Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Chân trời bài 1: Bếp lửa (Bằng Việt)
Dưới đây là giáo án bài 1: Bếp lửa (Bằng Việt). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP VĂN BẢN: BẾP LỬA
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Ôn tập những kiến thức về tác giả Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa.
- Phân tích những đặc sắc liên quan đến hình tượng, bút pháp nghệ thuật của tác phẩm.
- Ghi nhớ, khắc sâu những đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Bếp lửa.
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm Bếp lửa.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
- Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
- Năng lực cảm thụ văn học bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
- Năng lực đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại: phân tích ý nghĩa hình tượng nghệ thuật, đánh giá những sáng tạo độc đáo của nhà thơ.
- Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.
- Về phẩm chất
- Trân trọng, yêu quý quê hương, đất nước.
- Liên hệ trách nhiệm của bản thân.
- PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập;
- Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
- Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, bảng phân công nhiệm vụ đã chuẩn bị ở nhà, vở ghi.
- TIẾN TRÌNH ÔN TẬP
- KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS kết nối với kiến thức đã học buổi sáng để trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm nhắc lại kiến thức buổi sáng.
b. Nội dung: GV phát phiếu trắc nghiệm để HS nghiên cứu.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: GV đưa câu hỏi trắc nghiệm, HS nghiên cứu và trả lời:
Câu 1: Nội dung chính của bài thơ “Bếp lửa” là gì? A. Miêu tả vẻ đẹp của hình ảnh bếp lửa mỗi buổi sớm mai. B. Nói về tình cảm sâu nặng, thiêng liêng của người cháu đối với người bà. C. Nói về tình cảm yêu thương của người bà dành cho con và cháu. D. Nói về tình cảm nhớ thương của người con dành cho cha mẹ đang chiến đấu ở xa. Câu 2: Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác trong hoàn cảnh nào? A. Khi tác giả đang chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn. B. Khi tác giả đang du học ở nước ngoài. C. Khi tác giả vừa từ nước ngoài về nước. D. Khi đất nước vừa thống nhất. Câu 3: Tuổi thơ người cháu bên bà được tái hiện như thế nào? A. Một tuổi thơ nhiều niềm vui sướng, hạnh phúc. B. Một tuổi thơ trong chiến tranh biến động dữ dội. C. Một tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn nhưng ấm áp tình yêu thương của bà. D. Một tuổi thơ cô đơn, buồn tủi. Câu 4: Bài thơ “Bếp lửa” được tái hiện theo trình tự nào? A. Suy ngẫm và hồi tưởng. B. Liên tưởng và hồi tưởng. C. Hồi tưởng và suy ngẫm. D. Hồi tưởng và liên tưởng. Câu 5: Ý nghĩa của ba câu thơ sau: “Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm” A. Nói lên nỗi nhớ của tác giả về người bà. B. Nói lên sự tần tảo, đức hi sinh của người bà. C. Nói lên thói quen nhóm lửa lúc sáng sớm của người bà. D. Nói lên sự biết ơn của tác giả đối với người bà. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét chốt đáp án:
1. B | 2. B | 3. C | 4. C | 5. B |
- GV dẫn dắt vào bài: Bằng Việt bắt đầu làm thơ từ những năm 60 của thế kỉ XX. Ông là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ ông toát lên vẻ đẹp trong sáng mượt mà “như những bức tranh lụa”; rất đằm thắm và sâu sắc khi viết về những kỉ niệm tuổi ấu thơ, tuổi học trò, tình cảm gia đình và bài thơ “Bếp lửa“ cũng không là bài thơ ngoại lệ. Hãy cùng ôn tập lại bài học “Bếp lửa”.
B. NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC
- Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản Bếp lửa, nhận diện và phân tích các bút pháp nghệ thuật thể hiện trong bài thơ.
- Nội dung: Nhắc lại các kiến thức văn bản Bếp lửa.
- Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời: + Nhắc lại một số hiểu biết về nhà thơ Bằng Việt và bài thơ “Bếp lửa”. + Trình bày hiểu biết của em về thể thơ, bố cục, chủ đề, mạch cảm xúc và các hình ảnh thơ được biểu hiện trong bài thơ “Bếp lửa”. + Sự kết hợp giữa yếu tố biểu cảm với miêu tả, tự sự được sử dụng trong văn bản có tác dụng như thế nào? + Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Bếp lửa”.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức. | Nhắc lại kiến thức
- Tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng. - Năm sinh: 15/6/1941. - Quê quán: Xã Chàng Sơn – huyện Thạch Thất – Hà Nội. - Ông làm thơ từ đầu những năm 60 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. - Tác phẩm tiêu biểu: Hương cây – Bếp lửa (1968 in chung với Lưu Quang Vũ); Đất sau mưa (1977), Bếp lửa – khoảng trời (1986)…
- Sáng tác năm 1936, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. - Bài thơ in trong tập “Hương cây – bếp lửa” năm 1986 tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.
+ Phần 1 (Khổ đầu): hình ảnh bếp lửa và sự khơi nguồn cảm xúc. + Phần 2 (4 khổ tiếp): Những kỉ niệm thơ ấu bên người bà và bếp lửa. + Phần 3 (2 khổ tiếp): Suy ngẫm của cháu về bà và bếp lửa. + Phần 4 (khổ cuối): Niềm thương nhớ của người cháu.
- Bếp lửa “chờn vờn sương sớm”: Gợi tả một hình ảnh bếp lửa có thật được cảm nhận bằng thị giác ẩn hiện trong sương sớm “chờn vờn”. - Bếp lửa “ấp iu”: Gợi bàn tay dịu dàng, kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chăm chút của người nhóm lửa.
- Hình ảnh bếp lửa gợi kỷ niệm hồi tưởng về tuổi thơ và bà: “Rồi sớm chiều lại bếp lửa bà nhen/ Một lòng bà luôn ủ sẵn/ Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”
- Luôn tần tảo sớm hôm và đức hy sinh của người của bà: “Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ/ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm … Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”. Cuộc đời bà là một cuộc đời đầy gian truân, vất vả, nhiều lận đận, trải qua nhiều nắng mưa tưởng như không bao giờ dứt. Hình ảnh của bà cũng là hình ảnh của bao người phụ nữ Việt Nam giàu đức hy sinh dù gian truân vất vả vẫn sáng lên tình yêu thương. - Bà là người phụ nữ nông thôn thuần hậu nhưng có bản lĩnh vững vàng, là chỗ dựa tinh thần cho con cháu: + Chăm chút gia đình khi trải qua nạn đói. + Kiên cường, vững vàng khi giặc tới “đốt nhà cháy tàn cháy rụi” - Bà là người yêu thương, chăm sóc và dạy cháu lên người: “Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe/ Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”: Bố mẹ đi công tác, cháu sống trong sự yêu thương, đùm bọc, chăm sóc của bà.
=> Hình ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà trở thành kí ức thiêng liêng nâng đỡ cháu trên suốt chặng đường đời: Bếp lửa kỳ lạ và thiêng liêng: “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng bếp lửa!”: Từ ngọn lửa của bà, cháu nhận ra cả một niềm tin dai dẳng về ngày mai, cháu hiểu được linh hồn của một dân tộc vất vả, gian lao mà tình nghĩa.
- Kỉ niệm tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn: + Kí ức: “Đói mòn đói mỏi”, “Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”
+ Kí ức về thời kỳ kháng chiến chống Pháp: “Mẹ cùng cha công tác bận không về…”, “Năm giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi”, “Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi”.
- Kỉ niệm tuổi thơ luôn được sống trong tình yêu thương, đùm bọc, cưu mang trọn vẹn của bà: + Lòng đôn hậu, tình yêu thương bao la, sự chăm chút của bà đối với đứa cháu nhỏ: “Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế”, “Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe”, “Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”.
+ Người bà với những phẩm chất cao quý:
=> Những kí ức qua giọng kể thủ thỉ, tâm tình làm cho dòng cảm xúc miên man và để lại những dấu ấn sâu đậm về người bà. Lời bà văng vẳng bên tai, vẫn đinh ninh trong lòng cháu.
Bếp lửa được coi là dòng hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành về những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình cảm bà cháu. Qua đó bộc lộ tình cảm sâu nặng với quê hương, gia đình và đất nước.
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm. - Thể thơ tám chữ kết hợp 7 và 9 chữ phù hợp với việc diễn tả dòng cảm xúc và suy ngẫm về bà. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Bếp lửa.
b. Nội dung:
- GV đưa ra câu hỏi để HS củng cố kiến thức bài Bếp lửa.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
c. Sản phẩm:
- Phiếu bài tập của HS.
- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng.
d. Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ: Luyện tập theo văn bản
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:
Câu 1: Hãy nêu nhận xét về hình ảnh tượng trưng của hình tượng “bếp lửa”.
Câu 2: Phân tích giá trị nghệ thuật của điệp từ “nhóm” trong khổ thơ sau:
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới, sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV gợi ý:
Câu 1: Hình ảnh “bếp lửa”
- Là hình ảnh thật của bếp lửa mà ngày ngày người bà nhen lửa nấu cơm.
- Trở thành hình ảnh tượng trưng, gợi lại tất cả những kỷ niệm ấm áp của hai bà cháu. Lửa thành ra ngọn lửa tình yêu, lửa niềm tin, ngọn lửa bất diệt của tình bà cháu, tình quê hương đất nước.
- Bếp lửa mà người bà ấp iu hay chính là tình yêu thương mà bà nâng niu dành tất cả cho cháu, từ việc dạy cháu làm, chăm cháu học, bảo cháu nghe.
- Là nơi bà nhóm lên tình cảm, khát vọng cho người cháu. Nhóm lửa do đó cũng vừa có nghĩa thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2