Giáo án Toán 4 cánh diều Bài 91: Em vui học toán

Giáo án Bài 91: Em vui học toán sách Toán 4 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Toán 4 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Toán 4 cánh diều Bài 91: Em vui học toán

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án toán 4 cánh diều đủ cả năm

BÀI 91: EM VUI HỌC TOÁN

(2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kĩ năng:

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Thu nhập thông tin, kiểm đếm, phân loại số liệu thống kê.

-       Sử dụng tiền một cách hợp lí, bước đầu đảm nhận được trách nhiệm và tác dụng của việc đưa ra quyết định liên quan đến sử dụng tiền trong cuộc sống.

-       Phát triển các năng lực toán học; phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, tự học tự chủ.

2. Năng lực

Năng lực chung:

-       Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

-       Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

-       Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học: Thông qua các hoạt động trải nghiệm như biểu diễn phân số bằng các băng giấy và trả lời câu hỏi liên quan đến bộ băng giấy phân số.

-       Năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán: Thông qua các hoạt động trải nghiệm như cắt, lắp ghép hình.

-       Năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học: Thông qua các hoạt động thuyết trình về các sản phẩm và ý tưởng của nhóm, rút ra nhận xét sau các trải nghiệm.

-       Năng lực hợp tác: Thông qua hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất

-       Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.

-       Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.

-       Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.

-       Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

-       Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.

-       Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

-       Giáo án.

-       Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.

-       Máy tính, máy chiếu.

b. Đối với học sinh

-       SHS.

-       Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV cho HS làm bài tập sau.

- GV chiếu bảng số liệu “ Giá bán của một số loại trái cây”, yêu cầu HS chú ý quan sát.

Giá bán của một số loại trái cây

Trái cây

Táo

Cam

Ổi

Xoài

Giá bán/kg

50 000

35 000

25 000

45 000

 

- GV nêu câu hỏi:

+ Bảng số liệu cho biết về gì?

+ Có bao nhiêu loại trái cây?

+  Trái cây nào có giá tiền cao nhất?

+ Trái cây nào có giá tiền thấp nhất?

+ Nếu mua 3 kg táo, 2 kg ổi, 1 kg cam và 1 kg xoài thì hết bao nhiêu tiền?

- GV cho HS thực hiện theo nhóm (cùng bàn), đọc kĩ đề bài, thảo luận tìm cách giải.

- GV mời đại diện nhóm trình bày

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học: “Sau đây, cô trò mình sẽ cùng thực hành các kiến thức đã học trong “Bài 91: Em vui học toán”

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thực hành trải nghiệm số liệu thống kê, biểu đồ cột để biểu diễn số liệu thống kê gắn với một số tình huống thực thực tiễn.

b. Cách thức tiến hành

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1

Thực hiện các hoạt động sau:

1. Mỗi nhóm lựa chọn một tiêu chí thống kê: cân nặng, chiều cao, cỡ giày,...

2. Thu nhập thông tin từ các bạn trong nhóm rồi ghi vào bảng.

3. Đọc các số liệu trong bảng thống kê rồi rút ra nhận xét.

4. Trưng bày vào báo cáo kết quả.


- GV tổ chức HS hoạt động theo nhóm 4-6 người, thực hiện các hoạt động sau:

+ Thảo luận những vẫn đề cần thu nhập dữ liệu:

·      Cân nặng

·      Chiều cao

·      Cỡ giày

…..

+ Thực hiện thu nhập số liệu và ghi lại kết quả vào bảng thống kê với vấn đề được chọn

+ Phân công thu nhập thông tin trong nhóm rồi tổng hợp lại.

+ Tổng hợp kết quả thành bảng số liệu, báo cáo kết quả, nêu nhận xét, đặt câu hỏi liên quan.

·      Bảng thống kê cho ta biết điều gì?

·      Có bao nhiêu học sinh?

·      Phân loại (số cỡ giày, số cân nặng, …) trong bảng thống kê?

…..

+ Biểu diễn số liệu thống kê bằng biểu đồ cột.

- GV nêu ví dụ tham khảo:

Số thứ tự

Tên

Cỡ giày

1

Phương Anh

32

2

Ngọc Hà

33

3

Phương Thảo

34

4

Hà Linh

35

5

Phương Nam

33

6

Thanh Trúc

34

7

Thành Trung

36

8

Quốc Dương

34

9

Thu Huệ

33

10

Gia Bảo

35

11

Phúc Khang

34

12

Bảo Bình

32

13

Thu Huyền

34

14

Huy Đan

33

15

Hồng Phúc

34

 

+ Bảng “Thống kê cỡ giày của các bạn nhóm 3”

+ Có 15 học sinh

+ Cỡ giày được chia thành 5 loại: cỡ 32, cỡ 33, cỡ 34, cỡ 35, cỡ 36.

+ Cỡ giày lớn nhất là 36, cỡ giày nhỏ nhất là 32.

+ Số học sinh đi cỡ giày 36 là 1 học sinh; số học sinh đi cỡ giày 32 là 2 học sinh

+ Cỡ giày trung bình của nhóm 3 là:

34.

- GV gọi đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại chú ý lắng nghe, đặt câu hỏi cho nhóm trình bày.

- GV đánh giá bài làm của HS.

- GV nêu nhận xét: Bài tập 1 giúp chúng ta củng cố lại kiến thức về dãy số liệu, biểu đồ.

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2

a) Thực hiện các hoạt động sau:

1. Thu nhập hình ảnh hoặc liệt kê những thứ cần mua để phục vụ cho cuộc sống, những thứ muốn mua, những thứ có thể tiết kiệm, những thứ có thể góp làm từ thiện.

2. Lấy tờ giấy A4, viết các từ khoá.

3. Dán những hình ảnh hoặc thông tin thu nhập phù hợp với từ khoá.

4. Trưng bày và báo cáo sản phẩm.


- GV cho HS làm bài cá nhân và thực hiện các yêu cầu sau:

+ Mỗi HS liệt kê 3 ví dụ về nhu cầu của mình trong cuộc sống hiện tại (tiết kiệm để mua sách vở, đồ chơi,…)

+ GV giúp HS nhận ra tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền khi chi tiêu.

+ GV cho HS nêu quan điểm về những thứ cần mua, muốn mua, tiết kiệm, từ thiện

·      Cần mua: là nhu cầu, là thứ cần phải có vì bạn không thể sống thiếu nó (ví dụ: thực phẩm, nước uống,..)

·      Muốn mua: là thứ bạn muốn có để thoả mãn nhu cầu, sở thích (ví dụ: đồ chơi,…)

·      Tiết kiệm: là phần tiền được bạn giữ lại, để dành (ví dụ:  dành ra 5000 đồng mỗi tuần để bỏ ống tiết kiệm)

·      Từ thiện: là hành động giúp đỡ người khác có hoàn cảnh khó khăn (ví dụ: quyên góp sách vở, quần áo tặng người nghèo,…)

+ HS thực hiện điền vào bảng những thứ cần mua và muốn mua ở thời điểm hiện tại:

SST

Cần mua (nhu cầu)

Lí do

 

 

 

 

STT

Muốn mua

Lí do

 

 

 

 

- GV cho HS thực hiện các hoạt động sau:

+ Thu thập hình ảnh hoặc liệt kê những thứ cần mua, muốn mua , tiết kiệm và từ thiện (dựa vào   câu hỏi):

·      Dựa vào bảng liệt kê, em hãy chọn 3 vật em cần mua và 3 vật em muốn mua nhất?

·      Những vật đó giúp gì được cho em?

·      Em đã làm gì để tiết kiệm? (liệt kê những thứ có thể tiết kiệm: tiền, điện, nước)

·      Những hoạt động từ thiện mà em đã từng tham gia? (liệt kê những thứ có thể từ thiện: quần áo, sách vở,…)

+ Lấy tờ giấy A4 đã chuẩn bị trước để viết các từ khoá

+ Dán những hình ảnh, thông tin thu thập được phù hợp với từ khoá

+ Trưng bày và báo cáo sản phẩm.

- GV hỗ trợ, giải đáp thắc mắc cho HS trong quá trình thực hành.

- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.

b) Thực hiện các yêu cầu:

- Kể 3 vật em cần mua và 3 vật em muốn mua trong cuộc sống.

- Nêu lợi ích của việc tiết kiệm.

- Kể một vài hoạt động em có thể làm từ thiện.

- GV cho HS thực hiện theo nhóm (cùng bàn), HS dựa vào câu hỏi phần a) để trả lời.

- GV đánh giá bài làm của HS.

- GV nêu nhận xét: Bài tập 2 giúp chúng ta hiểu thêm về cách sử dụng tiền, tiết kiệm tiền một cách hợp lí.

 

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Hoàn thành bài tập trong SBT.

- Đọc và chuẩn bị trước Bài 92 – Ôn tập về số tự nhiên và các phép tính với số tự nhiên.

 

 

 

- Cả lớp quan sát, chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.

- Trả lời:

+ Bảng số liệu nói về “Giá bán của một số loại trái cây” .+ Có 4 loại trái cây: Táo, Cam, Ổi, Xoài.

+ Trái cây có giá tiền cao nhất là Táo

+ Trái cây có giá tiền thấp nhất là Ổi

+ Mua 3kg, 2kg ổi, 1kg cam và 1kg xoài táo hết số tiền là:

(đồng)

 

- HS đối chiếu kết quả, sửa bài.

 

 

- HS chú ý nghe, hình thành động cơ học tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe, thực hiện yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát bảng số liệu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe

 

 

 

- HS phát biểu ý kiến của mình về trò chơi.

 

 

 

 

 

 

 

- HS tích chú ý lắng nghe, tham gia thực hành.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS điền vào bảng những thứ cần mua và muốn mua

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện yêu cầu của GV

 

 

 

 

 

- HS thực hiện yêu cầu của GV

 

 

 

 

 

- HS lần lượt chia sẻ câu trả lời của mình cho các bạn trong nhóm.

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe và rút kinh nghiệm

 

 

 

 

 

- HS thực hiện yêu cầu của GV

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm

 

 

 

 

 

- HS chú ý nghe, quan sát bảng và ghi vở.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 350k/môn - Powepoint 450k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 650k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 250k/môn - Powepoint 300k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 450k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, lịch sử & địa lí, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 1000k - Powerpoint 1200k
  • Trọn bộ word + PPT: 1600k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án toán 4 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 CÁNH DIỀU

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TOÁN 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD PHẦN 1: SỐ TỰ NHIÊN

GIÁO ÁN WORD PHẦN 2: CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN

GIÁO ÁN WORD PHẦN 3: PHÂN SỐ

GIÁO ÁN WORD PHẦN 4: CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ

GIÁO ÁN WORD ÔN TẬP CUỐI NĂM HỌC

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TOÁN 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT PHẦN 1: SỐ TỰ NHIÊN

GIÁO ÁN POWERPOINT PHẦN 2: CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN

GIÁO ÁN POWERPOINT PHẦN 3: PHÂN SỐ

GIÁO ÁN POWERPOINT PHẦN 4: CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ

GIÁO ÁN POWERPOINT ÔN TẬP CUỐI NĂM HỌC

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM TOÁN 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM PHẦN 1: SỐ TỰ NHIÊN

GIÁO ÁN DẠY THÊM PHẦN 2: CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN

GIÁO ÁN DẠY THÊM PHẦN 3: PHÂN SỐ

GIÁO ÁN DẠY THÊM PHẦN 4: CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ

Chat hỗ trợ
Chat ngay