Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 2: Thực thi công lí (Trích Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ - Sếch-xpia)

Dưới đây là giáo án bài 2: Thực thi công lí (Trích Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ - Sếch-xpia). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 12 cánh diều. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

ÔN TẬP VĂN BẢN: THỰC THI CÔNG LÝ

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Ôn tập lại những kiến thức về tác giả Uy-li-am Sếch-xpia và tác phẩm Thực thi công lí.

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố hình thức và nội dung của hài kịch,

  • Phân tích và đánh giá được tác động của tác phẩm hài kịch đối với người đọc và tiến bộ xã hội.

2. Năng lực 

Năng lực chung

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về thể loại truyện truyền kì.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Thực thi công lí.

  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.

  • Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.

  • Năng lực cảm thụ văn học: bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.

3. Về phẩm chất

  • Phê phán sự tham lam, keo kiệt, độc ác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án;

  • Phiếu bài tập;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung văn bản Thực thi công lí.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân tham gia trò chơi nhìn hình đoán tên các diễn viên hài kịch hoặc nhân vật hài kịch nổi tiếng.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

  • GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân tham gia trò chơi nhìn hình đoán tên các diễn viên hài kịch nổi tiếng. HS đoán được đúng và nhiều nhất sẽ được thưởng điểm học tập.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt đáp án: Hình 1 – Sác-lô; hình 2 – nghệ sĩ Xuân Hinh; hình 3 – nghệ sĩ Xuân Bắc; hình 4 – Mr.Bean; hình 5 – nghệ sĩ Quốc Anh.

- GV dẫn dắt vào bài: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng ôn tập đoạn trích nổi bật trong vở hài kịch “Thực thi công lí” của đại văn hào Uy-li-am Sếch-xpia sáng tác với những tiếng cười châm biếm sâu cay, nhưng không kém phần thời sự trong cuộc sống hôm nay.

B. NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC

a. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững kiến thức chung về tác giả, tác phẩm Thực thi công lí.

b. Nội dung: Ôn tập kiến thức về tác giả và tác phẩm Thực thi công lí.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV yêu cầu HS trả lời:

+ Nhắc lại một số hiểu biết về tác giả Uy-li-am Sếch-xpia và xuất xứ văn bản   “Thực thi công lí”.

+ Chỉ ra và nêu nhận xét về xung đột kịch. Cách giải quyết xung đột ra sao? Cảm xúc của người đọc diễn biến như thế nào theo mức độ phát triển của xung đột?

+ Nêu nhận xét của em về nghệ thuật xây dựng nhân vật Sai-lốc và Poóc-xi-a.

+ Nhắc lại phần tổng kết về nội dung và nghệ thuật của trích đoạn kịch “Thực thi công lí”.

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • HS làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

  • GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức.

 

 

 

I. Nhắc lại kiến thức 

1. Tác giả và xuất xứ đoạn trích

a. Tác giả

- Tên khai sinh: Uy-li-am Sếch-xpia(1564 - 1616).

- Là nhà văn vĩ đại nhất của Anh và nhà viết kịch đi trước thời đại .

- Ông được vinh danh là nhà thơ tiêu biểu của nước Anh và là “Thi sĩ của dòng sông Avon”.

- Sự nghiệp văn chương: vô cùng đồ sộ, phong phú.

b. Xuất xứ đoạn trích

- Cảnh I, hồi bốn, trích “Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ”.

2. Ôn tập đặc điểm của hài kịch trong đoạn trích

a. Xung đột kịch

- Poóc- xi- a và người lái buôn Sai-lốc về việc giải quyết vụ kiện của Sai-lốc với An-tô-ni-ô. Sai-lốc cho A vay tiền nhưng đến hạn A không trả được. Sai-lốc muốn thực hiện hình phạt lấy một cân thịt trên cơ thể của An-tô-ni-ô.

- Đỉnh điểm của xung đột: khi Sai-lốc biết rằng mình phải khoan hồng với vụ kiện tại phiên tòa xét xử; yêu cầu đòi hỏi công lý và thi hành các điều khoản của việc văn kiện.

- Giải quyết xung đột: 

+ Poóc-xi a đã đưa ra những lí lẽ để chứng minh rằng văn kế đã kí của Sai- lốc và Ba-sa-nhi- ô.

+ Sai-lốc không có quyền thực hiện hình phạt ấy và thậm chí tất cả tài sản của Sai-lốc sẽ bị tịch thu theo quy định của pháp luật.

=> Cảm xúc của người đọc theo mức độ phát triển của xung đột:  hồi hộp, lo lắng, mong chờ xem cách xử lý Poóc-xi-a đối với những lý lẽ của Sai-lốc về việc yêu cầu thực thi công lý theo văn khế.

+ Poóc-xi-a đưa ra những chứng minh “rằng tờ văn khế không cho Sai-lốc lấy được một giọt máu nào, Sai- lốc chỉ được lấy một cân thịt.

+ Sai-lốc sẽ bị tịch thu theo pháp luật Vơ-ni-dơ để sung công khiến cho Sai lốc buộc phải chấp nhận rằng chỉ cần hoàn lại gấp 3 số tiền thì sẽ buông tha cho Ba-sa-ni-ô. 

+ Cuối cùng khi Poóc- xi-a luận thêm một tội tử hình cho Sai-lốc vì đã mưu mô trực tiếp hoặc gián tiếp phạm đến tính mạng của người khác.

=> Người đọc cảm thấy hả hê trước số phận của tên người buôn tham lam, phản diện đồng thời khâm phục trước sự thông minh, gan dạ của nàng Poóc-xi-a.

b. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Nhân vật Sai-lốc: 

+ Thủ pháp trào phúng: Sai-lốc tự bản thân phải cầu xin quan tòa cho vay tiền nhưng vì bản chất tham lam nên kết quả không nhận lại được gì.

+ Qua đoạn trích, mỗi khi cất lời ca tụng vị quan tòa, người đọc có thể hình dung nhân vật Sai lốc với tâm trạng ung dung, giọng điệu thì nịnh bợ, cử chỉ thành khẩn, kính trọng khi đưa văn khế với người vị quan tòa. 

- Nhân vật Poóc-xi-a: 

+ Poóc-xi-a dùng chính lời văn của pháp luật để thực thi công lí đúng như yêu cầu của Sai- lốc khiến cho Sai-lốc phải chấp nhận sự thật này.

+ Poóc-xi-a là một cô gái đầy thông minh và tự tin. Cô đã sử dụng những lí lẽ xác đáng; lập luận chính xác để chiến thắng Sai-lốc. Hành động kịch của Poóc-xi-a là hành động kịch qua lời thoại. Là hành động bên ngoài được thể hiện qua lời nói.

3. Tổng kết

a. Nội dung

- Ca ngợi những con người thông minh, khôn khéo, thượng tôn pháp luật.

- Phê phán những kẻ tham lam độc ác.

b. Nghệ thuật

- Khắc họa tính cách bản chất tham lam, độc ác của nhân vật thông qua lời nói, hành động.

- Dựng lên lớp mâu thuẫn hài kịch sinh động, hấp dẫn.

- Thủ pháp trào phúng.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Thực thi công lí.

b. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc. 

c. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng.

d. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

Trường THPT:……………

Lớp:………………………..

Họ và tên:………………….

PHIẾU BÀI TẬP

VĂN BẢN: THỰC THI CÔNG LÍ

Câu 1: Tính cách của Sai-lốc trong đoạn trích Thực thi công lý như thế nào?

A. Tham lam, keo kiệt, độc ác.

B. Vui vẻ, hòa đồng, thân thiện.

C. Nhút nhát, yếu đuối, hướng nội.

D. Nóng vội, hấp tấp, thiếu trung thực.

Câu 2: Đoạn trích “Thực thi công lí” kể về chuyện gì?

A. Cuộc thương lượng giữa Póoc-xi-a và Antonio để tìm cách cứu Antonio khỏi khoản nợ.

B. Cuộc gặp gỡ của Sai-lốc và Antonio trước khi phiên toà diễn ra.

C.  Cuộc tranh luận pháp lý giữa Póoc-xi-a và Antonio về việc trả nợ.

D. Cuộc đối mặt của Póoc-xi-a với Sai-lốc tại phiên toà.

Câu 3: Đoạn trích sử dụng kiểu lời thoại nào?

A. Độc thoại

B. Đối thoại 

C. Độc thoại nội tâm

D. Tường thuật

Câu 4: Hành động kịch chính của Poóc-xi-a trong đoạn trích là gì?

A. Buộc tội Sai-lốc.

B. Thuyết phục Sai-lốc đưa đến sự khoan hồng.

C. Bảo vệ An-tô-ni-ô.

D. Tuyên án Sai-lốc.

Câu 5: Lời tuyên án của Poóc-xi-a đối với Sai-lốc là gì?

A. Tịch thu toàn bộ tài sản.

B. Tịch thu một nửa tài sản và sung công nửa còn lại.

C.  Tha bổng.

D. Phạt tù.

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản hoàn thành Phiếu bài tập.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập. 

- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:

1.A

2.D

3.B

4.B

5.D

Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:

Câu 1: Phân tích ý nghĩa chủ đề của văn bản Thực thi công lí.

Câu 2: Theo em, tinh thần nhân văn nào đã được thể hiện trong văn bản Thực thi công lí nói riêng và tác phẩm Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ nói chung?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV gợi ý:

Câu 1:

- Chủ đề: Đoạn trích xoay quanh những chủ đề sau:

+ Công lý và lòng khoan dung: Vở kịch đặt ra câu hỏi về công lý và lòng khoan dung. Cuộc đối đầu giữa Sai-lốc và An-tô-ni-ô trong phiên tòa thể hiện sự xung đột giữa luật pháp cứng nhắc, giáo điều và lòng nhân ái. 

+ Tiền bạc và giá trị con người: Vở kịch khám phá mối quan hệ giữa tiền bạc và giá trị con người. Sai-lốc, một người cho vay nặng lãi, coi trọng tiền bạc hơn mọi thứ, trong khi An-tô-ni-ô và Ba-sa-ni-ô coi trọng tình bạn và tình yêu hơn tiền bạc.

=> Tóm lại, tác phẩm “Thực thi công lí” nói riêng, “Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ” nói chung, đã phản ánh nhiều khía cạnh của cuộc sống và con người. Qua những tình huống kịch tính và các mối quan hệ phức tạp, Sếch-xpia đã sáng tác một tác phẩm giàu giá trị nhân văn và đạo đức. 

Câu 2: 

“Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ” là một trong số những vở hài kịch tình yêu hay nhất của tác giả. Mạch cảm hứng sáng tạo chủ yếu trong vở hài kịch này là tinh thần nhân văn. Đây là mạch cảm xúc mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm. Nó lấy vẻ đẹp con người làm đối tượng chủ yếu để khai thác và thể hiện. Nó đề cao vẻ đẹp của con người và lấy vẻ đẹp đó làm tiêu chuẩn để nhìn nhận, đánh giá về sự vật, hiện tượng theo xu hướng bảo vệ cái đẹp, cái cao cả của con người. Cội nguồn của cảm hứng nhân văn đó là xuất phát từ tấm lòng yêu thương, tin tưởng và ca ngợi vẻ đẹp của con người về cả ngoại hình lẫn nhân cách, về trí tuệ lẫn tâm hồn, về ước mơ và hành động. Xem đó như là khởi nguồn cho mọi ý tưởng sáng tạo. Chính vì thế, mà tinh thần nhân văn luôn có mặt trong mọi nền văn học và trong từng thời kì từng giai đoạn văn học khác nhau mà nó biểu hiện ít hay nhiều. Và tinh thần nhân văn được thể hiện ở hai phương diện đó là tấm lòng ca ngợi, trân trọng dành cho con người và tấm lòng tin yêu, lạc quan đối với cuộc sống và cảm hứng phê phán xã hội hội phong kiến, xã hội tích lũy tư bản. Chính những tư tưởng tiến bộ trên đã làm nên sức sống lâu bền cho các sáng tác của Sếch-xpia nói chung và vở kịch này nói riêng.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS nâng cao, mở rộng kiến thức.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm bài tập vận dụng. 

c. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS đọc đoạn ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây

Nhiệm vụ 1: Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi

NGỮ LIỆU 1

HỒI II

Lớp 8

Phó may, Thợ phụ mang bộ lễ phục của ông Giuốc-đanh.

Ông Giuốc-đanh, Gia nhân

Ông Giuốc-đanh: – A! Bác đã tới đấy à? Tôi sắp phát khùng lên vì bác đây.

Phó may: – Tôi không làm sao đến sớm hơn được, ấy là tôi đã cho hai chục chú thợ phụ xúm lại bộ lễ phục của ngài đấy.

Ông Giuốc-đanh: – Đôi bít tất lụa bác gửi đến cho tôi chật quá, tôi khổ sở vô cùng mới xỏ chân vào được và đã đứt mất hai mắt rồi.

Phó may: –  Rồi nó dãn ra thì lại rộng quá ấy chứ.

Ông Giuốc-đanh: – Phải, nếu tôi cứ làm đứt mãi các mắt thì sẽ rộng thật. Lại đôi giày bác bảo đóng cho tôi làm tôi đau chân ghê gớm.

Phó may: – Thưa ngài, đâu có.

Ông Giuốc-đanh: – Đâu có là thế nào!

Phó may: –  Không, đôi giày không làm ngài đau đâu mà.

Ông Giuốc-đanh: – Tôi, tôi bảo là nó làm tôi đau.

Phó may: – Ngài cứ tưởng tượng ra thế.

Ông Giuốc-đanh: – Tôi tưởng tượng ra thế vì tôi thấy thế. Bác này lí luận hay nhỉ!

Phó may: – Thưa, đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều đình và may vừa mắt nhất. Sáng chế ra được một bộ lễ phục trang nghiêm mà không phải màu đen' thật là tuyệt tác. Tôi thách các thợ giỏi nhất mà làm nổi đấy.

Ông Giuốc-đanh: – Thế này là thế nào? Bác may hoa ngược mất rồi!2

Phó may: – Nào ngài có bảo là ngài muốn may xuôi hoa đâu! 

Ông Giuốc-đanh: – Lại cần phải bảo may hoa xuôi ư?

Phó may: – Vâng, phải bảo chứ. Vì những người quý phái đều mặc như thế cả.

Ông Giuốc-đanh: – Những người quý phái mặc áo ngược hoa ư?

Phó may: – Thưa ngài, vâng.

Ông Giuốc-đanh: – Phân trời sáng Ô! Thế thì bộ áo này may được đấy.

Phó may: – Nếu ngài muốn thì tôi sẽ xin may hoa xuôi lại thôi mà.

Ông Giuốc-đanh: – Không, không.

Phó may: – Xin ngài cứ việc bảo.

Ông Giuốc-đanh: –Bác may thế này được rồi. Bác cho rằng tôi mặc áo này có vừa vặn không?

Phó may: – Còn phải nói! Tôi đổ hoạ sĩ nào lấy bút mà vẽ hầu ngài bộ áo vừa khít hơn được. Ở nhà tôi có một chú thợ phụ may quần cộc thì tài nhất thiên hạ; và một chú khác là anh hùng của thời đại về may áo chẽn² đấy.

Ông Giuốc-đanh: – Bộ tóc giả và lông đính mũ³ có được chững chạc không?  

Phó may: – Chững chạc tuốt!

Ông Giuốc-đanh: – (nhìn áo của bác phó may) Ô kìa, bác phó! Vải này là thứ hàng tôi đưa bác may bộ lễ phục trước của tôi đây mà. Tôi nhận ra đúng nó rồi.

Phó may: – Chẳng là thứ hàng đẹp quá nên tôi đã gạn lại một áo để mặc.

Ông Giuốc-đanh: – Đành là đẹp, nhưng đáng lẽ đừng gạn vào áo của tôi mới phải.

Phó may: – Mời ngài mặc thử bộ lễ phục chứ ạ?

Ông Giuốc-đanh: – Ừ, đưa đây tôi.

Phó may: – Khoan đã, không thể mặc như thể được. Thứ áo này phải mặc đúng thể thức, tôi có đem người đến để mặc hầu ngài theo nhịp điệu. Ở này! Vào đây, các chú. Các chú hãy mặc bộ lễ phục này hầu ngài theo cách thức mặc cho các nhà quý phái.

Bốn chú thợ phụ ra, hai chú cởi tuột quần cộc của ông Giuốc-đanh mặc lúc tập kiếm vừa rồi, hai chú thì lột áo ngắn rồi họ mặc bộ lễ phục mới vào cho ông. Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục xong, đi đi lại lại giữa đám thợ, phô áo mới cho họ xem có được không. Cởi áo, mặc áo, chân bước, miệng nói, tất cả đều theo nhịp của dàn nhạc.

Thợ phụ: – Bẩm ông lớn, xin ông lớn ban cho anh em ít tiền uống rượu.

Ông Giuốc-đanh: – Anh gọi ta là gì?

Thợ phụ: – Bẩm, ông lớn ạ.

Ông Giuốc-đanh: – Ông lớn ư? Ấy đấy, ăn mặc theo lối quý phái thì thể đấy! Còn cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là “ông lớn”. Đây, ta thưởng về tiếng “ông lớn” đây này!

Thợ phụ: – Bẩm cụ lớn, anh em chúng tôi đội ơn cụ lớn lắm lắm.

Ông Giuốc-đanh: – “Cụ lớn”, ồ, ồ, cụ lớn! Chú mày thong thả tí đã. Cái tiếng “cụ lớn” đáng thưởng lắm. “Cụ lớn” không phải là một tiếng tầm thường đâu nhé. Này, cụ lớn thưởng cho các chú đây.

Thợ phụ: – Dám bẩm đức ông, anh em chúng tôi sẽ đi uống rượu chúc sức khoẻ đức ông.

Ông Giuốc-đanh: – Lại “đức ông" nữa! Hà hà! Hà hà! Các chú hãy đợi tí, đừng đi vội. Ta là đức ông kia mà! (nói riêng) Của đáng tội, nếu nó tôn ta lên bậc tướng công, thì nó sẽ được cả túi tiền mất. Đây nữa này, thưởng cho chú về tiếng “đức ông” đấy nhé.

Thợ phụ: – Dạ, bẩm đức ông, anh em chúng tôi xin bái tạ ơn người.

Ông Giuốc-đanh: – (nói riêng) Nó như thế là phải chăng, nếu không ta đến mất mất tong cả tiền cho nó thôi. 

Bốn người thợ phụ vui mừng nhảy múa.

 (In trong Tuyển tập kịch Mô-li-e )

Câu 1: Liệt kê các nhân vật trong văn bản và cho biết tiếng cười chủ yếu hướng đến nhân vật nào?

Câu 2: Kẻ bảng vào vở, tóm tắt các hành động nảy sinh xung đột và giải quyết xung đột qua các lời thoại ông Giuốc-đanh với bác phó may trong văn bản:

Hành động và xung đột

Ông Giuốc-đanh và Phó may

Các hành động làm nảy sinh xung đột

- Phó may:

- Ông Giuốc-đanh:

Các hành động giải quyết xung đột

- Phó may:

- Ông Giuốc-đanh:

 

Câu 3: Theo em, vì sao hành động của các nhân vật và cách giải quyết xung đột trong màn kịch trên lại làm bật lên tiếng cười?

Câu 4: Xác định chủ đề của văn bản. Phân tích một trong những thủ pháp nghệ thuật mà em cho là có hiệu quả rõ rệt trong việc thể hiện chủ đề.

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, người dùng sẽ tải được tài liệu và dùng nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I + khoảng 1/2 kì II
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện ích khác liên tục được cập nhật
  • ......

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/cả năm(12 tháng)

=> Khi đặt chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 7 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay