

Là một thể loại văn học có sự phối hợp giữa yêu cầu về tính xác thực, khách quan của sự việc được tái hiện và tính biểu cảm gắn với cảm xúc chủ quan của người viết, kí mở ra một khoảng không gian rộng rãi cho sự sáng tạo về ngôn ngữ. Trong Cà Mau quê xứ, sự sáng tạo về ngôn ngữ và các biện pháp tu từ được thể hiện như sau:

- Sử dụng những từ ngữ mang màu sắc hiện đại: “Đi chơi, thực ra nói vậy cũng là để đánh lừa cái ổ cứng xúc cảm đã ấp ứ tự bao giờ, đánh lừa bộ xi đi võng mạc"; "Trong ổ cứng cũ mềm của tôi từ thuở nào còn lưu những cái phai Nguyễn Tuân, Anh Đức, Xuân Diệu từ hơn bốn mươi năm trước".

- Dùng từ láy tượng hình giàu sức gợi: "Cảm giác về xứ thật chon von, khi được ngồi trong chính ngôi nhà cuối cùng của dải đất hình chữ S"; "Ngôi nhà sàn thưng lá dừa nước nằm cheo leo giữa biển, tách bạch hẳn với xóm nhà bên kia, được dẫn ra bởi cây cầu lắt lẻo kết từ thân cây đước"…

- Dùng từ ngữ địa phương Nam Bộ phù hợp với cách ăn nói của con người nơi đây: “Ba Phúc vốc thêm mấy con ghẹ hấp thiệt ngon bỏ vào đĩa, xề lại “xây chừng" một li rồi đứng dậy”; “nhưng lần ấy ổng chỉ dừng ở Châu Đốc (An Giang), không dìa Cà Mau”; “Những lần sau ổng vào Nam, nhưng tui nhớ cũng chi ở lại Sài Gòn, hình như cũng hồng xuống xứ đó”; “dọc đường chúng tôi đều nghe từ chợ tới thuyền, từ xe lam, xe lôi tới thổ mộ một con chữ thật du dương mà xa lăng lắc”;...

– Cách kết hợp từ độc đáo: "Giờ tới lượt bạn tôi gửi lại nơi này mấy đọt phù sa thơ kèm chút gió Lào cố quận…

– Dùng phép chuyển nghĩa gợi liên tưởng bất ngờ: “Áo trắng của Duyên hắt vào tôi một mảng mây ngàn tuổi” (gợi nhớ câu thơ “Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay" trong Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu qua bản dịch của Tản Đà).

– Sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá để thổi hồn vào đối tượng được miêu tả: những hạt phù sa sinh nở khởi từ hai chữ “quê nhà” ấy của thi sĩ đất Bắc”...

III. Tổng kết

1. Nội dung

- Qua việc khắc họa vẻ đẹp của đất Mũi Cà Mau, tác giả thể hiện tình yêu và sự say mê với con người và mảnh đất nơi đây. Tác giả mở những trang văn ra để có thể cảm nhận trước những cái khó khăn, cái cực khổ đã trải qua với vùng đất này. Từ đó, khơi gợi trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc về Cà Mau và tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước Việt Nam.

2. Nghệ thuật

- Thể loại: tản văn.

- Đề tài: vẻ đẹp cùng đất Mũi Cà Mau.

- Tác phẩm thể hiện những rung động thẩm mỹ và quan sát tinh tế của tác giả về Cà Mau.

- Yếu tố tự sự: tái hiện lại kí ức về chuyến hành trình đi tới đất Mũi Cà Mau với những kỉ niệm và ấn tượng khó phai mờ.

- Yếu tố trữ tình: bộc lộ qua cảm xúc của người viết, cùng với cách thể hiện vừa đa dạng, vừa có nhiểu nét độc đáo.

- Ngôn ngữ giản dị, hình ảnh giàu tính gợi hình gợi cảm, sinh động, khắc họa chân thực, thể hiện được cái tôi yêu mến da diết mảnh đất cực nam của tổ quốc, yêu thiên nhiên và cảnh sắc quê nhà.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 700k/cả năm

Khi đặt nhận ngay và luôn

  • Giáo án đầy đủ cả năm
  • Khoảng 20 phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới
  • Khoảng 20 đề thi ma trận với lời giải, thang điểm chi tiết
  • PPCT, file word lời giải SGK

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 11 KÊT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

GIÁO ÁN WORD BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN WORD BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

GIÁO ÁN WORD BÀI 4. TỰ SỰ TRONG TRUYỆN THƠ DÂN GIAN VÀ TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN WORD BÀI 5. NHÂN VẬT VÀ XUNG ĐỘT TRONG BI KỊCH

GIÁO ÁN WORD BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"

GIÁO ÁN WORD BÀI 7. GHI CHÉP VÀ TƯỞNG TƯỢNG TRONG KÍ

GIÁO ÁN WORD BÀI 8. CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN THÔNG TIN

GIÁO ÁN WORD BÀI 9. LỰA CHỌN VÀ HÀNH ĐỘNG

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 11 KÊT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 4. TỰ SỰ TRONG TRUYỆN THƠ DÂN GIAN VÀ TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 5. NHÂN VẬT VÀ XUNG ĐỘT TRONG BI KỊCH

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 7. GHI CHÉP VÀ TƯỞNG TƯỢNG TRONG KÍ

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 9. LỰA CHỌN VÀ HÀNH ĐỘNG

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 11 KÊT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TÌM HIỂU NGÔN NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. ĐỌC, VIẾT VÀ GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC

IV. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 11 KÊT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 4. TỰ SỰ TRONG TRUYỆN THƠ DÂN GIAN VÀ TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5. NHÂN VẬT VÀ XUNG ĐỘT TRONG BI KỊCH

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7. GHI CHÉP VÀ TƯỞNG TƯỢNG TRONG KÍ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8. CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN THÔNG TIN

Chat hỗ trợ
Chat ngay