Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 5 Đọc 1: Hịch tướng sĩ
Giáo án Bài 5 Đọc 1: Hịch tướng sĩ sách Ngữ văn 8 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 8 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 5 Đọc 1: Hịch tướng sĩ
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 8 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 5: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
..................................................
Môn: Ngữ văn 8 – Lớp:
Số tiết : tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI
- Nhận biết và xác định được vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề. Phân biệt được lí lẽ và bằng chúng khách quan với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết
- Hiểu nghĩa và tác dụng của thành ngữ, tục ngữ, các yếu tố Hán Việt trong văn bản; vận dụng được hiểu biết đó trong đọc hiểu, viết , nói và nghe
- Viết được bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
- Nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
- Đề cao lòng yêu nước, niềm tự hào về lịch sử dân tộc; nhận thức được trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../....
TIẾT :VĂN BẢN 1: HỊCH TƯỚNG SĨ
(Dụ chu tì tướng hịch văn)
(Trần Quốc Tuấn).
- MỤC TIÊU
- Mức độ yêu cầu cần đạt
- HS nhận biết được nội dung bao quát; luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị luận.
- HS phân tích được mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề; phân biệt được lí lẽ, bằng chứng khách quan ( có thể kiểm chứng được) với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết.
- HS liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với những vấn đề của xã hội hiện nay ( đặc biệt là vấn đề xây dựng Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền đất nước); có tinh thần yêu nước có trách nhiệm đối với những vấn đề của cộng đồng.
- Năng lực
- Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …
- Năng lực riêng
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Hịch tướng sĩ
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Hịch tướng sĩ
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề
- Phẩm chất
- Đề cao lòng yêu nước, niềm tự hào về lịch sử dân tộc; nhận thức được trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
- Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Hịch tướng sĩ
- Nội dung: GV cho HS xem 1 đoạn video clip giới thiệu về tác giả Trần Quốc Tuấn và 3 lần chiến thắng quân Nguyên - Mông và đặt câu hỏi gợi mở vấn đề
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những hiểu biết của em về lí do khiến quân Mông – Nguyên ba lần đem quân xâm lược nước ta đều phải chịu thất bại
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi: Theo em, điều gì đã khiến quân Mông – Nguyên ba lần đem quân xâm lược nước ta đều phải chịu thất bại?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành chuẩn bị câu trả lời theo hình thức cá nhân
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời một số HS đứng dậy để trả lời câu hỏi
- Theo em, điều đã khiến quân Mông – Nguyên ba lần đem quân xâm lược nước ta đều phải chịu thất bại:
- Thắng lợi của ba lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên gắn liền với tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân ta, mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.
- Thắng lợi đó cũng không thể tách rời chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần, đặc biệt là vua Trần Nhân Tông và các danh tướng: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư...
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS
- GV dẫn dắt vào bài mới: Lịch sử Việt Nam được viết bằng máu và nước mắt của biết bao nhiêu thế hệ. Trong suốt chiều dài lịch sử hào hùng và đẫm màu bi tráng đó, chúng ta không thể không kể đến 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông của quân dân nhà Trần dưới sự lãnh đạo của vị tướng tài ba Trần Quốc Tuấn. Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân dân lúc bấy giờ, Trần Quốc Tuấn đã thảo Hịch tướng sĩ. Trải qua thăng trầm của lịch sử áng hịch vẫn trở thành một áng nghị luận mẫu mực. Hãy cùng tìm hiểu về bài Hịch qua bài học ngày hôm nay.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Hịch tướng sĩ
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức và tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Hịch tướng sĩ
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Hịch tướng sĩ
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS GV mời HS dựa vào nội dung chuẩn bị ở nhà: + Trình bày hiểu biết của em về tác giả Trần Quốc Tuấn? - Em hãy trình bày xuất xứ của văn bản “ Hịch tướng sĩ” - Văn bản có thể được chia ra thành mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần Bước 2: Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ tóm tắt những nội dung chính về tác giả và tác phẩm Bước 3: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về văn bản nghị luận xã hội và thể Hịch Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã học ở nhà và trả lời các câu hỏi sau: + Thế nào là văn bản nghị luận xã hội? + Trình bày những hiểu biết của em về thể hịch Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS dựa vào phần tìm hiểu ở nhà và những kiến thức đã được tìm hiểu ở phần Tri thức Ngữ văn để chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi trên Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS đứng lên trả lời câu hỏi, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức. | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả - Trần Quốc Tuấn là một vị tướng kiệt xuất của dân tộc. Ông là một danh tướng đời Trần có công lao lớn trong ba cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên - Ông được dân gian phong Thánh và lập đền thờ ở rất nhiều nơi - Một số tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến như: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư. b. Tác phẩm - Hịch tướng sĩ hay còn có tên gọi khác là Dụ chư tì tướng hịch văn được ông viết vào năm 1285 trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần 2. - Đây là văn bản nghị luận xã hội trung đại - Bố cục: + Phần 1 (phần mở đầu): Những tấm gương trung nghĩa xưa nay, vì nước, vì chủ mà quên mình, sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn + Phần 2: Lòng căm thù trước sự ngang ngược, hống hách của quân giặc, thể hiện thái độ kiên quyết không đội trời chung với kẻ thù xâm lược + Phần 3: Thể hiện mối ân tình giữa chủ tướng và tướng sĩ, khích lệ ý thức trách nhiệm của mỗi người với triều đình, đất nước, biết làm theo điều đúng, gạt bỏ điều sai + Phần 4: Khuyên nhủ tướng sĩ biết phân biệt phải trái, luyện tập binh pháp để lo trừ giặc, bảo vệ xã tắc, non sông 2. Văn bản nghị luận xã hội và thể Hịch a. Nghị luận xã hội - Là kiểu văn bản trong đó tác giả đưa ra ý kiến của mình về các vấn đề xã hội và dùng các lí lẽ, bằng chứng để bàn luận, làm sáng tỏ và thuyết phục người đọc về ý kiến đã nêu lên - Một số thành tố của văn nghị luận: luận đề, luận điểm, ý kiến, bằng chứng, … - Các kiểu văn bản nghị luận xã hội: nghị luận xã hội trung đại và nghị luận xã hội hiện đại - Nghị luận xã hội trung đại được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, được thể hiện bằng thể loại như cáo, chiếu, hịch, … và thường được viết bằng văn biền ngẫu b. Hịch - Hịch là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa hay tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh phong trào dùng để cổ động , thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài . - Đặc điểm: khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe, thường viết theo thể biền ngẫu. Hịch có kết cấu chặt chẽ , lí lẽ sắc bén , có dẫn chứng thuyết phục. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
- Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Hịch tướng sĩ
- Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Hịch tướng sĩ
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Hịch tướng sĩ
d.Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Mục đích và đối tượng thuyết phục Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Dựa vào văn bản cùng với phần chuẩn bị ở nhà hãy cho biết: Hãy xác định mục đích và đối tượng thuyết phục của bài Hịch tướng sĩ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức - GV cho HS đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả
Nhiệm vụ 2: Nêu gương sáng trong sách sử Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Dựa vào văn bản cùng với phần chuẩn bị ở nhà hãy cho biết:
| II. Tìm hiểu chi tiết 1. Mục đích và đối tượng thuyết phục - Mục đích viết bài hịch: Trước tình hình hết sức nguy cấp khi quân Mông – Nguyên – đội quân hùng mạnh nhất thời đại lúc bấy giờ chuẩn bị xâm lược Đại Việt, trong khi đó, nhiều tướng sĩ vẫn thờ ơ với vận mệnh dân tộc, chìm đắm trong việc hưởng thụ, không lo luyện tập để bảo vệ Tổ quốc, một bộ phận còn có tư tưởng chủ hoà (đồng nghĩa với hàng giặc). Tại thời điểm đó, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn với vai trò của một Quốc công Tiết chế (Thống lĩnh quân đội Đại Việt) đã viết bài viết này để kêu gọi, khích lệ tinh thần của tướng sĩ, kêu gọi mọi người đoàn kết trong cuộc chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh xâm lược với tinh thần quyết chiến, quyết thắng. - Đối tượng thuyết phục của bài hịch: các tướng lĩnh trong đội quân của Trần Quốc Tuấn, sau đó, lan toả ra toàn bộ các tướng sĩ và người dân Đại Việt lúc bấy giờ 2. Nêu gương sáng trong sách sử - Ngay phần mở đầu, tác giả đã kể tên một loạt các tấm gương sáng trong sử sách trung quân:
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 8 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây