Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Chân trời bài 5: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

Dưới đây là giáo án bài 5: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP VIẾT: VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Ôn tập những kiến thức về cách viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.
  • Kết hợp so sánh với nhận xét, đánh giá về giá trị tác phẩm.
  • Xác định được bố cục bài viết văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.

2. Năng lực 

Năng lực chung

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về kiểu bài viết bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về cách viết bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến viết bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học.
  • Năng lực so sánh, nhận xét đánh giá về gia trị của hai tác phẩm.
  • Năng lực trình bày, sử dụng lí lẽ và bằng chứng khi thực hành viết bài văn nghị luận.
  • Năng lực cảm thụ văn học: bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.
  • Năng lực phân tích, so sánh và diễn đạt rõ ràng mạch lạc.

3. Về phẩm chất

  • Củng cố kĩ năng phân tích, đánh giá về tác phẩm văn học.

II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập;
  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi, bảng nhiệm vụ học tập đã thực hiện tại nhà.

III. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS kết nối với kiến thức đã học buổi sáng để trả lời nhanh các câu hỏi GV giao.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi để HS nghiên cứu trả lời.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

  • GV đặt câu hỏi: Trong Bài 5 em ấn tượng với tác phẩm nào nhất? Nêu lí do vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV nhận xét chốt đáp án: Trong Bài 5, mỗi văn bản đều có một nét đặc sắc riêng song em ấn tượng nhất là với văn bản “Thúy Kiều báo ân, báo oán”. Nguyễn Du đã thể hiện tài tình về nghệ thuật, lẫn nội dung mang đến dấu ấn khó phai trong lòng người đọc.

GV dẫn dắt vào bài: Trong tiết học buổi sáng chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cách viết bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học. Vậy cách triển khai một bài văn nghị luận thế nào hãy cùng tìm hiểu trong bài học ôn tập hôm nay nhé.

B. ÔN TẬP KIẾN THỨC 

a. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu phân tích tác phẩm văn học.

b. Nội dung: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để ôn tập. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm. 

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các bước viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học khi viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học trả lời câu hỏi:

Yêu cầu đối với kiểu viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm văn học là gì?

- Các bước tiến hành viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm văn học là gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.  

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Yêu cầu.

+ Bước tiến hành.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

 

1. Tìm hiểu các bước viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

a. Yêu cầu

- Chỉ ra được những nét đặc sắc của tác phẩm truyện thơ về nội dung và nghệ thuật.

- Kết hợp so sánh với nhận xét, đánh giá về giá trị của tác phẩm so với các tác phẩm cùng thể loại hoặc cùng thời đại.

- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng theo trình tự hợp lý, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.

- Sắp xếp luận điểm, lí lẽ bằng chứng theo trình tự hợp lí, diễn đạt rõ ràng, mạch.

- Đảm bảo bố cục của bài viết gồm 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài.

b. Quy trình thực hành viết

+ Bước 1: Chuẩn bị viết

Cần trả lời các câu hỏi sau:

  • Đề tài bài viết này là gì?
  • Thực hiện bài viết này nhằm mục đích gì?
  • Người đọc bài viết có thể là ai? Họ mong đợi điều gì từ bài viết của em?
  • Lựa chọn cách viết như thế nào cho phù hợp với mục đích và đối tượng người đọc. 
  • Xác định cách thu thập tư liệu cho bài viết. Chú ý tính chính xác, đáng tin cậy của tư liệu và ghi chép nguồn tư liệu.

+ Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

  • Vận dụng cách tìm ý, lập dàn ý cho bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học đã học ở bài 2 để tìm ý và lập dàn ý. Để nhận ra nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm truyện thơ, cần chú ý đến đặc điểm hình thức của thể loại truyện thơ.

+ Bước 3: Viết bài

  • Triển khi thực hiện theo những nội dung đã được đề cập ở bước 2.
  • Vận dụng kiến thức về các kiểu đoạn văn đã học để tạo lập đoạn văn, viết đoạn có câu chủ đề hiện rõ và dùng câu chủ đề để trình bày luận điểm của bài viết.
  • Vận dụng kiến thức về các phép liên kết trong văn bản đã học để tạo sự mạch lạc, liên kết chặt chẽ cho bài viết.

+ Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS củng cố và mở rộng kiến thức về cách viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.

b. Nội dung:

- GV đưa ra bài tập vận dụng để HS củng cố kiến thức viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập – vận dụng củng cố bài học.

c. Sản phẩm:

- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ sau: 

Câu 1: Phân tích đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” để làm rõ khát vọng chính nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 2: Phân tích đoạn trích “Thúy Kiều báo ân, báo oán” (trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc văn bản, liên hệ bản thân để thực hiện các yêu cầu.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và gợi mở:

Gợi ý:

Câu 1:

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 

+ Về Nguyễn Đình Chiểu và sáng tác Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, thường được so sánh với truyện Kiều của miền Nam. 

+ Nhân vật Lục Vân Tiên được hình dung với những phẩm chất xuất sắc: can đảm, sẵn lòng hy sinh vì lòng nghĩa và được biết đến với tài năng vượt trội, tạo dấu ấn mạnh mẽ.

b. Thân bài

  • Hình tượng của Lục Vân Tiên ngày càng hiện đại hóa, là biểu tượng của anh hùng nghĩa hiệp. Trong hành trình, chàng chứng kiến cảnh nhóm côn đồ ăn hiếp người yếu đuối, Vân Tiên không do dự can thiệp cứu giúp.

+ Lục Vân Tiên, người dũng cảm, lòng nghĩa hiệp, là hình mẫu anh hùng nông dân của người dân miền Nam. 

→ Đồng thời, tác giả thể hiện khát vọng cho công bằng và tự do, niềm tin rằng điều tốt lành sẽ luôn chiến thắng.

- Tác giả mô tả hành động của Lục Vân Tiên để vẽ nên hình ảnh nhân vật với sức mạnh và võ thuật tinh tế.

- Không chỉ là võ thuật và lòng nghĩa, Lục Vân Tiên còn là người tinh tế, biết quan tâm, chia sẻ. Sau khi đuổi bọn côn đồ, Lục Vân Tiên thể hiện sự quan tâm khi hỏi thăm:

  • Dẹp sạch lũ kiến chòm ong, hỏi: “Ai đang ẩn mình trong chiếc xe này?”

+ Đằng sau vẻ ngoài hùng dũng hay những hành động mạnh mẽ quyết liệt là một trái tim hào hiệp, quan tâm đến người khác. 

+ Sau khi trừng phạt bọn côn đồ, Lục Vân Tiên không rời đi ngay mà tiếp tục quan tâm hỏi thăm Kiều Nguyệt Nga

“Làm ơn há dễ trông người trả ơn?

Nay đà rõ đặng nguồn cơn,

Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.

Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.”

+ Qua mỗi từ ngữ, Lục Vân Tiên tỏ ra là người có tâm hồn cao quý, lòng hào hiệp không kèm theo tính toán. 

+ Theo quan điểm của chàng, sự giúp đỡ người khác không phải vì danh lợi hay hy vọng nhận được đền đáp, mà đơn giản là do lòng nhân ái và tinh thần trượng nghĩa.

c. Kết bài

Chốt vấn đề: Hình tượng anh hùng Lục Vân Tiên không chỉ hào hiệp và nghĩa khí, mà còn có tri thức và một trái tim nhân hậu. Đây chính là hình ảnh tưởng trưng cho con người miền Nam thời xưa.

Câu 2:

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay