Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Chân trời bài 2: Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" (Chu Văn Sơn)
Dưới đây là giáo án bài 2: Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" (Chu Văn Sơn). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
BÀI 2: GIÁ TRỊ CỦA VĂN CHƯƠNG (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)
ÔN TẬP VĂN BẢN: VỀ HÌNH TƯỢNG BÀ TÚ TRONG BÀI “THƯƠNG VỢ”
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Ôn tập những kiến thức về tác giả Chu Văn Sơn và văn bản Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ”.
- Phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản.
- Ghi nhớ, khắc sâu những đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ”.
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ”.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
- Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
- Năng lực phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan.
- Năng lực phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.
- Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.
- Về phẩm chất
- Trân trọng cuộc sống và hiểu được sự liên kết giữa cuộc sống với văn chương.
- Liên hệ trách nhiệm của bản thân.
- PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập;
- Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
- Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, bảng phân công nhiệm vụ đã chuẩn bị ở nhà, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP
- KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS kết nối với kiến thức đã học buổi sáng để trả lời nhanh câu hỏi tự luận nhắc lại kiến thức buổi sáng.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, dựa vào hiểu biết của bản thân chia sẻ ấn tượng của em về hình ảnh bà Tú trong bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Chia sẻ với các bạn ấn tượng của em về hình ảnh bà Tú trong bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở: Hình ảnh “Thương vợ” của nhà thơ Tú Xương khắc họa rất rõ nét hình ảnh một người phụ nữ trung đại, sống dưới sự áp đặt của xã hội phong kiến, chịu nhiều tổn thương. Nhưng đồng thời, người phụ nữ hiện lên cũng rất đẹp đẽ với những đức tính từ bao đời nay, đó là tấm lòng yêu thương chồng con vô bờ cùng đức hi sinh, sự nhẫn nại cao cả.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Có thể thấy, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đã đi vào văn chương khá nhiều và trở thành một biểu tượng tiêu biểu trong văn học. Tuy nhiên để viết về người phụ nữ với tư cách là một người vợ bằng tình cảm của chính người chồng thì rất hiếm. Điều đó được thể hiện qua bài thơ “Thương vợ” của nhà thơ Tú Xương. Và để hiểu rõ hơn về hình tượng bà Tú, hãy cùng ôn tập lại bài học Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ”.
B. NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC
- Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ”, nhận diện và phân tích các bút pháp nghệ thuật thể hiện trong văn bản.
- Nội dung: Nhắc lại các kiến thức văn bản Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ”.
- Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời: + Nhắc lại một số hiểu biết về tác giả Chu Văn Sơn và văn bản Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ”. + Văn bản được trình bày theo cách nào? + Hãy thể hiện mối quan hệ giữa luận đề với các luận điểm và bằng chứng trong văn bản. + Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ”.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
| Nhắc lại kiến thức
In trong Tác phẩm văn học trong nhà trường – những vấn đề trao đổi, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012.
Thể hiện qua các thông tin, bằng chứng khách quan: + Đặc điểm gia đình nhà nho theo ảnh hưởng Nho giáo (Hình tượng bà Tú thuộc về kiểu gia đình nhà nho theo ảnh hưởng Nho giáo…) + Đặc điểm bối cảnh xã hội Tây Tàu nhộn nhạo và ảnh hưởng của bối cảnh xã hội ấy đến gia đình (nền tảng của kiểu gia đình ấy đã đến hồi lung lay khi bước vào buổi Tây Tàu nhộn nhạo này… khi mà đô thị hóa làm ra cái cảnh “phố nửa làng” ở đất Vị Xuyên này…) + Đặc điểm cuộc đời bà Tú: bươn chải để đợi chồng thành đạt.
Thể hiện qua các từ ngữ, câu văn, hình ảnh cho thấy tình cảm, đánh giá chủ quan: + Về bối cảnh xã hội và ảnh hưởng của nó đến gia đình bà Tú: “thời buổi Tây Tàu nhộn nhạo”, “không còn đâu cảnh thơ mộng”, “không còn được ở yên trong một mái nhà – dầu vất vả mà êm đềm thanh thản” → Thể hiện thái độ không đồng tình với những nhộn nhạo, đảo lộn giá trị của bối cảnh xã hội đương thời. + Về hình tượng bà Tú: “bà Tú đã bị cái thời buổi ấy ném ra ngoài cuộc đời phiền tạp”, “bà Tú cũng bị dạt theo cuộc sống bươn chải nhất thời để đợi chồng thành đạt”, “bươn chải đã thành số phận của bà” → Thể hiện tình cảm xót thương, trân trọng đối với bà Tú.
Luận đề: Hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ”
+ Bằng chứng cho thấy đặc điểm gia đình Nho giáo:
+ Bằng chứng cho thấy ảnh hưởng của bối cảnh xã hội đến gia đình: nền tảng kiểu gia đình ấy đến hồi lung lay khi bước vào thời buổi Tây Tàu nhộn nhạo này… + Bằng chứng cho thấy số phận của bà Tú: khi mà đô thị hóa đã làm ra cái cảnh “phố nửa làng” ở đất Vị Xuyên này, thì bà Tú cũng bị dạt theo cuộc sống bươn chải nhất thời để đợi chồng thành đạt.
+ Bằng chứng: Phần trích dẫn hai câu đề bài thơ. + Bằng chứng: dẫn ra từ hai câu đề: “quanh năm”, “mom sông”, “nuôi đủ năm con với một chồng”, “chồng”.
+ Phần trích dẫn hai câu thực. + Bằng chứng dẫn ra: “lặn lội thân cò”, “quãng vắng”, “eo sèo”. + Bằng chứng dẫn ra từ ca dao để so sánh: “Cái cò lặn lội bờ sông”, “Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”.
+ Phân tích dẫn hai câu luận của bài thơ. + Các bằng chứng dẫn ra từ hai câu luận: “âu đành phận”, “dám quản công”.
Văn bản đã làm rõ nét hơn hình ảnh bà Tú – hình ảnh tiêu biểu cho những người phụ nữ Việt thời bấy giờ. Trong hoàn cảnh nhốn nháo, đầy biến động, hình ảnh bà Tú hiện lên với sự lam lũ, vất vả, để từ đó làm sáng lên vẻ đẹp cần cù, chịu thương chịu khó và tính cách nhẫn nại, bao dung của người phụ nữ.
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ”.
b. Nội dung:
- GV đưa ra câu hỏi để HS củng cố kiến thức bài Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ”.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
c. Sản phẩm:
- Phiếu bài tập của HS.
- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng.
d. Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
Trường THCS:……………………… Lớp:………………………………….. Họ và tên:……………………………..
PHIẾU BÀI TẬP VĂN BẢN “VỀ HÌNH TƯỢNG BÀ TÚ TRONG BÀI “THƯƠNG VỢ”” Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Văn bản Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ” là của ai? A. Tú Xương. B. Hoài Chân. C. Chu Văn Sơn. D. Hoài Thanh. Câu 2: Luận đề trong tác phẩm Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ” là gì? A. Lên án chế độ phong kiến hà khắc. B. Hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ”. C. Lên án những kẻ bất nhân, phi nghĩa, tráo trở. D. Thể hiện gánh nặng của người phụ nữ trung đại. Câu 3: Bà Tú sống trong kiểu gia đình nào? A. Gia đình Nho giáo. B. Gia đình Đạo giáo. C. Gia đình Thần giáo. D. Gia đình Phật giáo. Câu 4: Hình tượng bà Tú trong hai câu thực được khắc họa như thế nào? A. Hình tượng bà Tú trong không gian xã hội, giữa cảnh chợ đời, là con người công việc. B. Hình tượng bà Tú trong không gian gia đình, mối quan hệ giữa bà Tú và gia đình. C. Hình tượng bà Tú thuộc về kiểu gia đình nhà nho theo ảnh hưởng Nho giáo. D. Hình tượng bà Tú chính là chân dung một cuộc đời, một duyên phận vất vả, nặng nhọc. Câu 5: Bà Tú sống trong hoàn cảnh nào? A. Hoàn cảnh xã hội phong kiến nặng nề. B. Hoàn cảnh xã hội mới, cải cách và mở cửa. C. Hoàn cảnh Tây – Tàu náo nhiệt, bình yên. D. Hoàn cảnh Tây – Tàu nhộn nhạo, đầy biến động. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản Về hình tượng bà tú trong bài “Thương vợ” hoàn thành Phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập.
- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:
1. C | 2. B | 3. A | 4. A | 5. D |
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:
Câu 1: Hình tượng bà Tú được tác giả nhắc tới với hoàn cảnh, phẩm chất như thế nào?
Câu 2: Qua văn bản, hãy nêu hiểu biết của em về kiểu gia đình nhà nho.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV gợi ý:
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2