Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Chân trời bài 4: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)

Dưới đây là giáo án bài 4: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

BÀI 4: CON NGƯỜI TRONG THẾ GIỚI KÌ ẢO (TRUYỆN TRUYỀN KÌ)

ÔN TẬP VĂN BẢN: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  •  Ôn tập những kiến thức về tác giả Nguyễn Dữ và văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.
  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.
  • Nhận biết và phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật, lời đối thoại và độc thoại trong văn bản.
  • Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản.

- Ghi nhớ, khắc sâu những đặc điểm của thể loại văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.

  1. Năng lực 

Năng lực chung

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
  • Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
  • Năng lực nhận biết và phân tích các nội dung bao quát của văn bản: chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật.
  • Năng lực phân tích sự khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp; cách dùng dấu câu khi dẫn trực tiếp và gián tiếp.
  • Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.
  1. Về phẩm chất
  • Trân trọng, yêu quý những con người có phẩm chất tốt đẹp.
  • Liên hệ trách nhiệm của bản thân.
  1.  PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập;
  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, bảng phân công nhiệm vụ đã chuẩn bị ở nhà, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS kết nối với kiến thức đã học buổi sáng để trả lời nhanh câu hỏi tự luận nhắc lại kiến thức buổi sáng.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cặp đôi và kể tên các tác phẩm văn học trung đại viết về người phụ nữ, từ đó nêu cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ.

c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Dựa vào hiểu biết của em, kể tên các tác phẩm văn học trung đại viết về người phụ nữ. Từ đó, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ hiện lên như thế nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở

+ Một vài tác phẩm trung đại viết vè hình ảnh người phụ nữ: “Truyện Kiều” – Nguyễn Du, “Cung oán ngâm khúc” – Nguyễn Gia Thiều, “Đề tranh tố nữ” – Hồ Xuân Hương…

+ Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ hiện lên là những người phụ nữ xinh đẹp, hiền thảo, rất mực chung thủy, yêu thương gia đình và luôn khát khao hạnh phúc. Thế nhưng, số phận của những người phụ nữ ấy luôn là số phận bi kịch, bị ruồng bỏ, nghi oan và không bao giờ có được hạnh phúc.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ tuy tài năng, xinh đẹp nhưng lại có chung số phận chìm nổi, long đong và không hạnh phúc. Nhân vật Vũ Nương cũng là một người phụ nữ như thế, hãy cùng ôn tập lại bài học Chuyện người con gái Nam Xương.

B. NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC

  1. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản Chuyện người con gái Nam Xương, nhận diện và phân tích các bút pháp nghệ thuật thể hiện trong văn bản. 
  2. Nội dung: Nhắc lại các kiến thức văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm. 
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời:

+ Nhắc lại một số hiểu biết về tác giả Nguyễn Dữ và văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”.

+ Phân tích các đặc điểm truyện truyền kì được thể hiện qua văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”.

+ Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”.

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức.

Nhắc lại kiến thức 

  1. Tác giả - tác phẩm
  2. Tác giả
  • Tên: Nguyễn Dữ 
  • Năm sinh – năm mất: Chưa rõ

- Quê quán: Hải Dương

- Cuộc đời:

+ Ông sống vào nửa đầu thế kỉ XVI từng là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm

+ Thời kì này chế độ nhà Hậu Lê đã lâm vào khủng hoảng các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, loạn lạc triền miên.

+ Ông học rộng, tài cao, làm quan một năm rồi sống ẩn dật ở vùng núi rừng Thanh Hóa.

  1. Tác phẩm 

- Xuất xứ tác phẩm: 

“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của tập Truyền kì mạn lục.

+ Được viết bằng chữ Hán.

- Bố cục: Gồm có 3 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “cha mẹ đẻ mình”: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của Vũ Nương trong thời gian xa cách.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “trót đã qua rồi”: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.

+ Phần 3: Còn lại: Vũ Nương được giải oan.

  1. Đặc điểm của truyện truyền kì thể hiện qua văn bản
  2. Không gian truyền kì

- Không gian trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” pha trộn giữa cõi trần và cõi tiên.

- Với 3 không gian chính:

+ Làng quê Nam Xương (Không gian thực).

+ Bến Hoàng Giang (Không gian thực).

+ Gác Triêu Dương (Không gian hư ảo): Không gian Thủy phủ là không gian thưởng phạt phân minh, kẻ ác bị xét xử, người hiền được ban thưởng.

  •  Không gian không tách biệt mà có sự liên thông với nhau. 
  •  Phản ánh quan niệm của nhà văn chịu ảnh hưởng sâu sắc của những dòng tư tưởng phi Nho giáo và những ý thức hệ tư tưởng trong nhân dân.
  1. Thời gian truyền kì

- Thời quan trong truyện: có hai khoảng không gian:

+ Thời gian thực: Bối cảnh từ thời nhà Trần cho đến nhà Hồ.

+ Thời gian hư ảo: khoảng thời gian Phan Lang ở dưới Thủy cung và lúc Vũ Nương trở về khi được lập đàn giải oan.

  •  Thời gian phi tuyến tính.
  •  Thời gian thực và ảo lồng ghép vào nhau một cách phù hợp và hài hòa.
  1. Nhân vật truyền kì
  • Nhân vật Vũ Nương 
  • Trước khi chồng đi lính

+ Tên thật là Vũ Thị Thiết người huyện Nam Xương. 

+ Là người con gái xinh đẹp, thùy mị nết na và giữ gìn khuôn phép.

+ Nàng kết duyên với chàng Trương Sinh. 

  •  Là một người phụ nữ xinh đẹp, hiền huệ. Tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ trung đại.
  • Khi chồng đi lính

+ Vũ Nương ở lại tần tảo chăm con, chăm sóc mẹ chồng. 

+ Khi mẹ chồng đổ bệnh nàng hết lòng chăm sóc. Khi mẹ chồng mất, nàng đau xót, tế lễ như đối với cha mẹ đẻ.

+ Là người vợ thủy chung luôn yêu thương chồng con tha thiết.

  •  Ở Vũ Nương hiện lên hình ảnh tần tào phẩm chất tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam: đoan trang, thủy chung và đảm đang, tiết hạnh.
  • Khi bị chồng nghi oan

+ Vũ Nương đã nhiều lần phân trần với chồng nhưng không được. 

+ Nàng cam chịu số phận và hoàn cảnh gieo mình xuống sông. 

+ Lời than của Vũ Nương trước khi gieo mình xuống sông “Kẻ bạc mệnh này duyên phân hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ…”.

  •  Lời than thể hiện sự thất vọng tột cùng nhưng cũng vô cùng quyết liệt. Đó là lời thề đầy ai oán, phẫn uất, quyết lấy cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của bản thân. 

+ Vũ Nương tự nhận mình là “kẻ bạc mệnh”, “chồng con rẫy bỏ”, “số phận hẩm hiu”

  • Sự ra đi của Vũ Nương là lời tố cáo đanh thép xã hội phong kiến bất công đối với người phụ nữ. Đồng thời bên cạnh đó tác giả còn thể hiện sự tiếc thương đối với người phụ nữ đức hạnh, tài sắc nhưng bạc mệnh.
  • Nhân vật Trương Sinh 

+ Trương Sinh là con nhà giàu, thất học.

+ Là người đa nghi, có tính ghen tuông.

+ Gia trưởng, độc đoán không hề muốn nghe vợ hay ai giải thích.

  • Trương Sinh hiện lên là đại diện cho những người đàn ông trong xã hội phong kiến. Là những người gia trưởng, độc đoán nặng nề tư tưởng cổ hũ, luôn đặt mình là nhất và không hề muốn lắng nghe ai kể cả người đầu ấp tay gối với mình.
  • Nhân vật Phan Lang 
  • Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương vì có ân cứu mạng với Linh Phi nên được cứu. 
  • Khi dự tiệc dưới Thủy phủ, chàng nhận ra Vũ Nương và đóng vai trò là người “truyền” tin giữa Vũ Nương và Trương Sinh. Phan Lang xuất hiện trong cả không gian thực và ảo. Thực khi chàng quay trở lại để trao tín vật của Vũ Nương cho Trương Sinh và ảo khi chàng ở động rùa gặp Linh Phi vợ Vua Nam Hải.
  • Nhân vật Phan Lang tuy xuất hiện ở cuối truyện nhưng đóng vai trò then chốt để nỗi oan của Vũ Nương được giải tỏa đồng thời tạo nên một cuộc gặp mặt “huyền ảo” giữa nàng và Trương Sinh.
  1. Cốt truyện truyền kì

- Đa tuyến.

- Mô phỏng cốt truyện dân gian, được tổ chức theo chuỗi sự kiện được sắp xếp theo trật tự tuyến tính.

- Các chi tiết kì ảo:

- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa. 

- Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa gặp Linh Phi và được cứu giúp. Phan Lang gặp lại Vũ Nương, được sứ giả Linh Phi rẽ đường nước đưa về dương thế. 

- Vũ Nương hiện về trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh, huyền ảo rồi lại biến đi mất.

  •  Các chi tiết kì ảo tạo nên những biến đổi bất ngờ và hợp lí hóa những chi tiết trước đó. 
  •  Cốt truyện trở nên gần gũi, ấn tượng và rất logic. Cốt truyện thể hiện được ý đồ của tác giả.
  1. Lời người kể chuyện

- Người kể chuyện trong tác phẩm biết hết tất cả các sự kiện và kể lại một cách khéo léo, hấp dẫn người đọc.

- Người kể chuyện ca ngợi người con gái đẹp người đẹp nết Vũ Nương và cũng thông cảm, thương xót cho nàng trước nỗi oan trái mà nàng phải gánh chịu.

  1. Tổng kết
  2. Nội dung

- Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam.

- Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền, chà đạp số phận người phụ nữ.

- Niềm cảm thương cho số phận bi kịch của người phụ nữ đồng thời lên án các lễ giáo phong kiến, các hủ tục hà khắc trong xã hội đương thời.

  1. Nghệ thuật

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc biệt là chi tiết chiếc bóng, tạo nên tính bất ngờ, tăng thêm tính bi kịch.

- Xây dựng nhân vật tài tình (qua lời nói, hành động).

- Sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ; yếu tố kỳ ảo.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.

b. Nội dung:

- GV đưa ra câu hỏi để HS củng cố kiến thức bài Chuyện người con gái Nam Xương.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc. 

c. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng.

d. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp. 

Trường THCS:………………………

Lớp:…………………………………..

Họ và tên:……………………………..

 

PHIẾU BÀI TẬP

VĂN BẢN “CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG”

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc thể loại gì?

A. Truyện ngắn.

B. Truyện cổ tích.

C. Truyện truyền kì.

D. Truyện ma quái.

Câu 2: Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả nào?

A. Nguyễn Du.

B. Nguyễn Dữ.

C. Nguyễn Trãi.

D. Nguyễn Khuyến.

Câu 3: Vũ Nương dỗ dành con trong lúc chồng vắng nhà bằng cách nào?

A. Mỗi tối chỉ vào bóng mình và nói đó là cha của đứa con.

B. Hát ru cho con ngủ.

C. Đưa con đi chơi ở khắp nơi.

D. Nói với bé Đản rằng cha bé đang đi đánh trận.

Câu 4: Câu nào nêu đúng nhất cách cư xử của Vũ Nương trước tính hay ghen của chồng?

A. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói.

B. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết.

C. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa từng bén gót.

D. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa.

Câu 5: Từ “xanh” trong câu “Xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ” dùng để chỉ cái gì?

A. Mặt đất.

B. Mặt trăng.

C. Ông trời.

D.Thiên nhiên.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản Chuyện người con gái Nam Xương hoàn thành Phiếu bài tập. 

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập. 

- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:

1. C2. B3. A4. D5. C

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản 

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay