Giáo án Ngữ văn 11 chân trời Bài 2 Đọc 2: Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI

Giáo án Bài 2 Đọc 2: Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI sách Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 11 chân trời Bài 2 Đọc 2: Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT: VĂN BẢN 2: NGƯỜI TRẺ VÀ NHỮNG HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ XXI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Nhận biết và phân tích được lí lẽ và bằng chứng mà người viết sử dụng để bảo vệ quan điểm trong văn bản Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI.
  • Nhận biết và phân tích được: nội dung và mối quan hệ của luận đề, các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, độc đáo trong văn bản Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI.
  • Xác định mục đích, thái độ và tình cảm của người viết, nội dung và ý nghĩa trong văn bản Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • - Nêu được nội dung, lập luận, lí lẽ, dẫn chứng của văn bản Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI.
  • - Nhận biết và đánh giá được các lí lẽ và bằng chứng mà người viết sử dụng để bảo vệ quan điểm trong bài viết.
  • - Nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố thuyết minh hoặc miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức trong việc học tập, rèn luyện để phát triển bản thân, quan tâm và xác định các mục tiêu phấn đấu cho tương lai.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi (think – pair – share) để chia sẻ về vấn đề: Bạn quan tâm điều gì về tương lai? Bạn đã trau dồi những kĩ năng gì để chuẩn bị cho tương lai của chính mình?
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để chia sẻ ý tưởng để từ đó dẫn dắt vào VB.

- HS thực hiện theo mẫu sau để giải quyết vấn đề:

 

Những kĩ năng mà tôi chuẩn bị cho tương lai của mình

.......................................................

.......................................................

.......................................................

.......................................................

.......................................................

Điều tôi quan tâm nhất về tương lai (của tôi hoặc của thế giới)

.......................................................

.......................................................

.......................................................

.......................................................

.......................................................

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

Những kĩ năng mà tôi chuẩn bị cho tương lai của mình

Chuẩn bị kĩ năng về tri thức và sự dũng cảm, vững vàng để vượt qua mọi thử thách

 

Điều tôi quan tâm nhất về tương lai (của tôi hoặc của thế giới)

Môi trường sống của tôi có được trong lành hay không? Liệu cây xanh có bị phá bỏ hoàn toàn không? Các loài động vật còn môi trường sống hay không?

 

.......................................................

.......................................................

.......................................................

- Gợi mở:

 

- GV dẫn dắt vào bài học mới:“Thế giới ngày mai thuộc về những người có tầm nhìn hôm nay”. Để trở thành một công dân toàn cầu, mỗi bạn trẻ cần chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết và mạnh mẽ, tự tin bước vào thời kì hội nhập công nghệ 4.0. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về văn bản Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI để có thêm kiến thức và tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết trước khi bước vào cánh cửa tương lai.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được một số đặc trưng của văn bản nghị luận.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về đặc điểm của văn bản nghị luận

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, xem lại kiến thức ở phần Tri thức ngữ văn và thực hiện yêu cầu sau:

·     Nêu những đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu chung về tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau đây:

·     Nêu một số nét cơ bản về xuất xứ của văn bản “Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI”. Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa từ “hành trang” được nhắc đến ở nhan đề văn bản.

 

·     Xác định luận đề và các luận điểm chính của văn bản “Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI”.

·      Nêu nội dung chính của văn bản ““Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI”.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

I. Đặc điểm của văn bản nghị luận.

- Tính thuyết phục của lí lẽ thể hiện ở chỗ soi chiếu vấn đề trên nhiều khía cạnh, có những cơ sở vững chắc (từ lí thuyết và thực tiễn) để làm điểm tựa  cho lập luận.

- Tính thuyết phục của bằng chứng thể hiện ở việc lựa chọn bằng chứng phù hợp, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ.

- Cách biểu đạt: tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng còn thể hiện ở những cách biểu đạt độc đáo, ấn tượng, giàu tính hùng biện nhằm tác động vào tư tưởng, tình cảm của người đọc.

- Yếu tố thuyết minh: cung cấp tri thức về nguồn gốc, cấu tạo, vai trò, ý nghĩa… của đối tượng cần bàn luận.

- Yếu tố miêu tả: thể hiện các đặc điểm, tính chất nổi bật của con người, đồ vật, cảnh sinh hoạt…

- Yếu tố tự sự: thuật lại các sự việc liên quan đến luận đề, luận điểm, các bằng chứng trong văn bản.

=> Mục đích chung: thuyết phục người đọc về ý kiến, quan điểm của người viết.

II. Tìm hiểu chung về tác phẩm

a. Xuất xứ văn bản và ý nghĩa từ “hành trang” ở nhan đề.

* Xuất xứ:

- Văn bản được trích trong Giáo dục trong kỉ nguyên của sự bất định, tạp chí Tia sáng, số Tết 2 + 3, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội, ngày 20/02/2022.

- Tác giả: Đỗ Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Đức Dũng.

* Ý nghĩa của từ “hành trang” trong nhan đề văn bản

- “Hành trang” theo nghĩa gốc là đồ dùng mang theo và các thứ trang bị khi đi xa.

- Nhưng ở nhan đề văn bản, “hành trang” chính là tinh thần như tri thức, kỹ năng, sức khỏe… mà mỗi người trẻ cần phải học hỏi, trau dồi, rèn luyện cho bản thân để chuẩn bị tốt nhất về mọi mặt và vững bước vào kỉ nguyên mới ở tương lai.

b. Luận đề và những luận điểm chính của văn bản

- Luận đề: Những hành trang mà người trẻ cần chuẩn bị trong thế kỉ XXI.

- Văn bản có những luận điểm chính sau:

·      Luận điểm 1: Người trẻ cần chuẩn bị hành trang về tri thức.

·      Luận điểm 2: Người trẻ cần chuẩn bị hành trang về kĩ năng.

·      Luận điểm 3: Người trẻ cần chuẩn bị hành trang về thái độ.

c. Nội dung chính

Văn bản đã đưa ra được những hành trang thiết yếu đối với người trẻ để có thể ứng phó với những bất định có thể xảy ra trong thế kỉ XXI. “Khung kĩ năng thế kỉ XXI” là mô hình mà người trẻ nên học và làm theo.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản.

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa các lí lẽ, dẫn chứng cũng như vai trò của yếu tố thuyết minh hoặc miêu tả, tự sự trong văn bản Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI.
  2. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức thực hiện

 

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Lí lẽ và dẫn chứng của văn bản nghị luận

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu học sinh thực hiện kĩ thuật think – aloud, hoàn thiệnn những mẫu kĩ năng đọc với những yêu cầu sau:

- Nhóm 1: Xác định lí lẽ, dẫn chứng, nêu luận điểm và nhận xét cách lập luận trong đoạn văn. (PHỤ LỤC 6).

- Nhóm 2: Xác định lí lẽ, dẫn chứng, nêu luận điểm và nhận xét cách lập luận trong đoạn văn. (PHỤ LỤC 7).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

+ Dự kiến khó khăn: Học sinh chưa đọc phần Tri thức ngữ văn, gặp khó khăn trong việc tổng hợp

+ Tháo gỡ khó khăn: Câu hỏi gợi mở để HS trả lời; gọi HS khác giúp đỡ bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Cách diễn đạt trong văn bản nghị luận

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoàn thiệnn những mẫu kĩ năng đọc với những yêu cầu sau: Hoàn thiệnn mẫu đọc. (PHỤ LỤC 8).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Kết luận theo thể loại

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, trả lời sau:

 

I. Lí lẽ và dẫn chứng của văn bảnn nghị luận

1. Phụ lục 6

Thứ nhất, người trẻ cần trang bị hành trang tri thức (…Luận điểm…). Đối với bất kì ngành nào, kiến thức cốt lõi của ngành là đương nhiên  (…Lí lẽ 1…). Tuy nhiên, thế giới hiện đại cho thấy không thể chia tách các ngành, các lĩnh vực, mà chúng tồn tại ràng buộc, lệ thuộc, tương tác với nhau (…Lí lẽ 2…). Do vậy, bên cạnh kiến thức cốt lõi của ngành, còn cần phải nắm bắt được kiến thức của các ngành gần, các ngành liên quan (…Lí lẽ 3…). Các vấn đề xã hội hiện đại đòi hỏi các giải pháp liên ngành ngày càng trở nên quan trọng (…Lí lẽ 3…). Câu chuyện của giai pháp liên ngành đã được nhắc từ nhiều năm nay trở nên hiển hiện nhất trong đại dịch COVID-19 (…Dẫn chứng…). Trong lúc nước sôi lửa bỏng, chống dịch cấp quốc gia và trên toàn cầu là bài toán không thể giải chỉ bằng các mô hình dịch tễ hay các giải pháp y tế, mà còn đòi hỏi các tính toán về công bằng, an sinh xã hội, về tâm li xã hội và cách tiếp cận cộng đồng (…Dẫn chứng…).  

=> Luận điểm: Người trẻ cần chuẩn bị hành trang về mặt tri thức.

=> Nhận xét về cách lập luận: chặt chẽ, đưa ra nhiều lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng về đại dịch Covid-19 vừa thực tế bởi đây luôn là vấn đề nóng được đề cập tới trong nhiều năm trở lại đây vì sức ảnh hưởng của đại dịch này, dẫn chứng cũng rất phù hợp với lí lẽ.

2. Phụ lục 7

Thứ hai, người trẻ còn cần chuẩn bị hành trang về kĩ năng (…Luận điểm…). Thiếu kĩ năng làm việc ở người trẻ khi tham gia thị trường lao động sau tốt nghiệp đại học là vấn đề của nhiều quốc gia (…Lí lẽ 1…). “Khung kĩ năng thế kỉ XXI” là chỉ dẫn giúp thu hẹp khoảng cách giữa việc đào tạo ở đại học với nhu cầu của doanh nghiệp (…Dẫn chứng…). P21 đưa ra ba khối kĩ năng trọng yếu cho sinh viên ở thế kỉ XXI: (1) Kĩ năng học tập và sáng tạo, (2) Kī năng công nghệ, truyền thông và thông tin, và (3) Kĩ năng sống và nghề nghiệp (…Lí lẽ 2…). Trong số các kĩ năng này, nhóm (2) và (3) là những kĩ năng quan trọng nhất mang đặc trưng thời đại để ứng phó với bất định (…Lí lẽ 3…).

=> Luận điểm: Người trẻ cần chuẩn bị hành trang về mặt kĩ năng.

=> Nhận xét cách lập luận: luận điểm được nêu ngay đầu đoạn văn, sau đó là hệ thống lí lẽ kèm dẫn chứng hợp lí, rõ ràng để chứng minh. Những dẫn chứng mà tác giả lấy chủ yếu là khung kĩ năng của P21, cụ thể, xác thực đã được công nhận rộng rãi làm tăng tính thuyết phục của bằng chứng.

II. Cách điễn đạt trong văn bản nghị luận

- Các lý thuyết  về “Nguyên lí bất định” của Hây-xơn-bớt trong vật lí lượng tử hiện đại, “Khung kĩ năng của thế kỉ XXI” do P21 ban hành.

=> Suy luận: áp dụng những lí thuyết thực tiễn, những kiến thức đã được công nhận rộng rãi từ những tác giả và nguồn uy tín để làm tăng tính thuyết phục của dẫn chứng và củng cố thêm cho lí lẽ càng vững vàng, chắc chắn.

- Cấu trúc lập luận: “Thứ nhất”, “thứ hai”, “thứ ba”

=> Suy luận: lí lẽ được xem xét ở nhiều góc độ và khía cạnh, để chứng minh cho luận đề tác giả đã chia ra những luận điểm rất rõ ràng và cụ thể bằng cách đưa những danh từ chỉ số thứ tự để phân chia từng luận điểm. Với cách chia này, người đọc sẽ dễ dàng theo dõi và nắm bắt được dễ dàng hơn các luận điểm mà tác giả triển khai.

- Thông tin về khối các môn học cốt lõi mà sinh viên trong thế kỉ XXI cần có và những thông tin về khối kiến thức chung liên ngành.

=> Suy luận: yếu tố thuyết minh trong văn bản tập trung cung cấp rất cụ thể và chi tiết về khối các môn học cốt lõi và khối kiến thức chung liên ngành từ đó tăng lượng thông tin mà người đọc nhận được và làm sáng rõ hơn cho đối tượng cần bàn luận tới.

III. Kết luận theo thể loại

- Thể loại: văn bản nghị luận.

- Tính thuyết phục của lí lẽ, dẫn chứng: lí lẽ soi chiếu nhiều khía cạnh của vấn đề, dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, làm sáng rõ lí lẽ.

Ví dụ:

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 700k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN (TÙY BÚT, TẢN VĂN)

GIÁO ÁN WORD BÀI 2: HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAI (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

GIÁO ÁN WORD BÀI 3: KHÁT KHAO ĐOÀN TỤ (TRUYỆN THƠ)

GIÁO ÁN WORD BÀI 4: NÉT ĐẸP VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

GIÁO ÁN WORD BÀI 5: BĂN KHOĂN TÌM LẼ SỐNG (BI KỊCH)

GIÁO ÁN WORD BÀI 6: SỐNG VỚI BIỂN RỪNG BAO LA (TRUYỆN NGẮN)

GIÁO ÁN WORD BÀI 7: NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY (TRUYỆN THƠ NÔM VÀ NGUYỄN DU)

GIÁO ÁN WORD BÀI 8: CÁI TÔI - THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO (THƠ)

GIÁO ÁN WORD BÀI 9: NHỮNG CHÂN TRỜI KÍ ỨC (TRUYỆN - TRUYỆN KÍ)

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN (TÙY BÚT, TẢN VĂN)

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 2: HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAI (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 3: KHÁT KHAO ĐOÀN TỤ (TRUYỆN THƠ)

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 4: NÉT ĐẸP VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 5: BĂN KHOĂN TÌM LẼ SỐNG (BI KỊCH)

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 6: SỐNG VỚI BIỂN RỪNG BAO LA (TRUYỆN NGẮN)

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 7: NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY (TRUYỆN THƠ NÔM VÀ NGUYỄN DU)

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 8: CÁI TÔI - THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO (THƠ)

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 9: NHỮNG CHÂN TRỜI KÍ ỨC (TRUYỆN - TRUYỆN KÍ)

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TÌM HIỂU NGÔN NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

IV. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN (TÙY BÚT, TẢN VĂN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2: HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAI (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 3: KHÁT KHAO ĐOÀN TỤ (TRUYỆN THƠ)

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 chân trời Bài 3 TH tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 4: NÉT ĐẸP VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5: BĂN KHOĂN TÌM LẼ SỐNG (BI KỊCH)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6: SỐNG VỚI BIỂN RỪNG BAO LA (TRUYỆN NGẮN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7: NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY (TRUYỆN THƠ NÔM VÀ NGUYỄN DU)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8: CÁI TÔI - THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO (THƠ)

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 9: NHỮNG CHÂN TRỜI KÍ ỨC (TRUYỆN - TRUYỆN KÍ)

Chat hỗ trợ
Chat ngay