Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 4: Tây Tiến (Quang Dũng)
Dưới đây là giáo án bài 4: Tây Tiến (Quang Dũng). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 12 cánh diều. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 4: VĂN TẾ, THƠ
ÔN TẬP VĂN BẢN: TÂY TIẾN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Ôn tập lại những kiến thức về tác giả Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến.
Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản thơ (cảm hứng chủ đạo, nhân vật trữ tình, hình ảnh, ngôn ngữ,…).
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về thể loại truyện truyền kì.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Tây Tiến.
Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
Năng lực cảm thụ văn học: bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
3. Về phẩm chất
Cảm phục, biết ơn những người chiến đấu, hi sinh vì đất nước; biết lựa chọn lẽ sống cao đẹp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án;
Phiếu bài tập;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Tây Tiến.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, chia sẻ ấn tượng của em về hình tượng người lính trong văn học.
c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, chia sẻ: Hãy chia sẻ ngắn gọn những ấn tượng của em về hình tượng người lính trong văn học
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở: Người lính Cụ Hồ đã bước vào không gian nghê thuật mộng mơ của thơ văn với những khổ đau, vất vả của chiến tranh, những sự lạnh lẽo, đau đớn của sự hy sinh nhưng cũng thật vinh quang và kiêu hãnh của ngày chiến thắng. Người nghệ sĩ đã đưa đến hình ảnh những người bình thường nhất một góc nhìn có chiều sâu về lí tưởng. Văn học đã thổi bùng lên ngọn lửa của niềm tự hào, khơi dậy ý chí dân tộc và lan toả tinh thần yêu nước mãnh liệt như cách thể hiện lòng biết ơn cho sự tận hiến sáng ngời của người lính cách mạng Việt Nam.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta cùng ôn tập lại kiến thức về văn bản Tây Tiến để hiểu hơn những hi sinh gian khổ và những phẩm chất sáng người của người lính trong khói lửa chiến tranh nhé!
B. NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC
a. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững kiến thức chung về tác giả, tác phẩm Tây Tiến.
b. Nội dung: Ôn tập kiến thức về tác giả và tác phẩm Tây Tiến.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV yêu cầu HS trả lời: + Nhắc lại một số hiểu biết về tác giả Quang Dũng và hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Tây Tiến”. + Thiên nhiên trong bài thơ “Tây Tiến” có gì đặc sắc? + Vẻ đẹp bi tráng và lãng mạn của người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ “Tây Tiến” được thể hiện như thế nào? + Nhắc lại phần tổng kết về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
| I. Nhắc lại kiến thức 1. Tác giả và xuất xứ đoạn trích a. Tác giả - Quang Dũng (1921 – 1988), quê quán làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). - Phong cách sáng tác của ông được mô tả là hồn thơ phóng khoáng, lãng mạn, và tài hoa, đặc biệt là khi viết về người lính Tây Tiến. b. Hoàn cảnh sáng tác VB
2. Ôn tập những đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật trong bài thơ Tây Tiến a. Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên - Thiên nhiên Tây Bắc từ trong hiện thực đi vào thơ văn hình như không bao giờ mất đi những vẻ đẹp vốn có của nó. Vẫn là nét hùng vĩ dữ dội toát lên từ những đỉnh núi cao vời vợi, cao chạm đến trời; toát lên từ những cung đường quanh co uốn lượn giữa muôn ngàn núi non trùng điệp với những triền dốc cheo leo. - Những từ láy: “khúc khuỷu”, “thăm thăm”, “heo hút” như gợi lên đây đủ đặc điểm của rừng núi Tây Bắc sâu thẳm ngút ngàn và vẽ ra một khung cảnh thật hùng vĩ. Trong câu chữ hiện ra hình ảnh những con dốc ngoằn ngoèo trong cái địa thế vô cùng hiểm trở của những dốc núi dựng đứng với “ngàn thước lên cao” rồi bất ngờ đổ xuống “ngàn thước xuống” thành những vực sâu thăm thẳm gợi cảm giác địa hình đứt gãy đột ngột đến ghê rợn. Không gian vì thế cũng trở nên hoang sơ, hùng vĩ biết bao. - Nhưng Tây Bắc đâu chỉ có cảnh dốc nối dốc, đèo nổi đèo mà trên dọc đường hành quân của những chàng trai Tây Tiến, họ cũng bắt gặp những khoảnh khắc nên thơ của núi rừng Tây Bắc. Từ trên đỉnh Pha Luông vời vợi, khung cảnh bản làng chìm lấp ẩn hiện giữa cơn mưa rừng mờ mịt đến mênh mông tạo cảm giác thật bâng khuâng, mát dịu đến nao lòng. b. Vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng - Vẻ đẹp tinh thần: nỗ lực, vượt lên những khó khăn gian khổ trên chặng đường hành quân đầy thử thách. Hình ảnh nhân hóa: “cọp trêu người”, “thác gầm thét” gợi sự hoang sơ, man dại; thời gian: “chiều chiều”, “đêm đêm” những người lính phải thường xuyên đối mặt với điều hiểm nguy chốn rừng thiêng nước độc. - Vẻ đẹp ngoại hình: dữ dội, lẫm liệt, oai phong: + “Đoàn binh không mọc tóc”: hậu quả của những trận sốt rét rừng khắc nghiệt. Phần nào cho thấy phong thái ngang tàng, gan góc, ngạo nghễ của những người lính trẻ. + “Quân xanh màu lá”: là hình ảnh làn da tái xanh như màu lá do bệnh sốt rét rừng (có thể là màu xanh của lá ngụy trang, có thể hiểu là màu xanh áo lính). Đó cũng là những mất mát hi sinh thầm lặng (dần mất sức khỏe, sức trai tráng). + “Mắt trừng”: cái nhìn dữ dội, người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp của những người tráng sĩ xưa, cũng gợi hình ảnh khuôn mặt hốc hác do điều kiện vật chất thiếu thốn. - Vẻ đẹp nội tâm: hào hoa, đa tình, lãng mạn của những người lính trẻ. + “Kìa em xiêm áo... xây hồn thơ”: cái nhìn đắm say, tình tứ của những người lính Tây Tiến trước vẻ đẹp duyên dáng của con người Tây Bắc. Tâm hồn người lính bay bổng, say mê trong không khí ấm áp tình người. + “Gửi mộng”, “đêm mơ”: lính Tây Tiến là những con người mơ mộng, là những người trai xuất thân từ đất hà thành nên họ mang vào chiến trường cả nét thi vị, lãng mạn trong tâm hồn (so sánh người lính xuất thân từ nông dân trong bài Đồng Chí – Chính Hữu). + “Dáng Kiều thơm” gợi hình ảnh những thiếu nữ Hà Nội yêu kiều, kiêu sa, hình bóng người thương của lính Tây Tiến. Đó là nguồn động lực để họ chiến đấu nơi chiến trường gian khổ. - Tinh thần sẵn sàng hi sinh cao cả: + Hình ảnh bi hùng về người lính Tây Tiến “dãi dầu không bước nữa”, “gục lên súng mũ bỏ quên đời”: đó là sự nghỉ ngơi vĩnh viễn, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. + Sẵn sàng cống hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước: “rải rác biên cương mồ viễn xứ”, “chẳng tiếc đời xanh”, “anh về đất”, ra đi thanh thản, nhẹ nhàng. + Cái chết đã được lí tưởng hóa như hình ảnh những tráng sĩ xưa: “áo bào”, “khúc độc hành”; thiên nhiên cũng đau đớn thay cho nỗi đau họ phải chịu. 3. Tổng kết a. Nội dung Với sự truyền cảm và tài năng văn chương, Quang Dũng đã thành công trong việc miêu tả hình ảnh người lính Tây Tiến trên nền thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội và tuyệt đẹp của miền Tây. Hình tượng người lính Tây Tiến được tô điểm bởi vẻ đẹp lãng mạn và sức mạnh bi tráng. b. Nghệ thuật Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật: phép tương phản, đối lập gây ấn tượng mạnh; sử dụng nhiều từ Hán Việt gợi sắc thái cổ kính; biện pháp tu từ nhân hoá, ẩn dụ… ngôn ngữ sử thi, lãng mạn, hào hùng; chất thơ mang đậm dấu ấn của trí thức tiểu tư sản. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Tây Tiến.
b. Nội dung:
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
c. Sản phẩm:
- Phiếu bài tập của HS.
- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng.
d. Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Trường THPT:…………… Lớp:……………………….. Họ và tên:…………………. PHIẾU BÀI TẬP VĂN BẢN: TÂY TIẾN Câu 1: Ý nào sau đây nêu đầy đủ nhất nội dung chính của bài thơ Tây Tiến? A. Thể hiện nỗi nhớ và niềm tự hào về đồng đội, những người lính đã chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc. B. Ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ và lãng mạn của núi rừng Tây Bắc nước ta. C. Ca ngợi sự hi sinh anh dũng của những người lính Tây Tiến. D. Ca ngợi vẻ đẹp lãng mạn, tinh thần lạc quan của những người lính Tây Tiến. Câu 2: Câu thơ “Hồn về Sầm Nưa chẳng về xuôi”? sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Nhân hóa. B. Hoán dụ. C. Ẩn dụ. D. So sánh. Câu 3: Hai chữ “về đất” trong câu: “Áo bào thay chiếu anh về đất” không gợi ý liên tưởng nào sau đây? .................. |
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều