Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Chân trời bài 6: Bài phát biểu của Tổng Thư kí Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (An-tô-ni-ô Gu-tê-rét)
Dưới đây là giáo án bài 6: Bài phát biểu của Tổng Thư kí Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (An-tô-ni-ô Gu-tê-rét). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 6: NHỮNG VẤN ĐỀ TOÀN CẦU
ÔN TẬP VĂN BẢN 2: BÀI PHÁT BIỂU CỦA TỔNG THƯ KÍ LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản.
- Biết nhận xét, đánh giá tính chất đúng hoặc sai của vấn đề đặt ra trong văn bản.
- Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội.
2. Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản.
- Biết nhận xét, đánh giá tính chất đúng hoặc sai của vấn đề đặt ra trong văn bản.
- Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội.
3. Về phẩm chất
- Có trách nhiệm, quan tâm đến những vấn đề xã hội và có cách ứng xử phù hợp.
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập;
- Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
- Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, bảng phân công nhiệm vụ đã chuẩn bị ở nhà, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP
- KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS kết nối với kiến thức đã học buổi sáng để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi về hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Em hãy nên những hậu quả nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây ra.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét chốt đáp án:
+ Nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang tăng, dẫn đến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như sóng nhiệt, hạn hán kéo dài, và nắng nóng gay gắt.
+ Sự tan chảy của băng ở các cực và sông băng làm tăng mực nước biển, gây ngập lụt ở các vùng ven biển và đảo quốc, đe dọa cuộc sống của hàng triệu người.
+ Sự gia tăng của các cơn bão mạnh, mưa lớn kéo dài gây ra lũ lụt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống và kinh tế.
+ Hạn hán kéo dài gây thiếu nước, giảm năng suất nông nghiệp, làm gia tăng nguy cơ cháy rừng, phá hủy môi trường sống và đe dọa đa dạng sinh học.
+…
- GV dẫn dắt vào bài: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng ôn tập lại văn bản Bài phát biểu của Tổng Thư kí Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu để hiểu hơn về vấn đề này nhé!
B. NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC
a. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản Bài phát biểu của Tổng Thư kí Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu.
b. Nội dung: Nhắc lại các kiến thức văn bản Bếp lửa.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời: + Nhắc lại một số hiểu biết về tác giả và xuất xứ văn bản “Bài phát biểu của Tổng Thư kí Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu”. + Trình bày lại luận đề, luận điểm được sử dụng và mối quan hệ giữa các luận đề trong văn bản. + Nhắc lại cách trình bày bằng chứng trong phần 2 của văn bản. + Liệt kê những giải pháp được đề ra trong văn bản. + Vì sao tác giả nhấn mạnh sự hiện diện của giới trẻ trong những người nghe bài phát biểu? + Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Bài phát biểu của Tổng Thư kí Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu”.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức. | Nhắc lại kiến thức 1. Tác giả - tác phẩm a. Tác giả - An-tô-ni-ô Gu-tê-rét sinh năm 1949, là nhà chính trị và ngoại giao người Bồ Đào Nha, từng giữ chức Thủ tướng Bồ Đào Nha từ năm 1995 đến năm 2002. - Năm 2017, ông được bầu làm Tổng thư kí Liên hợp quốc. b. Xuất xứ văn bản - Văn bản này là bài phát biểu của An-tô-ni-ô Gu-tê-rét cuộc họp Đại hội đồng Liên hợp quốc (ở Niu Oóc, Hoa Kỳ) năm 2018. - Bài phát biểu gióng lên hồi chuông báo động chính phủ các quốc gia vì họ đã làm ngơ quá lâu trước những lời kêu gọi khẩn thiết của các nhà khoa học về tình trạng khi thải nhà kính tăng vọt, đẩy hành tinh của chúng ta tới bờ vực thẳm. 2. Luận đề, luận điểm được sử dụng trong văn bản. - Luận đề: Sự nghiêm trọng của tình trạng biến đổi khí hậu đang trở thành mối đe doạ sự tồn vong của hành tỉnh chúng ta. - Luận điểm: + Phần 1 (từ đầu đến làm điều cần thiết): Thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu và sự cần thiết phải giải quyết vấn đề. + Phần 2 (Điều khiến cho đến đang dần cạn kiệt): Hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu. + Phần 3 (Ngọn núi phía trước đến gây ra): Giải pháp cho vấn đề khủng hoảng biến đổi khí hậu và trách nhiệm của các quốc gia giàu có trong việc giải quyết vấn đề này. + Phần 4 (phần còn lại): Khẳng định vai trò lãnh đạo của người trẻ và phụ nữ trong việc ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu. - Mối quan hệ giữa các luận điểm: Các luận điểm nêu trên có quan hệ chặt chẽ với nhau. Luận điểm trước là lí do, là cơ sở để nêu luận điểm tiếp đó, tạo thành một hệ thống lô-gíc. Xét bất cứ 2 luận điểm nào kề nhau cũng thấy rõ điều đó. 3. Những giải pháp được đề ra trong văn bản - Một số giải pháp để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu được tác giả nêu lên: + Giảm thiểu khí nhà kính phát thải. + Thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và thay thế chúng bằng năng lượng sạch từ nước, gió, mặt trời. + Ngăn chặn nạn phá rừng và phục hồi rừng bị tàn phá. + Các quốc gia giàu có phải chịu trách nhiệm nhiều hơn về khủng hoảng khí hậu. => Để thực thi các giải pháp nêu trên, theo tác giả, trách nhiệm chính thuộc về lãnh đạo các quốc gia, các doanh nghiệp và các nhà khoa học trên thế giới. Các giải pháp được nêu ra phù hợp, khả thi với thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, đặc biệt hướng đến đối tượng là các quốc gia giàu có. 4. Sự hiện diện của giới trẻ trong những người nghe bài phát biểu Nhấn mạnh sự hiện diện của giới trẻ là bởi họ chính là những chủ nhân tương lai của xã hội, có tri thức, có nhận thức nhạy bén, đúng đắn về những vấn đề đang diễn ra, họ có những phẩm chất của một người công dân toàn cầu và cũng chính là lực lượng quan trọng để thay đổi thế giới trong đó có vấn đề biến đổi khí hậu. 5. Tổng kết a. Nội dung - Tác giả bày tỏ sự lo lắng trước thực trạng và hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu với sự sống còn của Trái đất. Từ đó, tác giả nêu ra những giải pháp khả thi và kêu gọi tất cả mọi người cùng hành động để bảo vệ Trái đất. - Bài phát biểu đưa đến thông điệp mạnh mẽ: Mọi người trên Trái Đất này, tuỳ vào vị thế và khả năng của mình, cần khẩn trương hành động để làm chậm quá trình biến đổi khí hậu cũng như hạn chế những thiệt hại do tình trạng đó gây ra cho con người. b. Nghệ thuật - Cách nêu luận đề ấn tượng - Lập luận chặt chẽ. - Luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng có quan hệ chặt chẽ. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Bài phát biểu của Tổng Thư kí Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu.
b. Nội dung:
- GV đưa ra câu hỏi để HS củng cố kiến thức bài Bài phát biểu của Tổng Thư kí Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
c. Sản phẩm:
- Phiếu bài tập của HS.
- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng.
d. Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ: Luyện tập theo văn bản
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:
Câu 1: Em hãy phân tích vai trò của cộng đồng quốc tế trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu như được nêu trong bài phát biểu.
Câu 2: Từ bài phát biểu của Tổng Thư kí Liên Hợp quốc, em hãy liên hệ với vai trò của Việt Nam trong việc tham gia các nỗ lực toàn cầu nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV gợi ý:
Câu 1:
- Biến đổi khí hậu là một vấn đề không biên giới, ảnh hưởng đến mọi quốc gia. Do đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia để đối phó hiệu quả. Các diễn đàn quốc tế như Liên Hợp quốc, Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu (COP), và các hiệp định toàn cầu như Hiệp định Paris là những nền tảng quan trọng để thúc đẩy hợp tác quốc tế và thống nhất các cam kết hành động.
- Các quốc gia phát triển, với khả năng tài chính và công nghệ tiên tiến, đóng vai trò hỗ trợ các quốc gia đang phát triển trong việc thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Quỹ Khí hậu Xanh (Green Climate Fund) là một minh chứng cho sự hợp tác này, giúp cung cấp tài chính cho các dự án bảo vệ môi trường ở các nước dễ bị tổn thương.
- Hợp tác quốc tế cho phép các quốc gia chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và công nghệ trong việc giảm thiểu khí thải nhà kính và phát triển bền vững. Các quốc gia tiên tiến có thể chuyển giao công nghệ năng lượng sạch, giúp các quốc gia khác phát triển các giải pháp bền vững mà không phải trải qua những giai đoạn phát triển gây hại cho môi trường.
- Cộng đồng quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và khuyến khích mỗi quốc gia và cá nhân hành động có trách nhiệm. Các chiến dịch toàn cầu, như “Ngày Trái Đất” hay “Giờ Trái Đất”, không chỉ thúc đẩy nhận thức mà còn khuyến khích hành động cụ thể từ cộng đồng.
Câu 2:
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực ven biển. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết cho Việt Nam trong việc tham gia vào các nỗ lực toàn cầu nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Trong bài phát biểu của Tổng Thư kí Liên Hợp quốc, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế và trách nhiệm chung trong việc ứng phó với thách thức toàn cầu này. Việt Nam có vai trò quan trọng không chỉ trong việc bảo vệ môi trường trong nước mà còn đóng góp vào nỗ lực quốc tế.
+ Việt Nam tích cực tham gia các hội nghị quốc tế như Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu (COP), đóng góp ý kiến và kinh nghiệm trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong bối cảnh các nước đang phát triển.
+ Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định quốc tế về biến đổi khí hậu, như Hiệp định Paris 2015. Cam kết giảm phát thải khí nhà kính và chuyển đổi sang nền kinh tế xanh là những bước đi cụ thể thể hiện vai trò tích cực của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.
=> Việt Nam có vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Bằng cách thực hiện các hành động cụ thể như phát triển năng lượng tái tạo, bảo vệ rừng, và nâng cao nhận thức cộng đồng, Việt Nam không chỉ bảo vệ môi trường trong nước mà còn đóng góp tích cực vào nỗ lực toàn cầu. Tăng cường hợp tác quốc tế và học hỏi từ các mô hình thành công trên thế giới sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển bền vững và chống lại những thách thức do biến đổi khí hậu mang lại.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2