Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 7: Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ)

Giáo án bài 7: Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ) sách Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 7: Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT: VĂN BẢN 1: TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.

  • Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.

  • Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.

  • Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.

  • Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

3. Phẩm chất

  • Có tình yêu đối với thơ ca và vẻ đẹp của con người, cuộc sống được thể hiện trong thơ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 9;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Ngữ văn 9.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Tiếng Việt.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, nghe bài hát Tiếng Việt và nêu cảm nhận.

c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, lắng nghe ca khúc Tiếng Việt của ca sĩ Võ Hạ Trâm và chia sẻ cảm nhận của em về vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc Việt Nam.

- Link video: https://www.youtube.com/watch?v=aWm2KAWwpw4 (0:00 – 5:24)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở: Tiếng nói của người Việt là một thứ tiếng nói mà ngôn ngữ gọi là đơn âm, vì thế cho nên nó có những cái biểu hiện đặc biệt riêng. Tiếng Việt có 6 thanh điệu, một trong những ngôn ngữ nhiều thanh điệu nhất trên thế giới. Và người ta nói tiếng Việt lên bổng xuống trầm như hát và có thể nói là thể hiện được mọi cung bậc tình cảm. Chính cái giàu đẹp đã làm nên cái chất, giá trị, bản sắc, tinh hoa của tiếng Việt. 

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Từ thời xa xưa cho đến ngày nay, dân tộc Việt Nam luôn coi trọng và tự hào với ngôn ngữ quốc gia của mình - tiếng Việt. Tiếng Việt không chỉ là một phương tiện truyền đạt thông tin mà còn là biểu tượng văn hóa, là bản sắc tinh tế của đất nước. Sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt không chỉ hiện diện trong các yếu tố cơ bản mà còn được thể hiện qua sự hài hòa về âm hưởng và thanh điệu. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu bài thơ Tiếng Việt của nhà thơ Lưu Quang Vũ để thấy được sự giàu đẹp và những giá trị cao quý của ngôn ngữ dân tộc nhé!

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học 

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề thể loại các tác phẩm có trong chủ đề. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề Hồn thơ muôn điệu.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Hồn thơ muôn điệu.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS:

+ Đọc phần Giới thiệu bài học, khái quát chủ đề Hồn thơ muôn điệu.

+ Nêu tên và thể loại các VB đọc chính được học trong bài 7.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, đọc phần Giới thiệu bài học và tìm tên các VB trong bài 7.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 I. Giới thiệu bài học

- Chủ đề Hồn thơ muôn điệu: sự phong phú, đa dạng của những tình cảm, cảm xúc được biểu đạt trong thơ ca.

- Tên và thể loại của các VB đọc chính:

 

Tên văn bản

Thể loại

Tiếng Việt

Thơ tám chữ

Mưa xuân

Thơ bảy chữ

Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ “Vội vàng”

Văn nghị luận

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn

a.Mục tiêu: Nhận biết được một số đặc điểm của thể thơ sáu chữ, bảy chữ, tám chữ, kết cấu và căn cứ xác định chủ đề.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share đọc các thông tin trong phần Tri thức ngữ văn và thực hiện những yêu cầu sau: 

+ Em hãy trình bày một số đặc điểm hình thức của thơ sáu chữ, bảy chữ, tám chữ. Hoàn thành vào bảng dưới đây:

Cách phân biệt

 

Số dòng

 

Số chữ mỗi dòng

 

Vần

 

Nhịp 

 

+ Kết cấu là gì? Nêu vai trò của kết cấu.

+ Nêu một số căn cứ để xác định chủ đề của một tác phẩm văn học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin trong phần Tri thức ngữ văn, hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

II. Tri thức ngữ văn

1. Một số đặc điểm hình thức của thơ sáu chữ, bảy chữ, tám chữ

- Bảng phía dưới phần Phụ lục.

2. Kết cấu

- Kết cấu là toàn bộ cách tổ chức, sắp xếp, liên kết các yếu tố tạo nên tác phẩm nghệ thuật. Trong thơ, đó là cách tổ chức, sắp xếp, liên kết mạch cảm xúc, thế giới hình tượng và các phương tiện ngôn ngữ được dùng để biểu đạt.

- Kết cấu là một yếu tố góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của bài thơ. Sự độc đáo về kết cấu cho thấy tài năng sáng tạo của tác giả.

3. Một số căn cứ để xác định chủ đề của một tác phẩm văn học

-  Nhan đề tác phẩm: Có nhiều cách đặt nhan đề, trong đó có những cách thường gặp như lấy tên nhân vật chính, tên đề tài hoặc dựa vào một chi tiết, hình ảnh đặc sắc nào đó trong tác phẩm. Nhan đề có thể hé lộ cho người đọc phần nào chủ đề của tác phẩm.

- Đề tài, cảm hứng chủ đạo.

- Các yếu tố đặc trưng thể loại cũng có thể là căn cứ để xác định chủ đề của tác phẩm:

+ Với thơ: mạch cảm xúc, hình ảnh,...

+ Với truyện, kịch: nhân vật, sự kiện, xung đột,..., đôi khi là lời phát biểu trực tiếp của nhân vật hay lời người kể chuyện.

 

PHỤ LỤC

Cách phân biệt

Cũng như thể thơ bốn chữ, năm chữ; thể thơ sáu chữ, bảy chữ, tám chữ được phân loại và định danh dựa trên số lượng chữ (tiếng) trong mỗi dòng thơ.

Số dòng

Số lượng dòng không hạn chế và có thể chia khổ hoặc không.

Số chữ mỗi dòng

Mỗi dòng trong bài thơ sáu chữ có sáu tiếng, mỗi dòng trong bài thơ bảy chữ có bảy tiếng, mỗi dòng trong bài thơ tám chữ có tám tiếng.

Vần

Thường được đặt ở cuối dòng, gọi là vần chân; có thể được gieo liên tiếp (vần liền) hoặc gieo cách quãng (vần cách), cũng có thể phối hợp nhiều cách gieo vần trong một bài thơ (vần hỗn hợp).

Nhịp 

+ Thơ sáu chữ thường ngắt nhịp 2/2/2, 4/2, 2/4 hoặc 3/3. 

+ Thơ bảy chữ thường ngắt nhịp 4/3. 

+ Thơ tám chữ thường ngắt nhịp 3/3/2 hoặc 3/2/3. 

=> Tuy nhiên, tuỳ vào cảm xúc mà nhịp thơ có thể ngắt linh hoạt.

 

 

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu chung về văn bản

a. Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ:

+ GV đọc mẫu một đoạn ngắn, HS lắng nghe.

+ GV hướng dẫn cách đọc và cho HS đọc trực tiếp văn bản, lưu ý cách ngắt nhịp, tốc độ, âm lượng đọc phù hợp.

+ GV hướng dẫn HS theo dõi chiến lược đọc được nêu ở các thẻ chiến lược đọc.

Chiến lược đọc.

Nội dung

Hình dung: Số tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ.

 

Hình dung: Những hình ảnh, âm thanh cuộc sống mà tiếng nói của con người đã hòa quyện trong đó.

 

Hình dung: Những hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp của tiếng Việt.

 

Hình dung: Sức mạnh trường tồn là lan tỏa của tiếng Việt.

 

Chú ý: Cách nhà thơ thể hiện tình cảm với tiếng Việt.

 

 

Trình bày những hiểu biết chung về tác giả Lưu Quang Vũ và bài thơ Tiếng Việt.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động 

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày sản phẩm.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

III. Tìm hiểu chung về văn bản

1. Đọc

- Khi đọc, HS cần theo dõi số tiếng trong mỗi dòng, vẫn và nhịp thơ; hình dung những hình ảnh, âm thanh cuộc sống mà tiếng nói của con người đã hoà quyện trong đó; hình dung những hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp của tiếng Việt; hình dung sức mạnh trường tồn và lan toả của tiếng Việt; chú ý cách nhà thơ thể hiện tình cảm đối với tiếng Việt.­

- Thẻ chiến lược đọc: 

Chiến lược đọc.

Nội dung

Hình dung: Số tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ.

+ Số tiếng trong mỗi dòng: 8 tiếng.

+ Vần: vần chân, vần cách.

+ Nhịp: 2/2/2/2…

Hình dung: Những hình ảnh, âm thanh cuộc sống mà tiếng nói của con người đã hòa quyện trong đó.

+ Âm thanh: tiếng mẹ gọi, tiếng gió thổi, tiếng kéo gỗ, tiếng gọi đò, tiếng lụa xé,…

+ Hình ảnh: cánh đồng, cò trắng, cau tre, thoi sợi trắng, chân đê…

Hình dung: Những hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp của tiếng Việt.

Như bùn và như lụa, óng tre ngà và mềm mại như tơ…

Hình dung: Sức mạnh trường tồn là lan tỏa của tiếng Việt.

Dù phải trải qua những năm tháng bị xâm lược bởi giặc phương Bắc nhưng vẫn giữ được tiếng nói dân tộc.

Chú ý: Cách nhà thơ thể hiện tình cảm với tiếng Việt.

Tác giả thể hiện tình cảm đối với tiếng Việt một cách trực tiếp, tác giả trực tiếp bày tỏ tình cảm của mình và tiếp sau đó sẽ có những người nói tiếp những lời yêu. Tình yêu với tiếng Việt là mãi mãi không bao giờ hết.

 

2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) quê ở Đà Nẵng, là nhà thơ, nhà viết kịch, nhà văn tài năng. 

- Thơ Lưu Quang Vũ bay bổng, tài hoa, giàu cảm xúc, nhiều trăn trở, khát khao. 

- Lưu Quang Vũ có đóng góp đặc biệt cho ngành sân khấu với những vở kịch đặt ra nhiều vấn đề thời sự nóng hổi, bức thiết của đời sống. 

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Hương cây – Bếp lửa (in chung, 1968), Mây trắng của đời tôi (1989); Hồn Trương Ba, da hàng thịt (1981), Tin ở hoa hồng (1986),... (kịch); Mùa hè đang đến (1983), Người kép đóng hổ (1984),... (truyện).

b. Tác phẩm

- Bài thơ Tiếng Việt được in trong tập thơ Mây trắng của đời tôi (1989).

Hoạt động 4: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu: 

- Nhận biết được đặc điểm về số tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong một khổ thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp của thể thơ tám chữ; những nét đặc sắc về kết cấu, hình ảnh, từ ngữ; chủ đề và căn cứ để xác định chủ đề bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ.

- Cảm nhận được mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo,... của bài thơ: tình yêu tha thiết quê hương, đất nước thể hiện qua niềm yêu mến, tự hào về vẻ đẹp, sự trường tồn và lan toả của tiếng Việt.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Tiếng Việt.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Tiếng Việt và chuẩn kiến thức GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu đặc điểm của thể thơ tám chữ, chủ đề và mạch cảm xúc trong bài thơ Tiếng Việt

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share:

+ Hoàn thành bảng dưới đây để xác định những đặc điểm của thể thơ tám chữ trong bài thơ “Tiếng Việt”.

Số chữ mỗi dòng

 

Vần

 

Nhịp 

 

+ Bài thơ “Tiếng Việt” là lời của ai, bộc lộ cảm xúc về đối tượng nào? Điều đó có ý nghĩa gì?

+ Xác định chủ đề và nêu căn cứ xác định chủ đề của bài “Tiếng Việt”. 

+ Xác định mạch cảm xúc và nhận xét về kết cấu bài thơ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS mỗi nhóm trình bày kết quả.

- Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

IV. Khám phá văn bản

1. Đặc điểm của thể thơ tám chữ, chủ đề và mạch cảm xúc trong bài thơ Tiếng Việt

a. Đặc điểm của thể thơ tám chữ trong bài thơ Tiếng Việt

- Bảng đính kèm phía dưới.

- Bài thơ Tiếng Việt là lời của một người yêu thiết tha tiếng nói dân tộc, qua đó cũng thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.

- Cảm xúc đó được gợi lên từ tiếng nói, những âm thanh quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày: tiếng mẹ gọi, tiếng kéo gỗ, tiếng gọi đò, tiếng lụa xé, tiếng cha dặn, tiếng mưa dội, lời ăn tiếng nói của cha ông thể hiện trong ca dao, thơ ca,... 

=> Những âm thanh đó cất lên từ cuộc sống đời thường, diễn tả những tâm tư, tình cảm mộc mạc mà sâu sắc của con người Việt Nam.

b. Chủ đề 

- Chủ đề của bài thơ: tình yêu tha thiết đối với quê hương, đất nước, đối với ngôn ngữ và những giá trị văn hoá của dân tộc.

- Căn cứ để xác định chủ đề: nhan đề bài thơ, mạch cảm xúc, các hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ,...

c. Mạch cảm xúc và kết cấu bài thơ

- Mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ là tình yêu tiếng Việt, yêu quê hương, đất nước Việt Nam. 

- Sự vận động của cảm xúc ấy thể hiện qua bố cục của bài thơ:

+ Phần 1 (bốn khổ thơ đầu): Sự gần gũi, thân thương của tiếng Việt đối với con người trong đời sống hằng ngày.

+ Phần 2 (khổ thơ 5 – 7): Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của tiếng Việt.

+ Phần 3 (khổ thơ 8 – 12): Khẳng định sức sống trường tồn của tiếng Việt.

+ Phần 4 (khổ thơ 13 – 15): Bộc lộ tình yêu thiết tha, lòng biết ơn sâu nặng của nhà thơ đối với tiếng nói dân tộc.

- Nhận xét về kết cấu của bài thơ: Bài thơ Tiếng Việt có kết cấu chặt chẽ. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là tình yêu tiếng Việt, tình yêu quê hương, đất nước được bộc lộ qua tâm tư của một người con gắn bó máu thịt với tiếng nói của dân tộc, với đời sống của nhân dân. Cảm xúc đó có những biểu hiện cụ thể, tự nhiên như sự gắn bó, gần gũi với tiếng Việt; ca ngợi vẻ đẹp của tiếng Việt, tự hào về sức sống trường tồn của tiếng Việt;... Những hình ảnh so sánh, ẩn dụ; những thành ngữ, tục ngữ,... được sử dụng trong bài thơ đã góp phần quan trọng vào việc biểu đạt tình cảm của nhà thơ với ngôn ngữ dân tộc.

 

PHỤ LỤC

Số chữ mỗi dòng

Mỗi dòng có 8 chữ. Riêng hai dòng cuối khổ thơ 14 và 15 có 7 chữ và dòng 3 khổ thơ 10 có 9 chữ.

Vần

Bài thơ gieo vần chân, vần cách: sẫm – đẫm, về - tre, mờ – tơ,...

Nhịp 

+ Đa số các dòng thơ ngắt theo nhịp 3/2/3, một số dòng ngắt nhịp 3/3/2, có hai dòng ngắt nhịp 2/2/2/2 (cao quý/ thâm trầm/ rực rỡ/ vui tươi, buồm lộng/ sóng xô/ mai vẽ/ trúc nhớ) giúp nhịp điệu câu thơ linh hoạt hơn. 

+ Dòng 9 tiếng ngắt nhịp 4/2/3, hai dòng 7 tiếng ngắt nhịp 2/3/2 và 3/2/2.

 

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu vẻ đẹp của tiếng Việt

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

………………..

 

2. Vẻ đẹp của tiếng Việt

a.  Tiếng Việt rất gần gũi thân thương

…………………….

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 9 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD BÀI 1: THẾ GIỚI KÌ ẢO

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 9 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 1: THẾ GIỚI KÌ ẢO

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 4: KHÁM PHÁ VẺ ĐẸP VĂN CHƯƠNG

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 6: GIÃI MÃ NHỮNG BÍ MẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 8: TIẾNG NÓI CỦA LƯƠNG TRI

 

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 9 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: THẾ GIỚI KÌ ẢO

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2: NHỮNG CUNG BẬC TÂM TRẠNG

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6: GIÃI MÃ NHỮNG BÍ MẬT

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7: HỒN THƠ MUÔN ĐIỆU

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Kết nối bài 7: Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ)
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Kết nối bài 7: Ôn tập thực hành tiếng Việt (1)
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Kết nối bài 7: Mưa xuân (Nguyễn Bính)
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Kết nối bài 7: Ôn tập thực hành tiếng Việt (2)
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Kết nối bài 7: Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ “Vội vàng” (Phan Huy Dũng)
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Kết nối bài 7: Tập làm một bài thơ tám chữ
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Kết nối bài 7: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8: TIẾNG NÓI CỦA LƯƠNG TRI

Chat hỗ trợ
Chat ngay