Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Chân trời bài 2: Ôn tập thực hành tiếng Việt

Dưới đây là giáo án bài 2: Ôn tập thực hành tiếng Việt. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÁCH THAM KHẢO, TRÍCH DẪN TÀI LIỆU ĐỂ TRÁNH ĐẠO VĂN

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về Cách tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn.
  • Luyện tập về Cách tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn.

2. Năng lực

Năng lực chung

  •  Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  •  Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  •  Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được cách tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn.
  • Biết cách trích dẫn tài liệu vào việc tạo lập văn bản. 

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
  • Trách nhiệm, có ý thức tham gia vào thảo luận nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Ngữ văn 9.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
    1. Củng cố kiến thức về cách tham khảo, trích dẫn tài liệu

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS chia nhóm để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc đoạn văn sau và tìm các trích dẫn được sử dụng. Và cho biết kiểu trích dẫn được sử dụng.

Văn học cũng như phê bình văn học rất cần sự đa dạng, độc đáo của những cá tính

sáng tạo; nói cách khác, sự tồn tại và phát triển của văn học, của phê bình văn học không thể tách rời phong cách. Xét cho cùng, bất cứ nghệ sĩ sáng tạo văn chương nào cũng có đặc điểm riêng của mình, nhưng phong cách thì không thể ai cũng có. Phong cách - đó là kết quả sáng tạo không mệt mỏi của mỗi nghệ sĩ và “tương lai chỉ thuộc về những ai nắm được phong cách” (V.Hugo). Chính Hoài Thanh có lần viết về phong cách trong phê bình văn học: “Chớ vội đi tìm cái gọi là phong cách. Hãy cứ nghiên cứu thật sâu, thật kỹ, gắng phát hiện những vấn đề ẩn khuất bằng cả tâm hồn và trí tuệ của mình, kỳ thật chín. Sau đó hãy cầm bút. Và hãy cố biểu đạt sao cho chính xác nhất, gọn nhất ý tưởng của mình. Lúc này, phong cách tự nó sẽ đến. Không phải mất công tìm kiếm gì cả. Bởi vì phong cách chính là tổng thể quá trình sáng tác đó”. Thật đúng vậy, phong cách Hoài Thanh toát lên từ toàn bộ cuộc đời và văn nghiệp của ông.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và cùng tham gia trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm trình bày đáp án trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

Đáp án: Trích dẫn được sử dụng trong đoạn văn:

- Tương lai chỉ thuộc về những ai nắm được phong cách (V.Hugo).

- Chớ vội đi tìm cái gọi là phong cách. Hãy cứ nghiên cứu thật sâu, thật kỹ, gắng phát hiện những vấn đề ẩn khuất bằng cả tâm hồn và trí tuệ của mình, kỳ thật chín. Sau đó hãy cầm bút. Và hãy cố biểu đạt sao cho chính xác nhất, gọn nhất ý tưởng của mình. Lúc này, phong cách tự nó sẽ đến. Không phải mất công tìm kiếm gì cả. Bởi vì phong cách chính là tổng thể quá trình sáng tác đó (Hoài Thanh).

=> Cả hai đều là trích dẫn trực tiếp.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Khi viết một bài văn, tiểu luận, báo cáo... việc trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo là việc rất quan trọng để đảm bảo tính trung thực trong học tập và nghiên cứu. Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ củng cố lại kiến thức về Cách tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn.

B. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức Cách tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập Cách tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn.

c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về Cách tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Củng cố kiến thức về cách tham khảo, trích dẫn tài liệu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về Cách tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn, trả lời câu hỏi:

- Đạo văn là gì?

- Để tránh lỗi đạo văn, ta cần làm gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Đạo văn là gì?

+ Để tránh lỗi đạo văn, ta cần làm gì?

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

- Đạo văn là hành vi sao chép lời nói, ý tưởng, quan điểm… của người khác và coi nó như là của riêng mình. Đây là hành vi vi phạm đạo đức trong học tập, nghiên cứu.

- Để tránh lỗi đạo văn, chúng ta cần trích dẫn chính xác và đúng quy định khi sử dụng lời nói, ý tưởng, quan điểm… của người khác. 

- Phần trích dẫn có thể bao gồm các nội dung:

+ Ý trích dẫn (lời nói, ý tưởng, quan điểm…)

+ Tác giả

+ Tên tác phẩm/ công trình

+ Nhà xuất bản

+ Nơi xuất bản

+ Năm xuất bản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức tiếng Việt đã học về Cách tham khảo, trích dẫn tài liệu.

b. Nội dung: 

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập Cách tham khảo, trích dẫn tài liệu.

c. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

- Tạo lập đoạn văn theo chủ đề trong đó có sử dụng trích dẫn tài liệu.

d. Tổ chức thực hiện

Nhiệm 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp. 

Trường THCS:………………………

Lớp:…………………………………..

Họ và tên:……………………………..

 

PHIẾU BÀI TẬP

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÁCH THAM KHẢO, TRÍCH DẪN TÀI LIỆU ĐỂ TRÁNH ĐẠO VĂN

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Đạo văn là gì?

A. Đạo văn là hành vi sao chép hành động của người khác.

B. Đạo văn là hành vi sao chép cảm hứng của người khác.

C. Đạo văn là hành vi sao chép lời nói, ý tưởng, quan điểm… của người khác và coi nó như là của riêng mình. 

D. Đạo văn là hành vi sao chép ý nghĩ của người khác.

Câu 2: Phần trích dẫn không gồm ý nào sau đây?

A. Tên tác phẩm/ công trình.

B. Tác giả.

C. Người bán sách.

D. Nhà xuất bản.

Câu 3: Khi sử dụng trích dẫn trực tiếp, hình thức dấu câu nào được sử dụng?

A. Dấu chấm.

B. Dấu hai chấm.

C. Dấu ngoặc đơn.

D. Dấu ngoặc kép.

Câu 4: Trích dẫn sau đúng hay sai?

Jorge Luis Borges (2002), “Edgar Poe và truyện trinh thám”, trích Tuyển tập Edgar Poe, NXB Văn học Hà Nội.

A. Trích dẫn đúng.

B. Trích dẫn sai. 

Câu 5: Trích dẫn sau sai ở đâu?

Antoine Compagnon, “Bản mệnh của lý thuyết – Văn chương và cảm nghĩ thông thường”, (Bản dịch của Lê Hồng Sâm và Đặng Anh Đào).

A. Thiếu nhà xuất bản.

B. Thiếu tên tác phẩm/ công trình.

C. Thừa tên tác phẩm/ công trình.

D. Thừa phần bản dịch.

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

- HS vận dụng kiến thức đã học về Biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần hoàn thành Phiếu bài tập. 

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập. 

- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:

1.C

2.C

3.D

4.A

5.A

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Luyện tập vận dụng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:

Câu 1: Xác định phần trích dẫn trong các trường hợp sau. Chỉ ra sự khác biệt giữa những phần trích dẫn đó.

a. Một tư tưởng nhất quán chạy dọc các tác phẩm: phản ánh mối tương hợp, vẻ hài hoà giữa thi nhân và vũ trụ, theo quy luật “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Ở đây, ý bao giờ cũng có trước. Chữ chỉ để phục vụ ý, là phương tiện để chuyển tải thông điệp của nhà thơ. Việc chọn chữ này bỏ chữ kia thực ra cũng chỉ nhằm tăng tính hiệu quả của công việc chuyển tải đó. “Từ cuộc sống mà toát ra ý, thì ý ấy đầu thai thành cảm xúc, tình cảm, ý ấy nên trở thành tứ”: Xuân Diệu viết như vậy trong Công việc làm thơ. Cho nên, cái cách tân mà Thơ Mới kêu gọi, chỉ là trong cách diễn đạt: quan niệm về thơ của phong trào này không có gì Mới.

(Trích Đoàn Cầm Thi (2003), Thu Trần Dầnhttp://www.tienve.org/ ngày 15/4/2024)

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay