Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Chân trời bài 7: Ôn tập thực hành tiếng Việt
Dưới đây là giáo án bài 7: Ôn tập thực hành tiếng Việt. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 7: HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ SỰ THẬT
ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÂU RÚT GỌN VÀ CÂU ĐẶC BIỆT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập đặc điểm và chức năng của câu rút gọn và câu đặc biệt.
2. Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- Ôn tập đặc điểm và chức năng của câu rút gọn và câu đặc biệt.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
- Trách nhiệm, có ý thức tham gia vào thảo luận nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 9.
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành nhiệm vụ về câu đặc biệt, câu rút gọn.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chuẩn bị một số tấm thẻ có các câu rút gọn, câu đặc biệt và câu đầy đủ thành phần và yêu cầu HS phân loại các câu trên vào các nhóm.
- Các câu trên thẻ:
Câu đặc biệt | Câu rút gọn | Câu đầy đủ thành phần |
Trời chiều | Ăn cơm chưa? | Bông hoa thật đẹp! |
Mùa đông | Đi không? | Bầu trời trong xanh. |
Ôi | Rồi! | Mùa xuân là mùa của tình yêu |
Đẹp quá! | Sắp đến! | Giọt sương mai còn đọng trên lá |
Chưa! | Nói đi! | Lúa vàng óng ánh cả một vùng |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và cùng tham gia trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm trình bày đáp án trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng ôn tập kiến thức về câu đặc biệt và câu rút gọn để hiểu cách vận dụng kiểu câu này vào giao tiếp và tạo lập văn bản nhé!
B. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức câu đặc biệt và câu rút gọn.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập câu đặc biệt và câu rút gọn.
c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về câu đặc biệt và câu rút gọn và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ: Củng cố kiến thức về câu đặc biệt và câu rút gọn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về câu đặc biệt và câu rút gọn, trả lời câu hỏi: Câu đặc biệt là gì? Câu rút gọn là gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Câu rút gọn - Câu rút gọn là loại câu bị lược bỏ một hoặc một vài thành phần nào đó và có thể khôi phục lại (các) thành phần bị rút gọn nhờ ngữ cảnh. - Chú ý: Câu rút gọn bị tỉnh lược có thể khôi phục thành câu đầy đủ. 2. Câu đặc biệt - Câu đặc biệt là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ mà - chỉ có một nòng cốt đặc biệt. Loại câu này do một từ hoặc một cụm từ (trừ cụm chủ – vị) cấu tạo thành. - Câu đặc biệt dùng để bộc lộ cảm xúc, gọi – đáp hoặc chỉ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng, sự kiện,... Trong câu đặc biệt, có thể có thêm các thành phần phụ.
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức tiếng Việt đã học về câu đặc biệt và câu rút gọn.
b. Nội dung:
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập câu đặc biệt và câu rút gọn.
c. Sản phẩm:
- Phiếu bài tập của HS.
- Tạo lập đoạn văn.
d. Tổ chức thực hiện
Nhiệm 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
Trường THCS:……………………… Lớp:………………………………….. Họ và tên:……………………………..
PHIẾU BÀI TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÂU ĐẶC BIỆT, CÂU RÚT GỌN Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Câu đặc biệt trong đoạn văn sau dùng để làm gì? Chim sâu hỏi chiếc lá: - Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu A. Bộc lộ cảm xúc. B. Gọi đáp. C. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. D. Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc. Câu 2: Những thành phần nào của câu được rút gọn? A. Trạng ngữ. B. Vị ngữ. C. Chủ ngữ. D. Cả chủ ngữ và vị ngữ. Câu 3: Điền một từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: “Trong ….. ta thường gặp nhiều câu rút gọn.” A. Văn xuôi. B. Truyện cổ dân gian. C. Truyện ngắn. D. Văn vần (thơ, ca dao). Câu 4: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? a) Người ta là hoa đất. b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. c) Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng. d) Tấc đất tấc vàng. A. Câu a, b. B. Câu b, d. C. Câu c, d. D. Câu a, d. Câu 5: Câu nào sau đây là câu đặc biệt? A. Tôi thích ăn bánh mì. B. Ở đây đẹp quá! C. Mẹ đi chợ. D. Quyển sách này hay. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
- HS vận dụng kiến thức đã học về hoàn thành Phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập.
- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:
1.B | 2.C | 3.D | 4.b | 5. B |
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Luyện tập vận dụng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:
Câu 1: Tìm câu rút gọn trong các lời thoại kịch sau và cho biết thành phần nào của câu bị tỉnh lược:
Giu-li-ét: – Chỉ có tên họ chàng là thù địch - của em thôi. Nhưng nếu chẳng phải là người họ Môn-ta-ghiu thì chàng cũng vẫn là chàng. Chàng ơi! Hãy mang tên họ nào khác đi! Thế nào là họ Môn-ta-ghiu nhỉ? [...] Rô-mê-ô chàng ơi, chàng hãy từ bỏ tên họ đi. Cái tên kia đâu có phải xương thịt của chàng, chàng hãy đổi nó lấy cả tấm thân em.
Rô-mê-ô: - Đúng là từ miệng nàng nói ra nhé! Chỉ cần được nàng gọi là người yêu là tôi xin tức thì nhận tên thánh mới; từ nay trở đi, tôi không muốn bao giờ là Rô-mê-ô nữa.
(Sếch-xpia, Rô-mê-ô và Giu-li-ét)
Câu 2: Dựa vào ngữ cảnh, hãy chuyển các câu rút gọn tìm được ở bài tập 1 thành câu đầy đủ. So sánh câu rút gọn và câu đầy đủ để làm rõ tác dụng của việc dùng câu rút gọn trong ngữ cảnh đó.
Câu 3: Những câu văn in đậm sau rút gọn thành phần nào? Nêu tác dụng của việc dùng câu rút gọn trong các ngữ cảnh.
a. – Nhưng chiếc tàu chuyển động chứ?
– Thưa ngài, không! Nó bập bềnh trên sóng, chứ chẳng chuyển động chút nào.
(Giuyn Véc-nơ, Hai vạn dặm dưới biển)
b. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Câu 4: Trong các đoạn văn (a,b) và lời thoại kịch (c) dưới đây, những câu nào là câu đặc biệt? Phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong từng trường hợp.
a. Những hạt mưa gõ vào mái tôn tạo ra một âm thanh khác hẳn khi chúng rơi trên mái ngói.
Rầm rầm. Rầm rầm. Rầm rầm.
Nghe như có hàng ngàn con ngựa phi ngay trên đầu.
(Nguyễn Nhật Ánh, Tôi là Bê-tô)
b. Bộp! Tôi bị giáng một cú vào đầu đau điếng trong khi đang cúi xem từng vết tích. Hắn! Và một cuốn sách!
(Hà Thuỷ Nguyên, Thiên Mã)
c. Si-men: Ôi! Mũi kiếm! Mà máu cha em còn đậm!
Đông Rô-đri-go. Si-men em!
Si-men: - Cất khỏi mắt em cái vật đáng kính kia!
Nó oán trách đời ai và tội ác nặng nề!
(Coóc-nây, Lơ Xít)
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2