Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Chân trời bài 10: Nhớ rừng (Thế Lữ)
Dưới đây là giáo án bài 10: Nhớ rừng (Thế Lữ). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 10: TIẾNG VỌNG NHỮNG NGÀY QUA
ÔN TẬP VĂN BẢN 1: NHỚ RỪNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập kiến thức về tác giả Thế Lữ và bài thơ Nhớ rừng.
- Ôn tập về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của VB văn học.
- Ôn tập cách phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB.
- Ôn tập chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
- Ôn tập nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.
2. Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- Nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của VB văn học.
- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB.
- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.
- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do VB đã học mang lại.
3. Phẩm chất
- Trân trọng kí ức và gìn giữ niềm tin trong cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án;
- SGK, SGV Ngữ văn 9;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với HS
- SGK, SBT Ngữ văn 9.
- Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
- Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS hồi tưởng lại kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share kể tên những tác phẩm văn học có nhân vật chính là một loài vật.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share: Em hãy kể tên những tác phẩm văn học có nhân vật chính là một loài vật.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ kết quả thảo luận.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở: “Tiếng gọi nơi hoang dã”, “Tôi là Bê-tô”, “Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng”, “Có hai con mèo ngồi bên của sổ”,…
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Những tác phẩm văn học nổi tiếng có nhân vật chính là loài vật, trong đó các nhân vật động vật được nhân hóa hoặc đóng vai trò quan trọng trong cốt truyện, thường mang những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và các giá trị xã hội. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ ôn tập một văn bản thơ với nhân vật trung tâm là một chú hổ trong vườn bách thảo – Nhớ rừng của Thế Lữ.
B. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Nhớ rừng.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Nhớ rừng.
c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Nhớ rừng và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (4 – 6 HS) dựa vào những kiến thức đã học, đã tìm hiểu để trả lời những câu hỏi sau: + Nhắc lại những hiểu biết về tác giả Thế Lữ và hoàn cảnh sáng tác văn bản “Nhớ rừng”. + Nêu hoàn cảnh và lí do “nhớ rừng” của nhân vật con hổ. + Qua nỗi “nhớ rừng”, nhân vật con hổ đã bày tỏ niềm yêu quý và khinh ghét những gì? + Ẩn sau nỗi nhớ của nhân vật con hổ là nỗi nhớ của ai? Theo đó, “nhớ rừng” thực chất là nhớ về những điều gì? + Nêu chủ đề, cảm hứng chủ đạo và thông điệp của văn bản “Nhớ rừng”. + Nhắc lại nội dung và nghệ thuật văn bản “Nhớ rừng”. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm a. Tác giả - Thế Lữ (1907 – 1989) tên khai sinh: Nguyễn Thứ Lễ, là nhà thơ tiên phong của phong trào Thơ mới (1932-1945). - Có những đóng góp nổi bật cả trong sáng tác văn xuôi và kịch nói ở Việt Nam. - Các tác phẩm tiêu biểu của Thế Lữ: Vàng và máu (truyện, 1934), Mấy vần thơ (thơ, 1935), Trại Bồ Tùng Linh (truyện, 1941),... b. Tác phẩm - Nhớ rừng là một trong những bài thơ đầu tay của Thế Lữ cũng là tác phẩm làm nên chỗ đứng của ông trên thi đàn. - Bài thơ được in trong tập Mấy vần thơ, tập thơ được xem là sự mở đầu cho phong trào Thơ mới, góp được xem là sự mở đầu cho phong phần khẳng định thành công rực rỡ của “một thời đại” trong thơ ca Việt Nam. 2. Hoàn cảnh và lí do “nhớ rừng” của nhân vật con hổ - Hoàn cảnh: thực tế cuộc sống hiện tại của con hổ chẳng khác nào tù ngục (nhân vật con hổ bị bắt nhốt trong rừng bách thú, tách biệt với thế giới tự do ở chốn đại ngàn). - Lí do: chán ghét cảnh sống tù túng, giả tạo; tiếc nuối một thời sống - tự do, "oanh liệt", từng là chúa tể rừng xanh. 3. Niềm yêu quý và khinh ghét của nhân vật con hổ a. Niềm yêu quý - Vị thế: chúa tể, có một không hai. - Tự do: không gian lớn lao, khoáng đạt, đại ngàn chốn thảo hoa không tên, không tuổi. - Quá khứ: oanh liệt. b. Niềm khinh ghét - Cảnh sa sút, mất vị thế chúa tể: chịu ngang bầy...; lệ thuộc lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ. - Cảnh sống tù hãm, nhục nhằn. - Hiện tại: tầm thường, giả dối. c. Nỗi nhớ của con hổ - Ẩn sau nỗi nhớ của con hổ là nỗi nhớ của con người, của tác giả bài thơ và là nỗi nhớ của tất cả những ai có cùng cảnh ngộ, tâm sự trong đời sống (như con hổ bị cách biệt rừng xanh, bị đẩy vào vườn bách thú mua vui cho thiên hạ). - “Nhớ rừng” thực chất là nhớ quá khứ vàng son: thời oanh liệt; nhớ những gì tốt đẹp đã có bị mất đi,... cũng chính là nhớ mong cuộc sống tự do: được tự do sống, tự do thể hiện mình trong một môi trường không gian lớn lao, khoáng đạt của đại ngàn, giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi. c. Chủ đề, cảm hứng chủ đạo - Cảm hứng chủ đạo: thể hiện tiếng nói thông cảm sâu xa đối với nỗi đau buồn trước thực tại tù túng và niềm khao khát tự do của những ai lâm vào cảnh ngộ như con hổ trong vườn bách thú. - Thông điệp: mất tự do và những gì tốt đẹp là bi kịch đau thương của con người; hãy biết quý trọng, bảo vệ tự do và những gì tốt đẹp; đừng để phải than van, tiếc nuối như con hổ nhớ rừng. 4. Tổng kết a. Nội dung - Bài thơ mượn lời con hổ nhớ rừng để thể hiện sự u uất của lớp những người thanh niên trí thức yêu nước, đồng thời thức tỉnh ý thức cá nhân. Hình tượng con hổ cảm thấy bất hòa sâu sắc với cảnh ngột ngạt tù túng, khao khát tự do cũng đồng thời là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước bấy giờ. b. Nghệ thuật - Sử dụng bút pháp lãng mạn, với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm. - Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa. - Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình. - Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Nhớ rừng.
b. Nội dung:
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
c. Sản phẩm:
- Phiếu bài tập của HS.
- Đoạn văn phân tích văn bản Nhớ rừng.
d. Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
Trường THCS:……………………… Lớp:………………………………….. Họ và tên:……………………………..
PHIẾU BÀI TẬP VĂN BẢN: NHỚ RỪNG Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Hoài Thanh cho rằng: “Ta tưởng trừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường”. Theo em, ý kiến đó chủ yếu nói về đặc điểm gì của bài thơ “Nhớ rừng”? A. Tràn đầy cảm xúc mãnh liệt. B. Giàu nhịp điệu. C. Giàu hình ảnh. D. Giàu giá trị tạo hình. Câu 2: Tác giả đã tô dậm sự khác biệt giữa hai không gian sống trong quá khứ và hiện tại bằng cách nào? A. Sử dụng biện pháp tu từ so sánh. B. Sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. C. Kết hợp miêu tả và biểu cảm khi. D. Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Câu 3: Nghệ thuật đối lập trong bài thơ giúp làm nổi bật điều gì? A. Sự khác biệt về màu sắc về không gian sống cuả con hổ. B. Sự khác biệt về vị thế và cảnh sống của con hổ giữa hiện tại và quá khứ. C. Sự khác biệt của con hổ với các loài động vật khác. D. Sự khác biệt về thời tiết giữa hai không gian sống của con hổ. Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không phải là một phần của nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ? A. Sử dụng thể thơ tám chữ đế sáng tác bài thơ. B. Các dòng thơ có nhịp 3/5 đều đặn. C. Cách gieo vần chân và vần liền. D, Sử dụng thể thơ tự do để sáng tác bài thơ. Câu 5: Chủ đề của bài thơ “Nhớ rừng” là gì? A. Tình yêu thiên nhiên. B. Sự chán ghét thực tại tầm thường và khao khát tự do mãnh liệt. C. Cuộc sống trong vườn bách thú. D. Sự tuyệt chủng của động vật hoang dã. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản Nhớ rừng hoàn thành Phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập.
- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:
1. A | 2. C | 3. B | 4. D | 5. B |
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:
Câu 1: Theo em, tại sao Thế Lữ lại sử dụng hình tượng khu rừng hoang dã đầy bí ẩn và hùng vĩ để làm nơi thể hiện khát vọng của con hổ? Hình tượng này có ý nghĩa gì về mặt tư tưởng?
Câu 2: Bài thơ “Nhớ rừng” là lời than của con hổ bị giam cầm nhưng cũng là sự phản ánh tâm trạng của con người trong xã hội thực dân phong kiến. Hãy phân tích cách Thế Lữ đã mượn lời con hổ để nói về tâm trạng con người trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- Gợi ý:
Câu 1:
Theo em, Thế Lữ đã sử dụng hình tượng khu rừng hoang dã, đầy bí ẩn và hùng vĩ trong bài thơ “Nhớ rừng” để làm nổi bật khát vọng tự do mãnh liệt của con hổ. Khu rừng hoang dã là không gian tượng trưng cho cuộc sống tự do, mạnh mẽ, oai phong và cũng là nơi mà con hổ thực sự thuộc về. Đó là thế giới nơi nó từng làm chúa tể, tự do tung hoành và sống với bản năng hoang dã của mình. Trái ngược với khu rừng hùng vĩ là cảnh ngục tù chật hẹp, nơi nó phải chịu sự giam cầm, mất đi tự do và sống trong cảnh tủi hờn, uất ức.
Về mặt tư tưởng, khu rừng hoang dã là biểu tượng của khát vọng sống mãnh liệt, của một tinh thần tự do không chịu khuất phục. Trong hoàn cảnh sáng tác của Thế Lữ, bài thơ mang tính ám chỉ sâu sắc về tâm trạng của con người trong xã hội thuộc địa đương thời: khát khao thoát khỏi cảnh áp bức, giam cầm của thực dân và mong muốn được sống cuộc đời có ý nghĩa, tự do và làm chủ chính mình. Con hổ trong rừng cũng giống như con người với khát vọng lớn lao và ý chí mạnh mẽ, nhưng bị đè nén bởi hoàn cảnh khắc nghiệt. Chính hình tượng khu rừng đã giúp Thế Lữ truyền tải nỗi lòng yêu nước, tinh thần phản kháng mạnh mẽ của người dân Việt Nam thời bấy giờ.
Câu 2:
Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ không chỉ là lời than của con hổ bị giam cầm mà còn là một tác phẩm giàu ý nghĩa biểu tượng, phản ánh tâm trạng của những con người yêu nước trong xã hội thực dân phong kiến. Thông qua hình tượng con hổ, Thế Lữ đã mượn tiếng nói của một loài vật uy nghi, dũng mãnh nhưng bị giam cầm để bày tỏ nỗi uất hận và khát vọng tự do của một tầng lớp trí thức và người dân mất quyền tự chủ dưới chế độ thực dân.
Con hổ trong bài thơ từng là chúa tể rừng xanh, đại diện cho sức mạnh và sự oai phong của thiên nhiên. Nó tự hào về quá khứ của mình trong khu rừng hùng vĩ, nơi nó sống trọn vẹn với bản năng tự do, quyền lực và được tôn thờ. Tuy nhiên, khi bị nhốt vào vườn bách thú, con hổ phải sống trong cảnh giam cầm ngột ngạt, bị trói buộc và chịu đựng ánh nhìn rẻ rúng của con người. Nỗi căm hận đó không chỉ là nỗi đau của một loài vật mất tự do, mà còn là ẩn dụ cho nỗi uất ức của những người yêu nước và tầng lớp trí thức Việt Nam, những người có khát vọng được cống hiến nhưng bị ràng buộc bởi chế độ thực dân phong kiến.
Qua lời than thở của con hổ, Thế Lữ bộc lộ rõ sự phẫn uất đối với tình trạng mất tự do, mất quyền tự chủ của con người trong xã hội thuộc địa. Con hổ oán giận cảnh giam cầm chật hẹp, tượng trưng cho cuộc sống tù túng, ngột ngạt mà người dân phải chịu đựng dưới ách thống trị ngoại bang. Nỗi nhớ khu rừng hoang dã cũng là nỗi nhớ quê hương, nỗi khát khao được trở về với một xã hội tự do, không bị áp bức.
Không chỉ thế, hình ảnh con hổ trong “Nhớ rừng” còn thể hiện sự tự hào về bản sắc và tinh thần dân tộc. Con hổ vẫn luôn nhớ về những “giấc mộng ngàn” của mình, về những khoảnh khắc oai hùng, biểu hiện của sự bất khuất và kiêu hãnh trong tâm hồn. Điều này cũng giống như những người Việt Nam yêu nước dù bị đè nén vẫn luôn giữ vững lòng tự hào, khát vọng độc lập, mong muốn thoát khỏi sự áp bức để tự do làm chủ vận mệnh của mình.
Bằng cách mượn tiếng nói của con hổ, Thế Lữ đã khéo léo khắc họa tâm trạng đau đớn, phẫn uất nhưng vẫn đầy kiêu hãnh của con người Việt Nam dưới chế độ thực dân phong kiến. Nhớ rừng vì thế không chỉ là một bài thơ nói về nỗi nhớ của một con hổ bị giam cầm, mà còn là tiếng nói của một dân tộc khao khát tự do, tinh thần bất khuất và lòng tự hào về bản sắc dân tộc.
- GV chuyển sang nội dung mới.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS nâng cao, mở rộng kiến thức.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm bài tập vận dụng.
c. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV trình chiếu cho HS đọc đoạn ngữ liệu và thực hiện theo các yêu câu dưới đây:
NGỮ LIỆU 1
THƠ TÌNH NGƯỜI LÍNH BIỂN Trần Đăng Khoa* Anh ra khơi Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng Biển một bên và em một bên
Biển ồn ào, em lại dịu êm Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía Biển một bên và em một bên
Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc Thăm thẳm nước trời, nhưng anh không cô độc Biển một bên và em một bên
Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng Biển một bên và em một bên
Vòm trời kia có thể sẽ không em Không biển nữa. Chỉ mình anh với cỏ Cho dù thế thì anh vẫn nhớ Biển một bên và em một bên... Hải Phòng, 1981 Chú thích: *Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở tỉnh Hải Dương. Thế giới thơ ông chân thực, hồn nhiên, có những bài chạm đến suy tư sâu sắc. Nhà thơ Trần Đăng Khoa sáng tác bài Thơ tình người lính biển vào năm 1981, khi ông đang là lính hải quân. Bài thơ đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thành bài hát Chút thơ tình người lính biển. Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ. Câu 2. Chỉ ra 01 biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ hai. Câu 3. Trong khổ thơ thứ ba có những hình ảnh nào được nhân vật trữ tình nhắc tới? Câu 4. Nêu mạch cảm xúc của bài thơ? Câu 5. Bạn hiểu như thế nào về hình ảnh “những vành tang trắng” trong câu thơ “Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng”? Câu 6. Bạn hãy nhận xét tình cảm của tác giả được thể hiện qua bài thơ? Câu 7. Trong bài thơ, bạn ấn tượng nhất với câu thơ nào? Vì sao? |
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2