Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 3 Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
Giáo án Bài 3 Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học sách Ngữ văn 11 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 11 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 3 Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT: VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- HS nắm được những yêu cầu cơ bản của việc viết văn bản nghị luận về vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học.
- HS biết thực hành viết văn bản nghị luận viết văn bản nghị luận về vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học.
- Năng lực
- Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực đặc thù
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành văn bản về vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học.
- Năng lực tiếp thu tri thức, nắm được các yêu cầu đối với về vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học.
- Phẩm chất:
- Nghiêm túc trong học tập.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; kết nối những bài học trước đó.
- Nội dung: Trao đổi, chia sẻ về viết bài văn nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
- Sản phẩm: Bài trình bày sản phẩm theo yêu cầu của GV (bằng miệng hoặc kết hợp các phương tiện hỗ trợ).
- Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- HS quan sát video “ Nam quốc sơn hà” trên? Từ nội dung video trên, em suy nghĩ gì về chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, chia sẻ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhấn mạnh kĩ năng nói và nghe.
- Quan điểm cá nhân của từng HS
- GV hướng vào bài: Trong một tác phẩm văn học, ngoài vẻ đẹp của nhân vật trữ tình tác giả còn gửi gắm những tâm tư, tình cảm, quan niệm, nhận thức của mình về thế giới. Vậy làm để xác định và làm sáng tỏ những vấn đề ấy trong tác phẩm văn học? Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách Viết bài nghị luận xã hội về vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Những điều cần chú ý khi viết bài nghị luận về một vấn đề được đặt ra trong tác phẩm văn học
- Mục tiêu: Giúp học sinh hình thành kiến thức, kĩ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học.
- b. Nội dung: Tìm hiểu cách viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong phần Định hướng và Thực hành.
- Sản phẩm: Bài viết của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Định hướng Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Hs trả lời các câu hỏi sau: + Nghị luận về một vấn đề đề đặt ra trong tác phẩm văn học bàn luận về vấn đề gì? + Vấn đề đưa ra bàn luận là hiện tượng tích cực hay tiêu cực? Cho ví dụ? + Nghị luận về một vấn đề đề đặt ra trong tác phẩm văn học đòi hỏi những yêu cầu gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân, nhóm, thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS GV nhấn mạnh những yêu cầu cần đạt trong một bài viết.
Nhiệm vụ 2: Phân tích ngữ liệu Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Hs đọc bài viết tham khảo SGK “ + Nhóm 1: Xác định vấn đề cần bàn luận, các thao tác lập luận cần sử dụng, phạm vi dẫn chứng. + Nhóm 2: Đọc lại truyện Chí Phèo: tìm hiểu mối quan hệ giữa các nhân vật trong truyện, đặc biệt là mối quan hệ giữa Thị Nở và Chí Phèo. + Nhóm 3: những biểu hiện và sức mạnh của tình yêu thương giữa con người với con người. Quan điểm của người viết về vấn đề được nêu trên là gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân, nhóm, thực hiện nhiệm vụ. GV dung phương pháp đàm thoại để học sinh trả lời câu hỏi-> Hs tán thành và phải bảo vệ ý kiến của mình. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV nhấn mạnh yêu cầu khi đọc trong các thẻ. | I. Định hướng 1. Nghị luận về một vấn đề đề đặt ra trong tác phẩm văn học - Xuất phát từ một vấn đề xã hội giàu ý nghĩa có trong một tác phẩm văn học để bàn bạc mở rộng. - Đó có thể là vấn đề tích cực hoặc tiêu cực. - Yêu cầu: + Phân tích đề bài và xác định vấn đề có ý nghĩa đặt ra trong văn bản + Đọc kỹ văn bản văn học được nêu trong đề bài. + Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết. Cần nêu được ít nhất hai ý lớn: · Giới thiệu và phân tích vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học. · Bàn luận về vấn đề xã hội đó trong đời sống. 2. Phân tích mẫu - Đoạn trích nêu lên vấn đề: bàn về sức mạnh của tình yêu thương giữa con người với con người. - Luận điểm và cách triển khai luận điểm: + Trong truyện Chí Phèo: · Người làng Vũ Đại nhận nuôi Chí Phèo · Thị Nở quan tâm chăm sóc Chí Phèo -> bát cháo hành. => Chí Phèo được nuôi lớn và từ con quỷ dữ của làng Vữ Đại, hắn khao khát được làm người lương thiện + Trong đời sống: · Giúp ta thấy vui vẻ, hạnh phúc, lạc quan, yêu đời, biết sống có ý nghĩa · Kết nối mọi người, tạo mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa người với người. · Là động lực , ý chí, sức mạnh vượt qua khó khăn thử thách · Được mọi người yêu mến, quý trọng, thành công trong cuộc sống. · Nuôi dưỡng rèn luyện tâm hồn, nhân phẩm, xã hội văn minh tiến bộ. + Bài học nhận thức và hành động: · Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người chúng ta. · Biết lan tỏa tình yêu thương tới mọi người, thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện, ủng hộ, đồng cảm với những cảnh ngộ khó khăn trong cuộc sống. · Cần biết trân trọng những gì mình đang có. - Các thao tác nghị luận được được kết hợp trong bài viết. + Thao tác: Giải thích kết hợp phân tích: Thế nào là tình yêu thương. + Thao tác: Chứng minh: tình yêu thương mang lại điều gì cho con người - Quan điểm và thái độ của người viết: Đồng tình với việc cần san sẻ tình yêu thương và trân trọng con người. => Để viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội , chúng ta cần: Bước 1: Tìm hiểu đề (đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề bài, xác định các thao tác lập luận, xác định phạm vi dẫn chứng của bài viết), xem lại các tác phẩm đã học liên quan đến vấn đề xã hội đặt ra của đề bài... Bước 2: Xác định luận điểm, luận cứ trong bài viết, lựa chọn các dẫn chứng tiêu biểu cho mỗi luận cứ. Bước 3:Triển khai bài viết đảm bảo sáng rõ ý kiến và hệ thống luận điểm; cấu trúc chặt chẽ; sử dụng các bằng chứng thuyết phục- chính xác, tin cậy, thích hợp , đầu đủ. Bước 4: Liên hệ, mở rộng, so sánh với thực tiễn đời sống và suy nghĩ của bản thân |
Hoạt động 2: Thực hành viết theo các bước
- Mục tiêu: Giúp HS thực hành luyện tập và biết vận dụng kiến thức về cách viết bài văn nghị luận về một vấn đề được đặt ra trong tác phẩm văn học.
- Nội dung: Thực hiện bài tập thực hành trong sách giáo khoa.
- c. Sản phẩm: bài viết đã hoàn chỉnh.
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Thực hành viết theo các bước Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv hướng dẫn Hs xác định yêu cầu của đề - Hs tham khảo các ý trong SGK để trả lời. - HS viết bài theo dàn ý đã lập: Mở bài: dẫn dắt và giới thiệu vấn đề. Thân bài: lần lượt nêu các luận điểm làm sáng tỏ cho sức mạnh của tình yêu thương giữa con người với con người. Kết bài: Khẳng định tình yêu thương là một phẩm chất cần có của con người trong cuộc đời. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân, nhóm, thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. a) Chuẩn bị và gọi một số HS trình bày. - GV chiếu bài làm của HS, nhận xét, góp ý chung trước lớp. - GV yêu HS tìm ý và lập dàn ý theo hướng dẫn của mục b) Tìm ý và lập dàn ý, sau đó HS trình bày sản phẩm. - GV chiếu bài làm của HS, nhận xét, góp ý chung trước lớp. - GV tổ chức cho HS viết bài theo hướng dẫn ở mục c) Viết, sau đó HS trình bày sản phẩm. - GV chiếu bài làm của HS, nhận xét, góp ý chung trước lớp. - GV yêu cầu HS xem xét, chỉnh sửa lại bài viết theo hướng dẫn ở mục d) Kiểm tra và chỉnh sửa. HS sử dụng Phiếu hướng dẫn chỉnh sửa ở Phụ lục. GV gọi 1 số HS trình bày nội dung chỉnh sửa theo Phiếu và rút kinh nghiệm chung. HS nghe và ghi chép thêm các lưu ý của GV. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV nhấn mạnh những lỗi thường gặp trong trình bày bài nói.
| II. Luyện tập Đề bài: Từ truyện ngắn “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao, anh/chị hãy bàn luận về tình thương giữa con người với con người trong cuộc sống. 1. Chuẩn bị Đọc kĩ đề, xác định yêu cầu đề: - Về nội dung : nêu lên suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương giữa con người với con người. - Về thao tác nghị luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận - Về phạm vi dẫn chứng: có thể lấy bằng chứng về con người và sự việc trong đời sống, trong tác phẩm văn học hay trên thông tin đại chúng 2. Tìm ý và lập dàn ý a. Tìm ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi - Thế nào là tình yêu thương giữa con người với con người? - Biểu hiện về tình yêu thương giữa con người với con người là gì? - Tại sao tình yêu thương giữa con người với con người lại có thể tạo nên được sức mạnh, giúp con người thay đổi, vượt qua được chính mình? b. Lập dàn ý - Mở bài: Dẫn dắt -> Giới thiệu vấn đề nghị luận (Tình thương giữa con người với con người) - Thân bài: + Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn “Chí Phèo” -> khẳng định tình thương giữa con người với con người là giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm + Giải thích “tình thương” là gì? + Bàn luận về tình thương · Tại sao cần tồn tại tình thương giữa con người với con người? · Nếu không có tình thương thì cuộc sống loài người sẽ như thế nào? · Dẫn chứng cụ thể về tình thương giữa con người với con người: Châu Nhuận Phát, Bill Gates;… + Phản biện: Có phải ai cũng yêu thương mọi người? - Kết bài: Khẳng định lại vai trò của tình thương giữa con người với con người. 3. Viết bài Sản phẩm: bản thảo bài viết. 4. Kiểm tra và chỉnh sửa Sản phẩm: nội dung sửa theo Phiếu. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: HS thực hành viết mở bài và kết bài và câu chuyển đoạn trong văn bản nghị luận
- Nội dung: GV giao bài tập, HS suy nghĩ, trả lời.
- Sản phẩm học tập: HS chỉnh sửa, hoàn thiện yêu cầu viết mở bài và kết bài và câu chuyển đoạn trong văn bản nghị luận
- Tổ chức thực hiện:
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 700k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án đầy đủ cả năm
- Khoảng 20 phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới
- Khoảng 20 đề thi ma trận với lời giải, thang điểm chi tiết
- PPCT, file word lời giải SGK
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU
Giáo án chuyên đề Công nghệ cơ khí 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Tin học 11 Khoa học máy tính cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Tin học 11 Tin học ứng dụng cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều đủ cả năm
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây