Giáo án Ngữ văn 11 kết nối Bài 7 Nói và nghe: Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống
Giáo án Bài 7 Nói và nghe: Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 11 kết nối Bài 7 Nói và nghe: Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
TIẾT : NÓI VÀ NGHE: THẢO LUẬN, TRANH LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- HS chọn được vấn đề trong đời sống đáng quan tâm để tổ chức thảo luận, tranh luận.
- Năng lực
Năng lực đặc thù
- HS biết trình bày ý kiến của bản thân về vấn đề, nắm được ý kiến của người khác để thể hiện quan điểm tán thành hay phản bác.
Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác biểu hiện:
- Lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; biết chọn lọc và lưu trữ các thông tin, tài liệu.
- Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề
- Có năng lực tự học, yêu thích, chủ động và tích cực trong giao tiếp
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp
- Biết chủ động nêu ý kiến, đề xuất khi được giao nhiệm vụ
- Phẩm chất
- Biết lắng nghe, thể hiện sự tôn trọng những quan điểm, góc nhìn mang tính cá nhân về các vấn đề trong xã hội, chăm chỉ học hỏi, cập nhật tin tức.
- Có trách nhiệm trong việc làm việc nhóm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11.
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
- Nội dung: GV phát cho mỗi HS 1 phiếu khảo sát và yêu cầu HS hoàn thành trong vòng 2 phút.
- Sản phẩm: Phiếu khảo sát của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phát cho mỗi HS 1 phiếu khảo sát và yêu cầu HS hoàn thành trong vòng 2 phút: Hãy đánh dấu þ vào phiếu khảo sát.
- GV có thể tham khảo phiếu khảo sát sau:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành phiếu khảo sát.
- GV quan sát, hỗ trợ HS nếu cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ về phiếu khảo sát.
- GV yêu cầu HS giải thích tại sao lại hứng thú với vấn đề đó.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.
- GV dẫn vào bài: Những vấn đề trong đời sống luôn chứa đựng nhiểu khía cạnh, chúng được đón nhận theo những cách khác nhau tùy vào quan điểm và thái độ của mỗi người. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng luyện tập về bài nói và nghe với chủ đề “Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống”.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuẩn bị tranh luận, thảo luận
- Mục tiêu: HS nắm được cách xây dựng bài tranh luận đạt yêu cầu.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hướng dẫn của GV để chuẩn bị tranh luận.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS theo dõi SGK và thực hiện yêu cầu: · Trình bày ngắn gọn những yêu cầu của bài tranh luận, thảo luận. · Theo em, khi lựa chọn đề tài tranh luận, cần có những lưu ý gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, thảo luận cặp đôi và hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức - Ghi lên bảng. | 1. Yêu cầu của bài tranh luận, thảo luận - Xác định được vấn đề cần thảo luận, tranh luận. - Đưa ra được ý kiến, quan điểm của cá nhân khi tham gia thảo luận, tranh luận về vấn đề. - Biết thảo luận, tranh luận với các ý kiến, quan điểm khác để bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình. - Tôn trọng người đối thoại, có tinh thần cầu thị, lắng nghe; biết chấp nhận những ý kiến, quan điểm hợp lí, xác đáng. 2. Đề tài - Khi chọn đề tài cần lưu ý: + Đó có phải đề tài thiết thực và đáng được quan tâm trong cuộc sống hiện nay hay không? + Đề tài có nhiểu hướng tiếp cận, mang đến nhiểu góc nhìn hay không? + Đề tài đã phù hợp với học sinh trung học phổ thông hay không (không lựa chọn đề tài nhạy cảm, không phù hợp với HS). - Có thể lựa chọn đề tài dựa vào những gợi ý sau: + Với học sinh Trung học phổ thông, giữa tích luỹ kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống, điều gì quan trọng hơn? + Sở thích của bản thân và yêu cầu của cha mẹ, đâu là yếu tố quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai của mỗi học sinh? + Giải pháp nào để xử lí mối quan hệ giữa việc phát triển du lịch và giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá? |
Hoạt động 2: Thảo luận, tranh luận
- Mục tiêu: Nắm được các kĩ năng thảo luận, tranh luận.
- Nội dung: HS thảo luận, trình bày trong nhóm và trước lớp.
- Sản phẩm học tập: Bài trình bày của HS và chuẩn kiến thức GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS chia lớp thành 2 nhóm, thống nhất đề tài và tiến hành thảo luận, tranh luận. - 2 nhóm sẽ cử 1 – 2 thành viên đảm nhiệm vai trò là người phát ngôn, các thành viên còn lại sẽ ghi chép và thảo luận các lí lẽ, lập luận. - Căn cứ vào tín hiện đăng kí phát biểu của các thành viên, GV lần lượt chỉ định từng người ý kiến. - GV yêu cầu HS chuẩn bị dụng cụ học tập giấy, bút (bút màu, bút dạ quang,…) để ghi chép và đánh dấu hoặc gạch chân những thông tin quan trọng trong khi nghe. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiến hành tranh luận, thảo luận. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - HS trình bày kết quả trước lớp. - GV yêu cầu cả 2 nhóm nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung và hoàn thiện bảng kiểm. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV căn cứ vào nội dung các ý kiến để tổng kết cuộc tranh luận, thảo luận, nhận xét và bổ sung. | 2. Trình bày bài nói
- Phát biểu phải thể hiện được rõ quan điểm về vấn đề hoặc một khía cạnh nào đó của vấn đề. - Các ý kiến thảo luận, tranh luận cần đi vào trọng tâm của vấn đề, tránh lạc hướng.
- Cần hình thành ý kiến trên cơ sở khai thác thông tin từ sự quan sát, trải nghiệm thực tế. - Quan điểm đưa ra không được mơ hồ, ý kiến phải thực sự rõ ràng, cụ thể, không diễn đạt vòng vo, thiếu nhất quán. |
Hoạt động 3: Nắm bắt nội dung tranh luận và quan điểm của người nói; nhận xét, đánh giá, đặt câu hỏi về bài tranh luận.
- Mục tiêu: Nắm được tiêu chí đánh giá bài tranh luận, thảo luận và đưa ra được nhận xét về nhóm bạn.
- Nội dung: HS sử dụng phiếu đánh giá theo tiêu chí để đánh giá những ý kiến của bạn.
- Sản phẩm học tập: HS hoàn thành phiếu đánh giá theo tiêu chí.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phát cho HS phiếu đánh giá và yêu cầu HS đọc kĩ, trao đổi và đánh dấu vào các cột phù hợp. - Sau khi hoàn thành, GV thu lại những phiếu làm cơ sở đánh giá hoạt động nói và nghe cho HS. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe yêu cầu, thực hiện nhận xét bài nói và đánh giá theo các tiêu chí như trong bảng. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày nhận xét và thảo luận về những ý kiến đóng góp Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. | 3. Trao đổi bài nói |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây