Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 7: Ngôi mộ cổ (Phạm Cao Củng)
Giáo án bài 7: Ngôi mộ cổ (Phạm Cao Củng) sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 7: Ngôi mộ cổ (Phạm Cao Củng)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
TIẾT: VĂN BẢN 2: NGÔI MỘ CỔ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện trinh thám như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.
Nhận biết và phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật, lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản truyện.
Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
Nhận biết được vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu tác phẩm văn học.
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện trinh thám như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.
Nhận biết và phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật, lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản truyện.
Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
Nhận biết được vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu tác phẩm văn học.
3. Phẩm chất
Tôn trọng sự thật, có tinh thần đấu tranh cho lẽ phải trong cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án;
SGK, SGV Ngữ văn 9;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Ngữ văn 9.
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Bài hát đồng sáu xu.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share chia sẻ suy nghĩ của em về những phẩm chất cần có của một thám tử.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share: Chia sẻ suy nghĩ của em về những phẩm chất cần có của một thám tử.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở: Những phẩm chất cần có của một thám tử là: sự thông minh, sự quan sát tinh tế, khả năng phân tích logic, khả năng giải quyết vấn đề, và sự kiên nhẫn, khả năng làm việc độc lập và khả năng làm việc nhóm tốt.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Truyện trinh thám lôi cuốn độc giả bởi quá trình điều tra, tìm kiếm manh mối của thám tử nhằm khám phá bí ẩn đằng sau bóng tối, làm sáng tỏ những vấn đề bí ẩn và lật tẩy tội ác của những tên tội phạm. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu vụ án trong câu chuyện Ngôi mộ cổ của nhà văn Phạm Cao Củng để cùng giải mã một vụ án phức tạp nhé!
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||
Nhiệm vụ: Hướng dẫn HS trải nghiệm cùng văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu dưới đây: + GV hướng dẫn cách đọc và cho HS đọc phân vai: người dẫn chuyện, Kỳ Phát, Liên Ty. + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, theo dõi chiến lược đọc được nêu ở các thẻ bên phải văn bản để chú ý và ghi nhớ những chi tiết, từ ngữ quan trọng.
+ Trình bày những hiểu biết chung về tác giả Phạm Cao Củng và văn bản Ngôi mộ cổ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 - 2 HS mỗi nhóm trình bày sản phẩm. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Trải nghiệm cùng văn bản 1. Đọc - Cách đọc: Khi đọc, HS cần chú ý thể hiện được cảm xúc, tính cách của nhân vật, đặc biệt là quá trình phá án của nhân vật thám tử. - Câu hỏi trong thẻ chỉ dẫn:
2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm a. Tác giả - Phạm Cao Củng (1913 2012), quê ở làng Lương Đường (sau đổi Lương Ngọc), huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. - Ông là một trong những người viết truyện trinh thám đầu tiên và có thành tựu của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
- Là tác giả của gần 20 cuốn truyện trinh thám. Một số truyện tiêu biểu là: Vết tay trên trần (1936), Kho tàng họ Đặng (1937), Chiếc tất nhuộm bùn (1938), Nhà sư thọt (1941), Đám cưới Kỳ Phát (1942),... - Ngoài ra, ông còn là tác giả của một số truyện võ hiệp và truyện thiếu nhi. b. Tác phẩm - Văn bản Ngôi mộ cổ là tên của chương VIII trong tác phẩm Kho tàng họ Đặng (1937) kể về hành trình đi tìm kho báu gia tộc họ Đặng của thám tử Kỳ Phát và con cháu họ Đặng. |
Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi
a. Mục tiêu:
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện trinh thám như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.
- Nhận biết và phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật, lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản truyện.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Ngôi mộ cổ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Ngôi mộ cổ và chuẩn kiến thức GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu cốt truyện, nội dung bao quát của văn bản Ngôi mộ cổ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi Think – Pair – Share, thực hiện yêu cầu sau: + Tham gia trò chơi Đường đến ngôi mộ cổ với nhiệm vụ cụ thể: Đọc khung tóm tắt VB trong SGK và sắp xếp các sự kiện dưới đây theo đúng trình tự vào sơ đồ (đính kèm dưới phần Phụ lục) để hình dung lại hành trình tìm kho báu của anh em nhà họ Đằng cùng thám tử Kỳ Phát.
+ Từ đó, em hãy nêu nội dung bao quát của VB “Ngôi mộ cổ”. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS mỗi nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. | II. Suy ngẫm và phản hồi 1. Cốt truyện, không gian, thời gian, ngôi kể trong truyện Bài hát đồng sáu xu. a. Cốt truyện - Sơ đồ đính kèm phía dưới. b. Nội dung bao quát của văn bản Ngôi mộ cổ kể về hành trình thám tử Kỳ Phát cùng ba trưởng ngành nhà họ Đặng đến khu mộ cổ. Ở đó, họ đã giải mã bí ẩn đằng sau bài thơ thất ngôn bát cú được khắc trong đáy bốn chiếc đĩa cổ mà ông tổ họ Đặng để lại. Nhờ vậy, họ tìm ra kho báu của gia tộc. | ||||||||||
Sơ đồ “Đường đến ngôi mộ cổ”
Gợi ý sơ đồ “Đường đến ngôi mộ cổ” | |||||||||||
Nhiệm vụ 2: Phân tích ngôi kể, chi tiết, và lời kể trong văn bản Ngôi mộ cổ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ gồm 4 HS theo kĩ thuật Khăn trải bàn với vị trí ngồi như hình vẽ dưới đây:
- GV yêu cầu HS hoàn thành những nhiệm vụ sau: + Xác định ngôi kể trong văn bản. Cho biết việc sử dụng ngôi kể đó có ưu thế gì so với ngôi kể khác (có thể so sánh với cách sử dụng ngôi kể trong văn bản “Chiếc mũ miện dát đá be-rô”). + Chi tiết nào trong văn bản “Ngôi mộ cổ” có tác dụng giúp Kỳ Phát phán đoán X hướng tìm kho báu? + Đọc đoạn đối thoại giữa Kỳ Phát với ba anh em nhà họ Đặng về bí mật của bốn chiếc đĩa cố và thực hiện các yêu cầu sau: a. Hoàn thành Phiếu học tập số 1: Nêu một số ví dụ về lời của người kể chuyện, lời của nhân vật và cho biết vì sao trong văn bản tác giả cần sử dụng cả lòi của người kể chuyện lẫn lòi của nhân vật. b. Cho biết tác dụng của việc thám tử Kỳ Phát đọc to bài thơ thất ngôn bát cú. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV cung cấp thêm thông tin: Ở chương trước, tác giả đã kể lại việc thám tử Kỳ Phát cất công tra cứu về ông tổ họ Đặng. Nhờ đó, chàng biết rằng ông tổ họ Đặng là Đinh Củng Viên, được ban thưởng rất nhiều châu báu khi đi sứ ở Trung Quốc. Ông ta chôn kho báu này cho con cháu đời sau. Ông cũng đã nhờ Mác-cô Pô-lô, một cố đạo phương Tây, bày cách vẽ bản đồ kho báu. Mác-cô Pô-lô thuê một lò gốm sứ làm bốn chiếc đĩa để cất giấu bản đồ chỉ dẫn nên ông ta cho khắc tên của mình ở đáy đĩa (chữ M viết theo lối chữ triện cổ, nên dễ bị nhầm lẫn là con dấu). - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Ngôi kể, chi tiết và lời kể trong văn bản Ngôi mộ cổ a. Ngôi kể - Ngôi kể mà tác giả sử dụng trong VB Ngôi mộ cổ là ngôi thứ ba, đứng bên ngoài quan sát và kể câu chuyện. Khác với người kể chuyện ngôi thứ nhất trong VB Chiếc mũ miện dát đá be-rô, ưu thế của việc sử dụng ngôi kể này là: + Người kể chuyện ngôi thứ ba với tầm hiểu biết rộng lớn, bao quát (biết hết mọi chuyện thuộc về nhiều vùng không gian, nhiều thời đại, liên quan nhiều thế hệ khác nhau của dòng tộc họ Đặng), sẽ không bị giới hạn trong tầm hiểu biết của một nhân vật duy nhất như trường hợp người kể chuyện ngôi thứ nhất, nhân vật bác sĩ Oát-sân, xưng “tôi” trong VB Chiếc mũ miện dát đá be-rô. Nhờ đó, người kể chuyện có thể giúp người đọc kết nối không gian, thời gian quá khứ với không gian, thời gian hiện tại một cách thuận lợi, tự nhiên. + Giúp người đọc có cái nhìn khách quan hơn về thám tử Kỳ Phát và quá trình khám phá bí mật ngôi mộ cổ. b. Chi tiết - Chi tiết có tác dụng giúp Kỳ Phát phán đoán hướng tìm kho báu: hai câu thơ in trên bốn chiếc đĩa cổ. + Kỳ Phát đã ghép hai câu thơ trên bốn chiếc đĩa thành một bài thơ thất ngôn bát cú. Kỳ Phát lí giải đúng ý nghĩa của từng câu thơ, đặc biệt là ý nghĩa của câu “Tây một trăm giây, thẳng một dây” là đi về hướng Tây trong vòng một trăm giây đồng hồ. Nhờ đó, chàng đã xác định được hai điểm đánh dấu trên mặt đất và tìm thấy cửa hầm dẫn xuống kho báu. + Để hiểu đúng được “một trăm giây” có nghĩa là một trăm giây đồng hồ, đếm theo giây chứ không đếm theo bước chân, Kỳ Phát đã liên tưởng, kết nối quá trình ông tổ họ Đặng cất giấu kho báu và vai trò của viên cố đạo người Tây phương: “Ông quên rằng chính Mác-cô Pô-lô một người Âu đã bầy cho Đinh Củng Viên cách giấu của này rồi ư?”. c. Lời của người kể chuyện, lời của nhân vật - Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới. - Tác dụng của việc Kỳ Phát đọc to bài thơ thất ngôn bát cú: + Chứng minh cho người nhà họ Đặng thấy bài thơ chính là tấm bản đồ chỉ dẫn nơi cất giữ kho báu của tổ tiên. + Từng bước hướng dẫn nhà họ Đặng, đưa họ vào hành trình khám phá sự thật cùng với mình. |
---------------------------------------------------
------------------------ Còn tiếp -------------------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2