Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 9: Yên Tử, núi thiêng (Thi Sảnh)
Giáo án bài 9: Yên Tử, núi thiêng (Thi Sảnh) sách Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
BÀI 9: ĐI VÀ SUY NGẪM
…………………………..
Môn: Ngữ văn 9 – Lớp:
Số tiết: 12 tiết.
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 9:
Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử, tác dụng của cách trình bày thông tin trong văn bản (trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, các đối tượng phân loại, so sánh và đối chiếu,...).
Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản; biết giải thích ý nghĩa của nhan đề và đánh giá vai trò của các chi tiết quan trọng trong văn bản.
Nhận biết và phân tích được quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ dùng để biểu đạt thông tin trong văn bản.
Hiểu được các hình thức làm biến đổi, mở rộng cấu trúc câu và ý nghĩa của chúng để vận dụng vào hoạt động tạo lập văn bản.
Viết được bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử, có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ.
Thuyết minh được (dưới hình thức nói) về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử, có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ.
Tự hào về vẻ đẹp muôn màu của đất nước và truyền thống lịch sử anh hùng của dân tộc; có ý thức gìn giữ những di sản quý báu do ông cha để lại và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
TIẾT: VĂN BẢN 1: YÊN TỬ, NÚI THIÊNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử, tác dụng của cách trình bày thông tin trong văn bản (trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, các đối tượng phân loại, so sánh và đối chiếu,...).
Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản; biết giải thích ý nghĩa của nhan đề và đánh giá vai trò của các chi tiết quan trọng trong văn bản.
Nhận biết và phân tích được quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ dùng để biểu đạt thông tin trong văn bản.
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử, tác dụng của cách trình bày thông tin trong văn bản (trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, các đối tượng phân loại, so sánh và đối chiếu,...).
Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản; biết giải thích ý nghĩa của nhan đề và đánh giá vai trò của các chi tiết quan trọng trong văn bản.
Nhận biết và phân tích được quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ dùng để biểu đạt thông tin trong văn bản.
3. Phẩm chất
Tự hào về vẻ đẹp muôn màu của đất nước và truyền thống lịch sử anh hùng của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án;
SGK, SGV Ngữ văn 9;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Ngữ văn 9.
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS chia lớp thành hai đội tham gia trò chơi “Siêu trí tuệ”.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS chia lớp thành hai đội tham gia trò chơi “Siêu trí tuệ”. Luật chơi như sau:
+ GV viết trên bảng 30 số từ 0 đến 30 ở các vị trí ngẫu nhiên. Sau đó GV đọc ngẫu nhiên một số. Các đội thi giành quyền trả lời các câu hỏi bằng cách tìm và khoanh vào số trước.
+ Các câu hỏi cụ thể như sau:
Câu 1: Nhà hát Lớn Hà Nội là công trình kiến trúc được xây dựng vào thời kì nào?
Câu 2: Chùa Một Cột ở Hà Nội được xây dựng dưới triều đại nào?
Câu 3: Ở Huế có lăng mộ của vị vua nào được biết đến với kiến trúc độc đáo?
Câu 4: Đại nội Huế được xây dựng dưới triều đại vua nào?
Câu 5: Thành cổ Sơn Tây được xây dựng dưới thời vua nào của triều Nguyễn?
Câu 6: Cầu Thê Húc nối liền hai địa điểm nào ở Hà Nội?
Câu 7: Đền Hùng, nơi thờ phụng các Vua Hùng, toạ lạc ở tỉnh nào của Việt Nam?
Câu 8: Di tích lịch sử nào ở Huế được UNESCO công nhận là di sản thế giới?
+ Đội nào có nhiều câu trả lời đúng hơn là đội giành chiến thắng.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Đáp án:
Câu 1: Thời kì Pháp thuộc.
Câu 2: Thời vua Lý Thái Tông.
Câu 3: Lăng vua Tự Đức.
Câu 4: Thời vua Gia Long, triều Nguyễn.
Câu 5: Thời vua Minh Mạng, triều Nguyễn.
Câu 6: Cầu Thê Húc nối liền bờ Hồ Hoàn Kiếm với hòn đảo nhỏ, nơi có đến Ngọc Sơn.
Câu 7: Phú Thọ.
Câu 8: Cố đô Huế.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Việt Nam - đất nước tươi đẹp hình chữ S có rất nhiều danh lam thắm cảnh nổi tiếng được UNESCO công nhận. Sự thay đổi đa dạng của địa hình và khí hậu làm cho phong cảnh Việt Nam trở thành một đối tượng khám phá vô tận. Vẻ đẹp Việt Nam và sự đa dạng văn hóa luôn là niềm tự hào, thu hút sự quan tâm yêu mến của bạn bè, khách du lịch quốc tế. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi khám phá văn bản Yên Tử, núi thiêng để hiểu hơn về đặc điểm của văn bản thông tin và cũng để cảm nhận được những nét đẹp huyền bí, linh thiêng của địa danh này nhé!
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề thể loại các tác phẩm có trong chủ đề.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề Đi và suy ngẫm.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Đi và suy ngẫm.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS: + Đọc phần Giới thiệu bài học, khái quát chủ đề Đi và suy ngẫm. + Nêu tên và thể loại các VB đọc chính được học trong bài 9. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, đọc phần Giới thiệu bài học và tìm tên các VB trong bài 9. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận GV mời 1 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Giới thiệu bài học - Chủ đề Đi và suy ngẫm: thông qua những văn bản thông tin khơi dậy năng lượng sống tích cực của bản thân qua những chuyến đi hay hoạt động trải nghiệm để có thêm hiểu biết và tình cảm sâu đậm đối với thiên nhiên, văn hoá, lịch sử của đất nước. - Tên và thể loại của các VB đọc chính:
|
Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn
a.Mục tiêu: Nhận biết được một số đặc điểm của văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh và văn bản giới thiệu di tích lịch sử.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS về một số đặc điểm của văn bản thông tin.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share đọc các thông tin trong phần Tri thức ngữ văn và thực hiện những yêu cầu sau: Hoàn thành Phiếu học tập số 1 để tìm hiểu những thông tin về văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh, văn bản giới thiệu di tích lịch sử. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc các thông tin trong phần Tri thức ngữ văn, hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. - GV mở rộng: Danh lam thắng cảnh là thành ngữ được tạo nên bởi hai từ ghép “danh lam” và “thắng cảnh”. Danh lam nguyên nghĩa là chùa hoặc cảnh chùa nổi tiếng. Thắng cảnh là vùng đất đẹp nổi bật so với những vùng đất khác. Trong Luật Di sản văn hoá năm 2001 và Luật Di sản văn hoá sửa đổi năm 2009, ở điều 4 và điều 28 đều có định nghĩa về danh lam thắng cảnh (không có dấu phẩy giữa hai từ ghép). Theo định nghĩa của tài liệu này, danh lam thắng cảnh đã trở thành cụm từ chỉ chung “cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học”. Như vậy, một nơi được gọi là danh lam thắng cảnh không nhất thiết phải có chùa, rộng hơn, không nhất thiết phải có “công trình kiến trúc”. Đây là quy ước chung cần được biết khi sử dụng khái niệm danh lam thắng cảnh. Trong thực tế, danh lam thắng cảnh có khi được nói tắt là “danh thắng”. Cách dùng từ như vậy có phần tuỳ tiện, chỉ nên được chấp nhận trong phạm vi khẩu ngữ mà thôi. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | II. Tri thức ngữ văn 1. Văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh - Văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh thuộc loại văn bản thuyết minh, được viết ra nhằm đưa đến cho người đọc những thông tin khái quát về một cảnh quan đáng du ngoạn, thưởng lãm. Cảnh quan được đề cập thường có sự kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp vốn có của thiên nhiên (thắng cảnh) và vẻ đẹp của các công trình nhân tạo, trong đó phổ biến là loại công trình phục vụ cho hoạt động tín ngưỡng (danh lam). - Văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh có thể được triển khai theo nhiều cách khác nhau. Tuy vậy, việc tạo lập mọi văn bản thuộc kiểu này đều phải đảm bảo các yêu cầu chính: nêu được vị trí không gian và quá trình hình thành cảnh quan; miêu tả được cấu trúc và vẻ đẹp của cảnh quan; đánh giá được ý nghĩa của cảnh quan đối với đời sống con người; phối hợp hiệu quả phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ khi thể hiện tất cả nội dung trên. 2. Văn bản giới thiệu di tích lịch sử - Nội dung của nó nói về những địa điểm, công trình (bao gồm cả di vật, cổ vật tồn tại trong đó) còn ghi dấu các sự kiện đáng nhớ của lịch sử đất nước, dân tộc, nhân loại. - Thông qua việc kết nối quá khứ với hiện tại, văn bản khơi dậy ý thức trân trọng lịch sử, vun đắp thái độ yêu quý, giữ gìn những “trang sử sống” có thể gửi đến tương lai nhiều bài học có ý nghĩa. - Trong nhiều trường hợp, di tích lịch sử là một bộ phận hữu cơ của danh lam thắng cảnh. Vì vậy, giữa văn bản giới thiệu về di tích lịch sử với văn bản giới thiệu về danh lam thắng cảnh có một số điểm tương đồng trên cả hai phương diện nội dung và hình thức. 3. Cách trình bày thông tin trong văn bản thông tin - Tuỳ vào mục đích và nội dung thông tin mà người viết sẽ chọn những cách triển khai văn bản linh hoạt, phù hợp. - Kiểu văn bản giới thiệu về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử thường được triển khai theo cách riêng: + Đi từ cái nhìn tổng quan đến miêu tả cụ thể các bộ phận hợp thành của đối tượng. + Trình bày xen kẽ tình trạng thực tế và lịch sử hình thành của đối tượng. - Chú ý đặt đối tượng giới thiệu vào đúng loại của nó để thực hiện những so sánh, đánh giá cần thiết. |
PHỤ LỤC |
Hoạt động 3: Tìm hiểu chung về văn bản
a. Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ: + GV hướng dẫn cách đọc và cho HS đọc trực tiếp văn bản, kĩ năng suy luận khi đọc văn bản thông tin. + GV hướng dẫn HS theo dõi chiến lược đọc được nêu ở các thẻ bên phải văn bản:
+ Trình bày những hiểu biết chung về tác giả Thi Sảnh và xuất xứ văn bản “Yên Tử, núi thiêng”. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày sản phẩm. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | III. Tìm hiểu chung về văn bản 1. Đọc - Cách đọc: HS có thể áp dụng những kĩ năng đọc sau: + Đọc quét: đọc kĩ một vài chỗ trong một đoạn/ phần VB để tìm lại những cụm từ, thông tin quan trọng. + Đọc lướt: đọc nhanh qua một số đoạn/ trang để nắm bắt thông tin chính của VB. - Chiến lược đọc:
2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm a. Tác giả - Thi Sảnh (1941 – 2020) quê ở Quảng Trị, là nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử - văn hoá, đã viết nhiều tác phẩm, công trình về lịch sử, thắng cảnh, di tích của vùng đất mỏ Quảng Ninh. b. Tác phẩm - VB Yên Tử, núi thiêng trích từ Cõi Thiêng Yên Tử, Sở Văn hóa – Thông tin Quảng Ninh, 2002, tr11-15. |
Hoạt động 4: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu:
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của loại VB giới thiệu danh lam thắng cảnh có kết hợp với việc giới thiệu di tích lịch sử.
- Nhận biết và phân tích được cách triển khai đặc thù của loại VB giới thiệu một danh lam thắng cảnh.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Yên Tử, núi thiêng.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Yên Tử, núi thiêng và chuẩn kiến thức GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Nhận biết loại văn bản, bố cục và nội dung chính của văn bản Yên Tử, núi thiêng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ gồm 4 HS theo kĩ thuật Khăn trải bàn với vị trí ngồi như hình vẽ dưới đây:
- GV yêu cầu HS hoàn thành những nhiệm vụ sau: + Hoàn thành Phiếu học tập số 2: xác định đề tài, chủ đề, các phương tiện ngôn ngữ, bố cục và rút ra kết luận về thể loại của văn bản “Yên Tử, núi thiêng”. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ …………………. | IV. Khám phá văn bản 1. Loại văn bản, bố cục và nội dung chính của văn bản Yên Tử, núi thiêng a. Đề tài: danh lam thắng cảnh. b. Chủ đề: Giới thiệu cảnh quan của Yên Tử – một ngọn núi thiêng ở Việt Nam. c. Bố cục: VB có thể chia thành 4 phần chính sau: + Phần 1 (từ đầu đến thêm quyến rũ du khách bốn phương): Giới thiệu khái quát về Yên Tử. + Phần 2 (từ Yên Tử ngày nay thuộc thành phố Uông Bí đến đến nơi mà mình mơ ước): Miêu tả một hành trình có thể lựa chọn để đến với danh sơn Yên Tử. + Phần 3 (từ Tên xa xưa của Yên Tử là Núi Voi đến chính là Phù Vân quốc sư?): Thuyết minh cụ thể về Yên Tử cùng các sự kiện, di tích có liên quan. + Phần 4 (đoạn còn lại): Khẳng định những yếu tố cốt lõi làm nên núi thiêng Yên Tử. d. Các phương tiện giao tiếp trong VB …………………..
|
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức