Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 9 Đọc 3: Lại đọc "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân
Giáo án Bài 9 Đọc 3: Lại đọc "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân sách Ngữ văn 11 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 11 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 9 Đọc 3: Lại đọc "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT: LẠI ĐỌC CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ CỦA NGUYỄN TUÂN
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- - Phân tích được nội dung, mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu, độc đáo.
- - Nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố thuyết minh hoặc biểu cảm, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận.
- - Xác định được mục đích, quan điểm của người viết và thể hiện được quan điểm cá nhân về nội dung của văn bản.
- Năng lực
Năng lực chung
- - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- - Phân tích được nội dung, mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu, độc đáo.
- - Nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố thuyết minh hoặc biểu cảm, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận.
- - Xác định được mục đích, quan điểm của người viết và thể hiện được quan điểm cá nhân về nội dung của văn bản.
- Phẩm chất
- - Trân trọng, bảo vệ, tôn vinh những phẩm chất, giá trị nhân văn tốt đẹp: lòng nhân ái, sự bình đẳng, quyền con người, tiếng mẹ đẻ.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- - Giáo án;
- - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Đối với học sinh
- - SGK, SBT Ngữ văn 11.
- - Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, dựa vào hiểu biết cá nhân và chia sẻ: Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về truyện ngắn “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở:
“Chữ người tử tù” là một tác phẩm văn học thuộc thể loại truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Tuân. Ban đầu, truyện ngắn này mang tên “Dòng chữ cuối cùng” khi được đăng trên tạp chí Tao đàn số 1 ngày 1 tháng 3 năm 1939 với lời đề từ: "Ngày xưa có một tử tù viết chữ đại tự rất tốt". Năm 1940, tác phẩm chính thức được nhà xuất bản Tân Dân cho ra mắt trong tập “Vang bóng một thời” và đổi tên là “Chữ người tử tù”. Đây được xem là truyện ngắn xuất sắc nhất trong tập truyện.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Băng qua những mảng màu không gian tiềm thức,nhấn chìm mọi cái xấu xa độc ác hèn mọn, vượt lên khoảng không tối tăm u uất,cái đẹp mang trong mình sức sống thiện lương soi sáng lương tâm con người. Là một con người suốt đời đi tìm cái đẹp,Nguyễn Tuân đã rót vào những trang văn tất thảy những điều đẹp nhất trên cõi trần. “Chữ người tử tù “ đã mang trọn nét tài hoa độc đáo của Nguyễn Tuân qua việc xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao - sáng bừng lên vẻ đẹp tài hoa,khí phách và thiên lương sáng trong tựa như ngọc. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cũng đi tìm hiểu văn bản thực hành đọc hiểu Lại đọc “Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân để thấy được sự đặc sắc của kiệt tác này nhé!
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
- Mục tiêu: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, nội dung của văn bản.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, thực hiện những yêu cầu sau đây: Nêu một số nét cơ bản về tác giả Nguyễn Đăng Mạnh và văn bản Lại đọc “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Tìm hiểu chung về văn bản 1. Tác giả - Nguyễn Đăng Mạnh (1930 - 2018). - Quê quán: Sinh ra tại Nam Định, nguyên quán Gia Lâm, thành phố Hà Nội. - Năm 1960, Nguyễn Đăng Mạnh được giữ lại trường Đại học Sư phạm Hà Nội làm cán bộ giảng dạy. Từ đó ông bắt đầu viết nghiên cứu và trở thành nhà nghiên cứu phê bình. - Ông được phong học hàm Phó giáo sư năm 1984, Giáo sư năm 1991, danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 1990, Nhà giáo Nhân dân 2002; - Nguyễn Đăng Mạnh được coi là nhà nghiên cứu đầu ngành về văn học Việt Nam hiện đại và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. 2. Văn bản Lại đọc “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. - Văn bản Lại đọc “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là một trong những bài nghiên cứu của GS.Nguyễn Đăng Mạnh được in trong cuốn Những bài giảng về tác gia văn học tập 1, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội, 1999. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản.
- Mục tiêu: Nhận biết và phân tích một số yếu tố của văn bản nghị luận.
- Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Lại đọc “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Lại đọc “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân và chuẩn kiến thức GV.
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về mục tiêu của bài viết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: + Văn bản trên cho thấy người viết muốn làm sáng tỏ điểm đặc sắc nào về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Chữ người tử tù”? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 - 2 HS đại diện trình bày kết quả chuẩn bị. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. Nhiệm vụ 2: Nhận xét lập luận, giọng điệu, ngôn ngữ của văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: + Trong phần 2, người viết đã lập luận như thế nào để làm nổi bật vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện Chữ người tử tù, nhất là việc “biết kính sợ” “cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương)”? + Em hãy chỉ ra ý kiến, giọng điệu của người viết trong đoạn văn sau: “Nhưng thử nghĩ mà xem, con người không biết sợ cái gì trên đời này cả, liệu có phải là con người không? Cái gì cũng “vô uý”, cũng tỏ thái độ sắt thép, nghĩa là không biết mềm lòng trước bất cứ một cái gì, đấy là loài quỷ sứ chứ đâu phải là người! Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân dạy cho người ta hiểu rằng, muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương). Vậy, kẻ nào không biết sợ cái gì hết, đó là loài quỷ sứ.”. + Người viết đã phân tích, làm rõ thêm khía cạnh gì ở các nhân vật trong “Chữ người tử tù”? + Ngôn ngữ ở phần 3 có điểm gì đáng chú ý? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 - 2 HS đại diện trình bày kết quả chuẩn bị. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
| I. Mục tiêu của bài viết Văn bản trên cho thấy người viết muốn làm sáng tỏ: - Nội dung: + Muốn nhấn mạnh thông điệp về sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện với cái ác. + Cho thấy quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân về cái đẹp của con người và nghệ thuật. - Nghệ thuật: + Nghệ thuật xây dựng cốt truyện cùng tình huống truyện và hình tượng nhân vật đặc sắc của tác giả. + Sử dụng triệt để các hình ảnh đối lập để làm sáng tỏ quan niệm thẩm mĩ của mình.
II. Nhận xét lập luận, giọng điệu, ngôn ngữ của văn bản 1. Lập luận trong phần 2 Trong phần 2, người viết đã tạo ra ba luận điểm để làm nổi bật vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện Chữ người tử tù: * Luận điểm 1: Ánh sáng chói lóa của con người tài đức vẹn toàn trong ngục tù tăm tối, toàn kẻ tiểu nhân. - Lí lẽ: + Trích dẫn: “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ”. ð Sự chiến thắng của ánh sáng tri thức, của cái đẹp, cái tài, luôn tỏa sáng dù bất kì nơi đâu. * Luận điểm 2: Tinh thần cứng rán, gan góc của những người mang nhân cách cao thượng: - Lí lẽ: + Tinh thần ấy rất phù hợp với một dân tộc luôn phải đương đầu với những bọn xâm lược, với bạo lực hung hăng nhất. + Huấn Cao và người quản ngục đều là những người mang trong mình tinh thần như thế. Một người dù bị phán tử nhưng vẫn không hề sợ hãi. Một người dù là người đứng đầu một trại giam nhưng lại là người yêu thích cái đẹp và không ngần ngại đi xin chữ một người tử tù. * Luận điểm 3: Thái độ của Huân Cao với người quản ngục. - Lí lẽ: + Huấn Cao lúc đầu coi thường viên cai ngục nhưng khi chứng kiến những cử chỉ đẹp va thái độ với cái đẹp của viên quản ngục thì nhận ra tầm lòng và con người thật của ông. + Phân tích, viên cai ngục vẫn cúi đầu, nói chuyển thể hiện sự kính cẩn với Huấn Cao. 2. Giọng điệu của đoạn văn
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU
Giáo án chuyên đề Công nghệ cơ khí 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Tin học 11 Khoa học máy tính cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Tin học 11 Tin học ứng dụng cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều đủ cả năm
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây