Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 4: Thực hành tiếng Việt (1)
Giáo án bài 4: Thực hành tiếng Việt (1) sách Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 4: Thực hành tiếng Việt (1)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
TIẾT: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nhận biết được sự khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
Biết sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp, trong đó có việc sử dụng dấu câu phù hợp.
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Nhận biết được sự khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
Biết sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp, trong đó có việc sử dụng dấu câu phù hợp.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ, có ý thức tự học và hoàn thành bài tập đầy đủ, vận dụng kiến thức tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án;
SGK, SGV Ngữ văn 9;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Ngữ văn 9.
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi, so sánh sự khác nhau trong cách trình bày lời nói của Vũ Nương trong hai đoạn ngữ liệu.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, chỉ ra sự khác nhau trong cách trình bày lời nói của Vũ Nương trong hai đoạn văn dưới đây:
a) Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía, đựng mười hạt minh châu, sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước. Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng mà dặn:
- Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về.
b) Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía, đựng mười hạt minh châu, sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước. Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan nói hộ với chàng Trương rằng nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ thì xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, nàng sẽ trở về.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm trình bày kết quả.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở: Sự khác nhau trong cách trình bày lời nói của Vũ Nương:
a) Đặt sau dấu hai chấm và dấu dùng gạch ngang đầu dòng. → Lời thoại của nhân vật.
b) Đặt sau từ “rằng”, không có dấu gạch ngang đầu dòng và diễn đạt lại nội dung nhưng vẫn đảm bảo ý (lược bỏ từ ngữ, thay đổi từ dùng để xưng hô). → Dẫn lại lời nhân vật.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp để có thể vận dụng linh hoạt trong quá trình tạo lập văn bản và tránh nhầm lẫn nhé!
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Hiểu được cách nhận biết cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học và chuẩn kiến thức GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Tìm hiểu tri thức Ngữ văn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, dựa vào phần Tri thức Ngữ văn trong SGK để trả lời câu hỏi: Thế nào là cách dẫn gián tiếp, cách dẫn trực tiếp? Khi chuyển từ cách dẫn gián tiếp sang cách dẫn trực tiếp cần làm những bước nào? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả. - Các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | I. Tìm hiểu tri thức Ngữ văn 1. Khái niệm - Cách dẫn trực tiếp là sử dụng nguyên văn từ ngữ, câu, đoạn,... của một văn bản gốc vào bài viết, bài nói. Trong bài viết, phần dẫn trực tiếp cần được đặt trong dấu ngoặc kép. => Ví dụ: Hoài Thanh nói rõ quan niệm của ông về phê bình: “Điều tôi ngại nhất là mang tên nhà phê bình. Hai chữ phê bình sao nghe nó khó chịu quá”. (Đỗ Đức Hiểu, 14 tháng Bảy 1789 và “Thi nhân Việt Nam”) - Cách dẫn gián tiếp là sử dụng ý tưởng của người khác và diễn đạt lại theo cách của mình. Tuy được diễn đạt lại nhưng ý tưởng trong văn bản gốc cần được thể hiện một cách trung thành. Trong bài viết, phần dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép. => Ví dụ: M. Go-rơ-ki đã kể chuyện ông đọc nhiều như thế nào trước khi thành nhà văn lớn. Muốn học giỏi văn phải bắt đầu bằng đọc văn. (Trần Đình Sử, Đọc văn cuộc chơi tìm ý nghĩa) 2. Chuyển đổi từ cách dẫn gián tiếp sang cách dẫn trực tiếp Khi chuyển từ cách dẫn trực tiếp sang cách dẫn gián tiếp, cần: + Lược bỏ dấu ngoặc kép, dấu hai chấm đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp. + Diễn đạt lại nội dung phần dẫn trực tiếp sao cho thích hợp, đảm bảo trung thành với ý được dẫn trong văn bản gốc. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan đến điển tích, điển cố.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
-----------------------------------
------------------- Còn tiếp -------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức