Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Chân trời bài 7: Ngôi mộ cổ (Phạm Cao Củng)
Dưới đây là giáo án bài 7: Ngôi mộ cổ (Phạm Cao Củng). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 7: HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ SỰ THẬT
ÔN TẬP VĂN BẢN: NGÔI MỘ CỔ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập một số yếu tố trong truyện trinh thám như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.
- Ôn tập cách phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật, lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản truyện.
- Ôn tập nội dung bao quát của văn bản; phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
2. Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- Ôn tập một số yếu tố trong truyện trinh thám như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.
- Ôn tập cách phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật, lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản truyện.
- Ôn tập nội dung bao quát của văn bản; phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
3. Về phẩm chất
- Tôn trọng sự thật, có tinh thần đấu tranh cho lẽ phải trong cuộc sống.
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập;
- Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
- Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, bảng phân công nhiệm vụ đã chuẩn bị ở nhà, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP
- KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS kết nối với kiến thức đã học buổi sáng để trả lời nhanh câu hỏi tự luận nhắc lại kiến thức buổi sáng.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, dựa vào hiểu biết của bản thân chia sẻ suy nghĩ của bản thân về công việc thám tử.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share: Theo em, thám tử là một công việc như thế nào?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở: Công việc thám tử: Thám tử là người chuyên thực hiện các hoạt động điều tra, theo dõi, giám sát, xác minh các vụ việc một cách độc lập theo yêu cầu. Thám tử có thể là một thành viên của một lực lượng điều tra nào đó hoặc là một người hoạt động độc lập theo kiểu sở hữu tư nhân nên được gọi là thám tử tư. Đây thực chất là một ngành nghề với bản chất là cung cấp các dịch vụ điều tra, thu thập thông tin và được nhận lại chi phí.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng ôn tập văn bản “Ngôi mộ cổ” của tác giả Nguyễn Cao Củng nhé!
B. NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC
- Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản Ngôi mộ cổ.
- Nội dung: Nhắc lại các kiến thức văn bản Ngôi mộ cổ.
- Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời: + Nhắc lại một số hiểu biết về tác giả Phạm Cao Củng và văn bản Ngôi mộ cổ. + Nhắc lại nội dung bao quát của văn bản. + Nhắc lại ngôi kể, chi tiết giúp Kỳ Phát phán đoán hướng tìm kho báu. + Chỉ ra những đặc điểm của nhân vật trinh thám qua nhân vật Kỳ Phát. + Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Ngôi mộ cổ”.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
| Nhắc lại kiến thức 1. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm a. Tác giả - Phạm Cao Củng (1913 2012), quê ở làng Lương Đường (sau đổi Lương Ngọc), huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. - Ông là một trong những người viết truyện trinh thám đầu tiên và có thành tựu của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. - Là tác giả của gần 20 cuốn truyện trinh thám. Một số truyện tiêu biểu là: Vết tay trên trần (1936), Kho tàng họ Đặng (1937), Chiếc tất nhuộm bùn (1938), Nhà sư thọt (1941), Đám cưới Kỳ Phát (1942),... - Ngoài ra, ông còn là tác giả của một số truyện võ hiệp và truyện thiếu nhi. b. Tác phẩm - Văn bản Ngôi mộ cổ là tên của chương VIII trong tác phẩm Kho tàng họ Đặng (1937) kể về hành trình đi tìm kho báu gia tộc họ Đặng của thám tử Kỳ Phát và con cháu họ Đặng. 2. Nội dung bao quát của văn bản Ngôi mộ cổ kể về hành trình thám tử Kỳ Phát cùng ba trưởng ngành nhà họ Đặng đến khu mộ cổ. Ở đó, họ đã giải mã bí ẩn đằng sau bài thơ thất ngôn bát cú được khắc trong đáy bốn chiếc đĩa cổ mà ông tổ họ Đặng để lại. Nhờ vậy, họ tìm ra kho báu của gia tộc. 3. Ngôi kể và chi tiết - Ngôi kể mà tác giả sử dụng trong VB Ngôi mộ cổ là ngôi thứ ba, đứng bên ngoài quan sát và kể câu chuyện. - Chi tiết có tác dụng giúp Kỳ Phát phán đoán hướng tìm kho báu: hai câu thơ in trên bốn chiếc đĩa cổ. 4. Nhân vật thám tử - Kĩ thuật điều tra vượt trội: + Điều tra được thông tin liên quan đến bốn chiếc đĩa cổ mà ông tổ họ Đặng để lại. + Sử dụng các dụng cụ một cách thông minh, hiệu quả trong quá trình điều tra. - Khả năng quan sát tinh tường: + Quan sát địa hình, các chi tiết không gian, thời gian (12 giờ đêm, ánh trăng khuya) quanh khu mộ cổ của gia tộc họ Đặng để liên kết với nội dung bài thơ luật Đường. + Quan sát địa thế của cây ở khu mộ cổ để xác định được hai bên tả – hữu từ cành cây đâm ra hai hướng – đông – tây như lời bài thơ đã báo… - Khả năng phân tích, suy luận, đánh giá sắc bén: Phân tích, suy luận, giải mã được các chi tiết quan trọng trong bài thơ, từ đó, xác định đúng hướng của cửa hầm kho báu 5. Tổng kết a. Nội dung - Ca ngợi tài năng suy luận logic, nhạy bén của nhân vật Kỳ Phát khi lí giải bài thơ và tìm ra đường đến ngôi mộ cổ. b. Nghệ thuật - Ngôi kể: ngôi thứ ba. - Kết hợp sử dụng lời thoại của nhân vật và lời người kể chuyện. - Sử dụng những manh mối gây nhiễu khá phức tạp. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Ngôi mộ cổ.
b. Nội dung:
- GV đưa ra câu hỏi để HS củng cố kiến thức bài Ngôi mộ cổ.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
c. Sản phẩm:
- Phiếu bài tập của HS.
- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng.
d. Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
Trường THCS:……………………… Lớp:………………………………….. Họ và tên:……………………………..
PHIẾU BÀI TẬP VĂN BẢN: NGÔI MỘ CỔ Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Kỹ năng điều tra vượt trội của Kỳ Phát được thể hiện rõ nhất qua hành động nào sau đây? A. Liên hệ được thông tin bí ẩn trong câu thơ với quá trình viên cố đạo người Tây giúp ông tổ họ Đặng tìm ra kho báu. B. Quan sát địa thế của cây ở khu mộ cổ để xác định được hai bên tả – hữu từ cành cây đâm ra hai hướng đông – tây như lời bài thơ đã báo. C. Sử dụng các dụng cụ một cách thông minh, hiệu quả trong quá trình điều tra (dùng dây quả dọi để xác định hướng đi đến đường hầm vào kho báu). D. Quan sát vết chân trên đường hầm dẫn xuống kho báu để đưa ra phán đoán chính xác về việc Đặng Bá Vy và tên Nghé đã vào hầm mộ từ trước. Câu 2: Đặc điểm nổi bật nào sau đây không phải là bằng chứng cho thấy Kỳ Phát có khả năng quan sát tinh tường? A. Quan sát địa hình, các chi tiết không gian, thời gian quanh khu mộ cổ của gia tộc họ Đặng để liên kết với nội dung bài thơ luật Đường. B. Quan sát vết chân trên đường hầm dẫn xuống kho báu. C. Điều tra được thông tin liên quan đến bốn chiếc đĩa cổ mà ông tổ họ Đặng để lại. D. Quan sát địa thế của cây ở khu mộ cổ để xác định được hai bên tả – hữu từ cành cây đâm ra hai hướng đông – tây. Câu 3: Khả năng phân tích, suy luận sắc bén của Kỳ Phát được thể hiện rõ nét nhất qua việc: A. Giải mã được các chi tiết quan trọng trong bài thơ, từ đó, xác định đúng hướng của cửa hầm kho báu. B. Sử dụng các dụng cụ một cách thông minh, hiệu quả trong quá trình điều tra. C. Quan sát địa hình, các chi tiết không gian, thời gian quanh khu mộ cổ. D. Điều tra được thông tin liên quan đến bốn chiếc đĩa cổ. Câu 4: Nhận xét nào sau đây đúng về nhân vật Kỳ Phát? A. Kỳ Phát là một nhân vật may mắn khi tình cờ tìm ra kho báu. B. Kỳ Phát là một nhân vật có kiến thức sâu rộng về lịch sử và văn hóa. C. Kỳ Phát là một thám tử tài ba với khả năng quan sát, suy luận và giải quyết vấn đề xuất sắc. D. Kỳ Phát là một nhân vật cô độc và ít giao tiếp với người khác. Câu 5: Sau khi đọc xong văn bản Ngôi mộ cổm, em có thể suy ra Kỳ Phát là một người như thế nào? A. Cẩu thả, thiếu kiên nhẫn. B. Thông minh, nhạy bén, tỉ mỉ. C. Lười biếng, không thích hoạt động. D. Ngạo mạn, tự cao tự đại. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản Ý nghĩa văn chương hoàn thành Phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập.
- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:
1. C | 2. C | 3. A | 4. C | 5. B |
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:
Câu 1: Truyện Ngôi mộ cổ không chỉ là một câu chuyện trinh thám, mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa về lòng dũng cảm, sự tò mò và bài học về giới hạn của con người. Em hãy phân tích bài học mà em rút ra từ câu chuyện và cách câu chuyện có thể áp dụng vào cuộc sống hiện đại.
Câu 2: Theo em, thông điệp mà tác giả Nguyễn Cao Củng muốn truyền tải qua việc khám phá ngôi mộ cổ là gì?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV gợi ý:
Câu 1:
* Lòng dũng cảm:
+ Bài học: Nhân vật chính trong truyện đã thể hiện lòng dũng cảm và ý chí mạnh mẽ khi quyết định đối diện với những điều chưa biết trong ngôi mộ cổ, dù biết có thể sẽ gặp nguy hiểm. Sự dũng cảm này không chỉ là thái độ can đảm trước nguy hiểm mà còn là niềm tin vào khả năng của bản thân để vượt qua thử thách.
+ Áp dụng vào cuộc sống hiện đại: Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta cũng đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn mà không phải lúc nào cũng biết trước kết quả. Lòng dũng cảm giúp ta mạnh mẽ hơn trước những khó khăn, còn sự kiên trì sẽ giúp chúng ta tiến gần đến mục tiêu hơn, dù phải trải qua thử thách gian nan. Dũng cảm trong việc vượt qua giới hạn và không ngại thử sức cũng là yếu tố quan trọng để mỗi người có thể thành công và phát triển bản thân.
* Sự tò mò khám phá và học hỏi không ngừng:
+ Bài học: Tính tò mò của nhân vật chính đã thúc đẩy anh khám phá ngôi mộ cổ, giúp anh khám phá ra những bí ẩn của quá khứ. Tuy nhiên, sự tò mò này cũng đi kèm với những nguy hiểm, khi anh phải đối mặt với rủi ro và những tình huống không lường trước.
+ Áp dụng vào cuộc sống hiện đại: Sự tò mò khám phá là động lực để chúng ta không ngừng học hỏi, tìm tòi cái mới, và mở rộng hiểu biết. Trong thời đại hiện nay, tính tò mò giúp con người sáng tạo, phát triển những ý tưởng mới và ứng dụng công nghệ vào đời sống. Tuy nhiên, giống như nhân vật chính, chúng ta cũng cần cân nhắc giới hạn của sự tò mò, không nên tìm hiểu những điều có thể gây hại hoặc vượt ngoài khả năng của mình.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2