Giáo án Ngữ văn 11 chân trời Bài 8 Văn bản 3: Ét-Va Mun-Chơ (Edvard Munch) và tiếng thét
Giáo án Bài 8 Văn bản Ét-Va Mun-Chơ (Edvard Munch) và tiếng thét sách Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 11 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 11 chân trời Bài 8 Văn bản 3: Ét-Va Mun-Chơ (Edvard Munch) và tiếng thét
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
TIẾT: VĂN BẢN 3: ÉT-VA MUN-CHO (EDVARD MUNCH) VÀ TIẾNG THÉT.
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của các yếu tố tượng trưng trong văn bản Ét-va Mun-cho (Edvard Munch) và Tiếng thét.
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của các yếu tố tượng trưng trong văn bản Ét-va Mun-cho (Edvard Munch) và Tiếng thét.
- Phẩm chất
- Có ý thức tự học, tự trau dồi năng lực thẩm mĩ.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11.
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học
- Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, thực hiện yêu cầu: Chia sẻ về bức tranh mà em có cơ hội được thưởng thức (trên tivi, youtube, triển lãm, bảo tàng…).
- Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi: Chia sẻ về bức tranh mà em có cơ hội được thưởng thức (trên tivi, youtube, triển lãm, bảo tàng…).
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở: HS có thể chia sẻ bằng cách trả lời những câu hỏi sau: Em được thưởng thức bức tranh đó qua phương tiện nào? Bức tranh đó của họa sĩ nào? Đặc điểm hình thức và thông điệp tác giả muốn truyền tải là gì?
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Hội họa không chỉ đơn thuần là màu sắc, hình khối, đường nét, hội họa đôi khi còn là cuộc sống, là tiếng lòng của người nghệ sĩ, mỗi bức tranh lại ẩn chứa một tầng ý nghĩa nhất định. “Tiếng thét” của danh họa Edvard Munch là một bức tranh như thế. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi khám phá văn bản Ét-va Mun-cho (Edvard Munch) và Tiếng thét để hiểu hơn về những tiếng nói trong hội họa nhé!
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
- Mục tiêu: Nhận biết một số thông tin cơ bản về văn bản Ét-va Mun-cho (Edvard Munch) và Tiếng thét.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện những yêu cầu sau: · Trình bày những hiểu biết của em về danh họa Ét-va Mun-cho (Edvard Munch). · Nêu nội dung chính của văn bản Ét-va Mun-cho (Edvard Munch) và Tiếng thét. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Tìm hiểu chung về văn bản 1. Danh họa Ét-va Mun-cho (Edvard Munch) - Ét-va Mun-cho (1863–1944) trưởng thành tại Thủ đô của Na Uy. Cha ông là một bác sĩ quân đội rất sùng tín và có thu nhập thấp. Mẹ ông hơn chồng đến 20 tuổi và sớm qua đời khi Mun-cho mới lên 5. Sau đó, lần lượt các anh chị em của ông cũng rời bỏ cuộc sống khi còn rất trẻ. Tình cảnh đó ảnh hưởng rất nhiều đến đề tài sáng tác của họa sĩ này. Bệnh tật, chết chóc và những cơn đau vật vã luôn hiện về trong ký ức và thể hiện trên từng nét vẽ của hoạ sĩ. Mun-xơ theo khoá học nghệ thuật vẽ tranh khoả thân tại trường Hoàng gia và từng được nghệ sĩ bậc thầy của Na Uy, họa sĩ Chrít-ti-an Krốc đào tạo. Những tác phẩm ban đầu của ông chịu ảnh hưởng của trường phái hiện thực Pháp. - Năm 1885, Mun-cho đến Pa-ri và tạo ra một bước đột phá. Các bức họa của ông bắt đầu tạo được ấn tượng ngay trong cái nhìn đầu tiên và điều này làm ông hứng thú. Khi qua đời, Mun-cho để lại một số lượng lớn họa phẩm cho thành phố Ô - xlô. Vì thế, Bảo tàng Mun - cho đã được xây dựng năm 1963 nhằm mục đích trưng bày tác phẩm hội họa, văn chương và các tài liệu viết về những giai đoạn sáng tác của họa sĩ. 2. Nội dung chính của văn bản Ét-va Mun-cho (Edvard Munch) và Tiếng thét. - Giới thiệu đôi nét về danh họa Ét-va Mun-cho (Edvard Munch) và bức họa Tiếng thét cùng những phân tích về ý nghĩa của bức họa. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản.
- Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được ý nghĩa của những yếu tố tượng trưng được nhắc đến trong văn bản Ét-va Mun-cho (Edvard Munch) và Tiếng thét.
- Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Ét-va Mun-cho (Edvard Munch) và Tiếng thét.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Ét-va Mun-cho (Edvard Munch) và Tiếng thét và chuẩn kiến thức GV.
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Nhận biết và hiểu được những chi tiết nghệ thuật trong bức tranh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, thực hiện những yêu cầu sau: · Văn bản trên đề cập đến những chi tiết nghệ thuật quan trọng nào trong bức tranh “Tiếng thét”? Những chi tiết đó gợi cảm giác như thế nào đối với người xem? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 - 2 HS đại diện trình bày kết quả chuẩn bị. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. Nhiệm vụ 2: Phân tích ý nghĩa của những yếu tố tượng trưng trong bức tranh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, thực hiện những yêu cầu sau: · Từ các chi tiết trên, hãy xác định giá trị của các yếu tố tượng trưng trong bức tranh “Tiếng thát”. · Cần dựa vào những cơ sở nào để xác định yếu tố tượng trưng trong một tác phẩm nghệ thuật? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 - 2 HS đại diện trình bày kết quả chuẩn bị. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức | I. Những chi tiết nghệ thuật quan trọng trong bức tranh - VB đề cập đến những chi tiết nghệ thuật quan trọng trong bức tranh Tiếng thét: Hình ảnh các nhân vật chính, các hình thù trừu tượng xung quanh, các đường xoáy và màu sắc.. => Tất cả gợi nên cảm giác ghê sợ, rùng rợn, lo âu.
II. Những yếu tố tượng trưng trong bức tranh 1. Giá trị của các yếu tố tượng trưng trong bức tranh - Các chi tiết trong bức tranh tượng trưng cho những biến cố dữ dội của cuộc sống, hình ảnh nhân vật tượng trưng cho sự kinh hoàng của con người trước những thảm họa sắp xảy ra. 2. Những cơ sở để xác định yếu tố tượng trưng trong một tác phẩm nghệ thuật. - Để xác định yếu tố tượng trưng trong một tác phẩm nghệ thuật, ta cần dựa vài những chi tiết nghệ thuâtk (hình ảnh, từ ngữ trong văn chương, màu sắc, đườngn nét, hình ảnh trong hội họa…); từ đó chỉ ra những triết lí sâu xa về bản chất của đời sống mà những chi tiết đó gợi nên.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 700k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án đầy đủ cả năm
- Khoảng 20 phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới
- Khoảng 20 đề thi ma trận với lời giải, thang điểm chi tiết
- PPCT, file word lời giải SGK
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây