Giáo án Ngữ văn 11 kết nối Bài 8 Nói và nghe: Tranh biện về một vấn đề trong đời sống

Giáo án Bài 8 Nói và nghe: Tranh biện về một vấn đề trong đời sống ) Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 11 kết nối Bài 8 Nói và nghe: Tranh biện về một vấn đề trong đời sống

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày dạy: .../.../...

TIẾT : NÓI VÀ NGHE: TRANH BIỆN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Biết tiến hành một cuộc tranh biện về một vấn đề trong đời sống.
  • Nắm bắt được nội dung tranh biện và quan điểm của người nói; nhận xét, đánh giá được nội dung và cách thức tranh biện; biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ.
  1. Năng lực

Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác biểu hiện:

  • Lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; biết chọn lọc và lưu trữ các thông tin, tài liệu.
  • Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề
  • Có năng lực tự học, yêu thích, chủ động và tích cực trong giao tiếp
  • Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp
  • Biết chủ động nêu ý kiến, đề xuất khi được giao nhiệm vụ

Năng lực đặc thù

  • Biết tranh biện có hiệu quả và có văn hoá về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi.
  • Phát triển kĩ năng làm việc nhóm và tương tác.
  1. Phẩm chất
  • Biết lắng nghe, thể hiện sự tôn trọng những quan điểm, góc nhìn mang tính cá nhân về các vấn đề trong xã hội, chăm chỉ học hỏi, cập nhật tin tức.
  • Có trách nhiệm trong việc làm việc nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS hoàn thành phiếu khảo sát trong vòng 3 phút.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia thành 7 nhóm, chuyển giao phiếu khảo sát và yêu cầu HS hoàn thành trong vòng 3 phút.

- Phiếu khảo sát:

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành phiếu khảo sát.

- GV quan sát, hỗ trợ HS nếu cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ về phiếu khảo sát.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.

- GV dẫn vào bài: Tranh biện là một trong số những kĩ năng quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Nó thể hiện tư duy logic, sự hiểu biết và sự nhìn nhận từ nhiểu phía, đôi khi từ những cuộc tranh biện đó, nhiểu giải pháp, phương án thiết thực được để ra. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng luyện tập Tranh biện về một vấn đề trong đời sống.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chuẩn bị tranh biện

  1. Mục tiêu: HS nắm được cách xây dựng bài tranh biện đạt yêu cầu.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hướng dẫn của GV để chuẩn bị bài nói.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của một bài tranh biện trong SGK, thống nhất vấn đề tranh luận.

- GV hướng dẫn HS chia lớp thành 2 nhóm theo 2 quan điểm trái ngược nhau về cùng một vấn đề (đồng tình – phản đối).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS cùng trao đổi, tìm lí lẽ và bằng chứng để bảo vệ quan điểm của nhóm mình.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động tranh biện

- HS mỗi nhóm cử đại diện 2 – 3 HS (có thể nhiểu hơn) để tham gia vào quá trình tranh biện.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

- Ghi lên bảng.

1. Chọn đề tài và chuẩn bị tranh luận

Để hoạt động tranh biện về một vấn đề có chất lượng và hiệu quả, HS cần suy nghĩ, tìm hiểu trước về vấn đề, chuẩn bị ý kiến để phát biểu, trình bày quan điểm của đội mình; xác định nguyên nhân xuất hiện những quan điểm khác biệt, đối lập; dự kiến những lí lẽ đưa ra để phản bác, tranh luận; suy đoán những lí lẽ mà phía đối lập có thể sử dụng để bảo vệ quan điểm của họ.

Hoạt động 2: Thực hành tranh biện

  1. Mục tiêu: Nắm được các kĩ năng khi tranh biện.
  2. Nội dung: HS thảo luận, trình bày trong nhóm và tranh biện trước lớp.
  3. Sản phẩm học tập: Bài trình bày của HS và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thực hành tranh biện theo quy trình được hướng dẫn trong SGK.

- GV yêu cầu HS chuẩn bị dụng cụ học tập giấy, bút (bút màu, bút dạ quang,…) để ghi chép và đánh dấu hoặc gạch chân những thông tin quan trọng trong khi nghe.

- GV tiến hành cuộc tranh biện theo 3 phiên:

+ Phiên thứ nhất: Chứng minh quan điểm. Mỗi đội lần lượt tuyên bố quan điểm tán thành hay phản đối về vấn đề được nêu ra; trình bày các luận điểm chính, dùng lí lẽ, bằng chứng để chứng minh cho quan điểm của đội mình.

+ Phiên thứ hai: Tranh luận và bác bỏ. Hai đội luân phiên đưa ra lí lẽ, bằng chứng để bảo vệ quan điểm của mình và phản bác ý kiến của đối phương.

 + Phiên thứ ba: Kết luận. Mỗi đội khẳng định quan điểm của đội mình. Có thể một đội rút ý kiến trong trường hợp bị thuyết phục bởi quan điểm của đối phương.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiến hành tranh biện

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV điều hành vấn đề, giới thiệu thành phần tham gia, nêu rõ mục đích, quy tắc tranh biện.

- Các đội tham gia theo tiến trình như trong bảng SGK trang 87.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tóm tắt các luận điểm chính về vấn đề tranh biện của phía tán thành và phía phản đối.

- Tổ chức lấy ý kiến đánh giá, bình chọn của khán giả về các nhóm tranh biện.

- Nêu ý nghĩa của cuộc tranh biện; cảm ơn các nhóm tham gia tranh biện và khán giả theo dõi, đánh giá, bình chọn.

2. Tiến hành tranh biện

- Lưu ý những yếu tố then chốt trong một cuộc tranh biện:

+ Chủ đề/ vấn đề tranh biện: Có thể là một ý tưởng, một tuyên bố hay kiến nghị.

+ Người tham gia: Hai đội tranh biện, người điều hành, cố vấn hoặc trọng tài (nếu có), khán giả (tham gia đánh giá, bình chọn).

+ Cách thực hiện: Mỗi đội luân phiên đưa ra quan điểm của mình và phản bác quan điểm của đối phương.

+ Thời gian: Người điều hành quy định thời gian để mỗi bên trình bày quan điểm và lập luận cho quan điểm của mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khi trình bày ý kiến của mình, các bên tham gia tranh biện cần kết hợp ngôn ngữ với cử chỉ, điệu bộ để cuộc tranh biện thực sự sinh động, hấp dẫn.

- Tranh biện với tinh thần học hỏi, cởi mở, vui vẻ.

Hoạt động 3: Đánh giá, rút kinh nghiệm

  1. Mục tiêu: Nắm được tiêu chí đánh giá bài nói và đưa ra được nhận xét về bài tranh biện.
  2. Nội dung: HS sử dụng phiếu đánh giá theo tiêu chí để đánh giá phần tranh biện.
  3. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành phiếu đánh giá theo tiêu chí.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phát cho HS phiếu đánh giá trang 247 và yêu cầu HS đọc kĩ, trao đổi và đánh dấu vào các cột phù hợp.

- Sau khi hoàn thành, GV thu lại những phiếu làm cơ sở đánh giá hoạt động tranh biện cho HS.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe yêu cầu, thực hiện nhận xét phần tranh biện theo các tiêu chí như trong bảng.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày nhận xét và thảo luận về những ý kiến đóng góp

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

3. Trao đổi bài nói

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 700k/cả năm

Khi đặt nhận ngay và luôn

  • Giáo án đầy đủ cả năm
  • Khoảng 20 phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới
  • Khoảng 20 đề thi ma trận với lời giải, thang điểm chi tiết
  • PPCT, file word lời giải SGK

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 11 KÊT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

GIÁO ÁN WORD BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN WORD BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

GIÁO ÁN WORD BÀI 4. TỰ SỰ TRONG TRUYỆN THƠ DÂN GIAN VÀ TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN WORD BÀI 5. NHÂN VẬT VÀ XUNG ĐỘT TRONG BI KỊCH

GIÁO ÁN WORD BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"

GIÁO ÁN WORD BÀI 7. GHI CHÉP VÀ TƯỞNG TƯỢNG TRONG KÍ

GIÁO ÁN WORD BÀI 8. CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN THÔNG TIN

GIÁO ÁN WORD BÀI 9. LỰA CHỌN VÀ HÀNH ĐỘNG

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 11 KÊT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 4. TỰ SỰ TRONG TRUYỆN THƠ DÂN GIAN VÀ TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 5. NHÂN VẬT VÀ XUNG ĐỘT TRONG BI KỊCH

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 7. GHI CHÉP VÀ TƯỞNG TƯỢNG TRONG KÍ

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 9. LỰA CHỌN VÀ HÀNH ĐỘNG

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 11 KÊT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TÌM HIỂU NGÔN NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. ĐỌC, VIẾT VÀ GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC

IV. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 11 KÊT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 4. TỰ SỰ TRONG TRUYỆN THƠ DÂN GIAN VÀ TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5. NHÂN VẬT VÀ XUNG ĐỘT TRONG BI KỊCH

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7. GHI CHÉP VÀ TƯỞNG TƯỢNG TRONG KÍ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8. CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN THÔNG TIN

Chat hỗ trợ
Chat ngay