Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 10: Thách thức đầu tiên: Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại

Giáo án bài 10: Thách thức đầu tiên: Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại sách Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

GIAI ĐOẠN 2: THỰC HIỆN DỰ ÁN

THÁCH THỨC ĐẦU TIÊN: ĐỌC ĐỂ TRƯỞNG THÀNH

TIẾT 2: ĐỌC NHƯ MỘT SỰ HỒI TƯỞNG

VĂN BẢN 1: VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ KHU VỰC RA THẾ GIỚI, TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Chọn được cuốn sách cần đọc, bước đầu nhận biết các khía cạnh lịch sử văn học thể hiện ở đặc điểm nội dung và hình thức của tác phẩm.

  • Đọc VB Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại (Trần Đình Sử) để nhận biết những đặc điểm cơ bản về lịch sử văn học Việt Nam, bước đầu biết vận dụng những tri thức về lịch sử văn học vào việc lựa chọn và đọc hiểu tác phẩm.

  • Thực hiện việc đọc sách có hiệu quả và hoàn thành được các phiếu đọc.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Chọn được cuốn sách cần đọc, bước đầu nhận biết các khía cạnh lịch sử văn học thể hiện ở đặc điểm nội dung và hình thức của tác phẩm.

  • Đọc VB Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại (Trần Đình Sử) để nhận biết những đặc điểm cơ bản về lịch sử văn học Việt Nam, bước đầu biết vận dụng những tri thức về lịch sử văn học vào việc lựa chọn và đọc hiểu tác phẩm.

  • Thực hiện việc đọc sách có hiệu quả và hoàn thành được các phiếu đọc.

3. Phẩm chất

  • Yêu mến và trân trọng vẻ đẹp, giá trị của nền văn học dân tộc.

  • Bồi dưỡng tình yêu với sách.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 9;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Ngữ văn 9.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo được không gian đọc sách mở, thân thiện trong một số vị trí thuận lợi ở lớp học; tạo tâm thế thoải mái trước khi bắt đầu bài học.

b. Nội dung: Mỗi HS mang theo một cuốn sách (GV đã dặn dò trong tiết trước) và chia sẻ về cuốn sách đó trước lớp.

c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Em mang cuốn sách nào đến lớp? Cuốn sách đó có ý nghĩa đối với em như thế nào? Em đã xây dựng được mục tiêu và kế hoạch đọc cho dự án “Văn học – lịch sử tâm hồn” chưa? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp nhé!

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Sản phẩm: Những chia sẻ của HS.

- GV dẫn dắt vào bài học mới:  Người phương Đông có câu: “Thư trung hữu ngọc”, tức là trong sách có ngọc quý. Quả vậy, những bậc vĩ nhân hay những người thành đạt nhất đều nói rằng một trong những yếu tố có vai trò quan trọng trong việc phát triển và định hình tư duy của họ là việc đọc sách. Sách là nguồn tri thức vô tận, vô giá của nhân loại mà mỗi người có thể tự học hỏi, tìm tòi tri thức trong suốt cuộc đời của mình. Càng đọc sách càng thấy thế giới rộng lớn, sự hiểu biết của con người chỉ là hữu hạn trong thế giới mênh mông lớn rộng đó. Lê-nin từng khẳng định: “Không có sách thì không có tri thức”. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ bắt đầu giai đoạn 2 của dự án đọc bằng việc tìm hiểu văn bản Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại của GS.Trần Đình Sử nhé!

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Xây dựng mục tiêu đọc sách

a. Mục tiêu: Xây dựng được mục tiêu đọc sách.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS lựa chọn chủ đề và thể loại VB cần đọc, trình bày mục tiêu đọc sách.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân:

+ Lựa chọn chủ đề và thể loại VB văn học cần đọc phù hợp với hệ thống bài học trong SGK Ngữ văn 9.

+ Xác định sản phẩm dự kiến, kết quả hoạt động đọc phù hợp với chủ đề, thể loại đã lựa chọn.

+ Trình bày mục tiêu đọc sách bằng các hình thức sinh động, có tính tương tác cao: thảo luận, phỏng vấn, hoặc có thể tranh biện (nếu đủ năng lực)....

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Hoạt động 2: Lập danh mục sách theo chủ đề và thể loại phù hợp với mục tiêu đọc sách đã xây dựng và lên kế hoạch cụ thể để thực hiện hoạt động đọc sách hiệu quả

a. Mục tiêu: Lập được danh mục sách theo chủ đề và phù hợp với mục tiêu.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS lập danh mục sách theo chủ đề và thể loại.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân:

+ Lập danh mục sách phù hợp với mục tiêu đã xây dựng trong dự án “Văn học lịch sử tâm hồn”.

+ Xây dựng kế hoạch đọc của cá nhân phù hợp với kế hoạch chung của dự án đọc.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Sản phẩm: HS trình bày về kế hoạch, chia sẻ cách thức và cam kết thực hiện kế hoạch, mục tiêu đọc sách.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Hoạt động 3: Tìm hiểu chung về VB Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại.

a. Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ:

+ GV đọc mẫu một đoạn ngắn, HS lắng nghe.

+ GV hướng dẫn cách đọc và cho HS đọc trực tiếp văn bản, lưu ý cách ngắt nhịp, tốc độ, âm lượng đọc phù hợp.

+ GV hướng dẫn HS theo dõi chiến lược đọc được nêu ở các thẻ chiến lược đọc.

+ Sau khi đọc, em hãy xác định bố cục và thông tin chính của VB.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động 

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày sản phẩm.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

III. Tìm hiểu chung về văn bản

- Bố cục

(1) Từ đầu đến các triều đại Trung Hoa: Đặc điểm “cổ xưa” và “non trẻ” của văn học Việt Nam.

(2) Tiếp theo đến sức sống mạnh mẽ của văn học Việt Nam: Sự hình thành, phát triển của nền văn học viết Việt Nam.

(3) Phần còn lại: Vị trí và đặc điểm của nền văn học Việt Nam thế kỉ XX.

- Nội dung khái quát: Mối quan hệ giữa văn học Việt Nam và văn học thế giới, giữa các thời kì của văn học Việt Nam.

Hoạt động 4: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu: 

- Đọc hiểu được nội dung VB và trả lời được các câu hỏi về VB.

- Nhận biết những đặc điểm cơ bản về lịch sử văn học Việt Nam, bước đầu biết vận dụng những tri thức về lịch sử văn học vào việc lựa chọn và đọc hiểu tác phẩm.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại và chuẩn kiến thức GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các thời kì phát triển của văn học Việt Nam

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ gồm 4 HS theo kĩ thuật Khăn trải bàn với vị trí ngồi như hình vẽ dưới đây:

GIAI ĐOẠN 2: THỰC HIỆN DỰ ÁN

- GV yêu cầu HS hoàn thành những nhiệm vụ sau: Hoàn thành Phiếu học tập số 1 về sự phát triển của văn học Việt Nam qua các thời kì (nêu rõ nguồn gốc, đặc điểm của chữ viết và thể loại ở các thời kì).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS mỗi nhóm trình bày kết quả.

- Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

IV. Khám phá văn bản

1. Các thời kì phát triển của văn học Việt Nam

- Phiếu học tập số 1.

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Hình thành:……………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………………...

Các thời kì phát triển

Thời kì

Giai đoạn

Đặc điểm chữ viết và thể loại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GỢI Ý PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Hình thành: Hình thành từ thế kỉ X: “văn học viết Việt Nam mới xuất hiện từ thế kỉ X sau khi giành lại độc lập từ các triều đại Trung Hoa”.

Các thời kì phát triển

Thời kì

Giai đoạn

Đặc điểm chữ viết và thể loại

Trung đại

Thế kỉ X – XIV

- Văn học viết chủ yếu vay mượn và cải biến từ ngôn ngữ, văn tự (chữ Hán) đến các thể loại, phong cách, điển cố, thể thức nhưng đã có những thành tựu “độc đáo” (thời Lý – Trần). 

- Tuy nhiên, từ đầu thế kỉ XII – XIII và đến thế kỉ XV văn học bằng chữ Nôm đã xuất hiện và phát triển song song với văn học viết bằng chữ Hán.

Thế kỉ XV – XVII:

- Văn học viết bằng chữ Hán đã đạt đến đỉnh cao (thời Hậu Lê). Văn học viết bằng chữ Nôm đã “phát triển rầm rộ”. 

- Các thể loại chủ yếu vẫn vay mượn từ văn học Trung Hoa nhưng “đã vượt qua sự mô phỏng tầm thường để đạt đến tỉnh hoa như nguyên mẫu và đi sâu biểu đạt tâm hồn dân tộc mình”. 

- Sự Việt hoá thể loại như vậy tập trung trước tiên ở nội dung tác phẩm.

Thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX

- Văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm phát triển song song. Tuy nhiên văn học viết bằng chữ Nôm “phát triển rầm rộ, đạt đến cực thịnh trong thế kỉ XVIII, cơ hồ lấn át thơ văn chữ Hán”. 

- Đồng thời, văn học viết bằng chữ Nôm đã “sáng tạo ra các thể loại văn học độc lập của người Việt, Việt hoá nhiều thể loại văn học chữ Hán, biến thành tài sản của riêng người Việt [...] giúp cho văn học cổ điển Việt Nam thoát dần các khuôn mẫu Hán, trở về với các truyền thống Đông Nam Á, như các truyện thơ, để trở thành nền văn học độc lập, biểu hiện sâu sắc tâm hồn Việt Nam”. 

- Sự Việt hoá thể loại đã thể hiện ở cả hình thức và nội dung tác phẩm văn học.

Nửa cuối thế kỉ XIX

Quá trình tiếp xúc với văn hoá Pháp, văn hoá phương Tây đã tạo nên sự thay đổi lớn của văn học Việt Nam: “Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, khi chữ Hán và các kì thi Hán học bị bãi bỏ, chữ quốc ngữ thịnh hành và cùng với nó, một nền văn học hiện đại theo kiểu châu Âu dần dần xuất hiện”.

Hiện đại

Từ đầu thế kỉ XX đến 1945

- “Ở Việt Nam hình thành một nền văn học hiện đại thực thụ”.

- “…văn học Việt Nam (từ một nền văn học trung đại cổ xưa với truyền thống khu vực) đã hoá thân thành một nền văn học hiện đại theo mô hình châu Âu, trở thành một bộ phận của văn học thế giới”.

1945 - 1975

- “Từ ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, văn học thiên về phục vụ công cuộc chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc”.

- “Sau năm 1954, đất nước chia làm hai miền, văn học miền Bắc vẫn đi vào con đường văn học vô sản, xã hội chủ nghĩa; còn ở miền Nam văn học đi theo ảnh hưởng của văn học Âu Mỹ đương đại”.

Từ 1975 đến nay

“Sau năm 1975, đất nước thống nhất nhưng gặp nhiều khó khăn về kinh tế, khó khăn do chiến tranh biên giới phía tây nam và chiến tranh biên giới phía bắc gây ra. Văn học bộc lộ những yếu kém của chính sách văn nghệ, dẫn đến cuộc đổi mới có tính “cởi trói” cuối năm 1986. Cuối những năm chín mươi của thế kỉ XX sang đầu thế kỉ XXI, sự thâm nhập của in-tơ-nét cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO (2007), văn học có những đổi thay mới....”.

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu đặc điểm của nền văn học Việt Nam

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, hoàn thành nhiệm vụ: 

+ Hoàn thành Phiếu học tập số 2 về mối quan hệ giữa văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, nêu rõ điểm tương đồng và khác biệt của hai bộ phận văn học này.

+ Hoàn thành Phiếu học tập số 3 về những biểu hiện của tính truyền thống và tính hiện đại trong nền văn học Việt Nam.

+ Những yếu tố lịch sử, xã hội nào có ảnh hưởng quan trọng, tạo nên các đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam thế kỉ XX?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

…………………..

2. Đặc điểm của nền văn học Việt Nam

a. Văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm

- Phiếu học tập số 2.

b. Tính truyền thống và hiện đại của VH Việt Nam

- Hình thức chữ viết: Bắt đầu với văn học viết bằng chữ Hán và đạt thành tựu rực rỡ trong thời kì trung đại, văn học Việt Nam tiếp tục phát triển với bộ phận văn học viết bằng chữ Nôm (dùng tiếng Việt để sáng tác) và chuyển đổi mạnh mẽ sang nền văn học hiện đại từ đầu thế kỉ XX với văn học sáng tác bằng chữ quốc ngữ.

- Sự phát triển của các thể loại

……………………

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 9 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD BÀI 1: THẾ GIỚI KÌ ẢO

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 9 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 1: THẾ GIỚI KÌ ẢO

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 4: KHÁM PHÁ VẺ ĐẸP VĂN CHƯƠNG

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 6: GIÃI MÃ NHỮNG BÍ MẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 8: TIẾNG NÓI CỦA LƯƠNG TRI

 

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 9 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: THẾ GIỚI KÌ ẢO

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2: NHỮNG CUNG BẬC TÂM TRẠNG

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6: GIÃI MÃ NHỮNG BÍ MẬT

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7: HỒN THƠ MUÔN ĐIỆU

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Kết nối bài 7: Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ)
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Kết nối bài 7: Ôn tập thực hành tiếng Việt (1)
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Kết nối bài 7: Mưa xuân (Nguyễn Bính)
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Kết nối bài 7: Ôn tập thực hành tiếng Việt (2)
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Kết nối bài 7: Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ “Vội vàng” (Phan Huy Dũng)
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Kết nối bài 7: Tập làm một bài thơ tám chữ
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Kết nối bài 7: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8: TIẾNG NÓI CỦA LƯƠNG TRI

Chat hỗ trợ
Chat ngay