Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Chân trời bài 4: Ôn tập thực hành tiếng Việt

Dưới đây là giáo án bài 4: Ôn tập thực hành tiếng Việt. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP, CÁCH DẪN GIÁN TIẾP VÀ VIỆC SỬ DỤNG DẤU CÂU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp và việc sử dụng dấu câu.
  • Luyện tập về Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp và việc sử dụng dấu câu.

2. Năng lực

Năng lực chung

  •  Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  •  Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  •  Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp và việc sử dụng dấu câu.
  • Sử dụng được cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp và việc sử dụng dấu câu. vào việc tạo lập văn bản. 

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
  • Trách nhiệm, có ý thức tham gia vào thảo luận nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Ngữ văn 9.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
    1. Củng cố kiến thức về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS chia nhóm để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS tìm cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong ngữ liệu sau:

“Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mày khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiều phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hoà nhé!”.”

(Trích “Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và cùng tham gia trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm trình bày đáp án trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Đáp án:

+ Lời dẫn gián tiếp: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hùm Rồng.

+ Lời dẫn trực tiếp: “Thế là một – hoà nhé!”.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong tạo lập văn bản, chúng ta sử dụng rất nhiều những trích dẫn, dẫn chứng từ những văn bản khác nhau. Hôm nay, cùng ôn lại Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp và việc sử dụng dấu câu.

B. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp và việc sử dụng dấu câu.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp và việc sử dụng dấu câu.

c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp và việc sử dụng dấu câu và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Củng cố kiến thức về Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp và việc sử dụng dấu câu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp và trả lời câu hỏi:

- Trình bày khái niệm cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.

- Nêu tác dụng của cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Trình bày khái niệm cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.

+ Nêu tác dụng của cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.

+ Khi dẫn trực tiếp và gián tiếp cần lưu ý những gì?

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

  1. Khái niệm

- Dẫn trực tiếp:

+ Là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của một người/ một nhân vật. 

+ Thường được đặt trong dấu ngoặc kép.

- Dẫn gián tiếp:

+ Là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của một người/ một nhân vật theo cách diễn đạt của mình. 

+ Thường dùng kèm các từ “rằng”, “là”… và không được đặt trong ngoặc kép.

  1. Tác dụng

- Dẫn trực tiếp:

+ Truyền tải thông tin chính xác.

+ Tăng tính chân thật và sống động.

+ Tạo độ tin cậy và động viên.

+ Dễ dàng trích dẫn và sử dụng lại.

- Dẫn gián tiếp:

+ Truyền đạt thông tin.

+ Thể hiện sự suy nghĩ và phân tích.

+ Tạo sự tương tác và tiếp thu.

+ Tạo sự linh hoạt trong ngôn ngữ.

+ Tạo sự tinh tế và đa dạng trong diễn đạt.

c. Lưu ý

- Khi sử dụng lời dẫn trực tiếp:

+ Người viết hoặc người nói cần phải chú ý đến việc trích dẫn đầy đủ và chính xác để tránh hiểu lầm hoặc thêm vào ý của mình. 

+ Nếu có sự thay đổi hoặc chỉnh sửa trong lời nói ban đầu, thì nên sử dụng lời dẫn gián tiếp thay vì lời dẫn trực tiếp.

- Khi sử dụng lời dẫn gián tiếp: Sử dụng từ ngữ, ngữ điệu và cấu trúc câu riêng, người viết hoặc người nói có thể tạo ra một cảm giác sống động và chân thực hơn về ý kiến của người đó. Điều này giúp tạo ra sự kết nối và tương tác với người đọc hoặc người nghe.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức tiếng Việt đã học về Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp và việc sử dụng dấu câu.

b. Nội dung: 

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp và việc sử dụng dấu câu.

c. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

- Tạo lập đoạn văn theo chủ đề trong đó có sử dụng Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp và việc sử dụng dấu câu.

- Phân tích tác dụng của Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp và việc sử dụng dấu câu.

d. Tổ chức thực hiện

Nhiệm 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp. 

Trường THCS:………………………

Lớp:…………………………………..

Họ và tên:……………………………..

 

PHIẾU BÀI TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

CÁCH DẪN TRỰC TIẾP, CÁCH DẪN GIÁN TIẾP VÀ VIỆC SỬ DỤNG DẤU CÂU

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Cách dẫn trực tiếp là gì?

A. Là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của một người/ một nhân vật.

B. Là nhắc lại nguyên văn hành động của một người/ một nhân vật.

C. Là nhắc lại một nửa lời nói hay ý nghĩ của một người/ một nhân vật.

D. Là nhắc lại một nửa hành động của một người/ một nhân vật.

Câu 2: Cách dẫn gián tiếp là gì?

A. Là thuật lại hành động của một người/ một nhân vật theo cách diễn đạt của mình.

B. Là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của một người/ một nhân vật theo cách diễn đạt của mình.

C. Là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của một người/ một nhân vật theo cách diễn đạt của người khác.

D. Là thuật lại hành động của một người/ một nhân vật theo cách diễn đạt của người khác.

Câu 3: Một trong những tác dụng của cách dẫn trực tiếp là gì?

A. Thể hiện sự suy nghĩ và phân tích.

B. Tăng tính chân thật và sống động.

C. Tạo sự tương tác và tiếp thu.

D. Tạo sự linh hoạt trong ngôn ngữ.

Câu 4: Một trong những tác dụng của cách dẫn gián tiếp là gì?

A. Tăng tính chân thật và sống động.

B. Tạo độ tin cậy và động viên.

C. Tạo sự tinh tế và đa dạng trong diễn đạt.

D. Dễ dàng trích dẫn và sử dụng lại.

Câu 5: Đoạn văn sau sử dụng cách dẫn nào?

“Chàng bấy giờ mới hậm hực bùi ngùi; muốn lại lên xe mây để đi, nhưng xe đã hóa làm một con chim loan mà bay mất. Mở thư ra đọc, thấy có câu: “Kết lứa phượng ở trong mây, duyên xưa đã hết, tìm non tiên ở trên bể dịp khác còn đâu!” mới biết là Giáng Hương đã nói trước với mình những lời ly biệt. Chàng bèn mặc áo cừu nhẹ, đội nón lá ngắn, vào núi Hoành Sơn, rồi sau không biết đi đâu mất.”

A. Cách dẫn trực tiếp.

B. Cách dẫn gián tiếp.

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

- HS vận dụng kiến thức đã học về Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp và việc sử dụng dấu câu hoàn thành Phiếu bài tập. 

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập. 

- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:

1.A

2.B

3.B

4.C

5.A

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Luyện tập vận dụng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:

Câu 1: Xác định lời dẫn và cách dẫn trong trường hợp sau:

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay