Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 1: Ôn tập thực hành tiếng Việt
Dưới đây là giáo án bài 1: Ôn tập thực hành tiếng Việt. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 12 cánh diều. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: NGÔN NGỮ TRANG TRỌNG VÀ NGÔN NGỮ THÂN MẬT
MỤC TIÊU
Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Củng cố kiến thức về ngôn ngữ trang trọng, ngôn ngữ thân mật.
Nhận biết và phân tích được đặc điểm, tác dụng của ngôn ngữ trang trọng, ngôn ngữ thân mật.
Luyện tập về ngôn ngữ trang trọng, ngôn ngữ thân mật.
Năng lực
Năng lực chung
Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, để hiểu về ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật.
Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
Năng lực phân tích, đánh giá và sử dụng ngôn ngữ theo từng ngữ cảnh cụ thể.
Về phẩm chất
Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhóm và vận dụng trong tạo lập văn bản.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án;
Phiếu bài tập;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.
Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi để HS nghiên cứu trả lời.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi: Theo em việc sử dụng ngôn ngữ cho trường hợp này có phù hợp không? Vì sao?
Trong buổi tổng kết năm học, Lan được phân công đại diện học sinh khối 12 phát biểu lời tri ân thầy cô:
“Hôm nay, em cảm thấy rất vui vẻ, hân hoan vì được đại diện các bạn học sinh khối 12 đứng lên nói lời tri ân đến các thầy cô. Phải nói là em cực kì run.”
Trong lần đầu gặp gỡ người bạn mới:
“Chào mày, hân hạnh vì được làm quen với mày”.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gợi ý: Việc sử dụng ngôn ngữ cho 2 tình huống trên là hoàn toàn không phù hợp. bởi:
Ở tình huống a bối cảnh nghiêm túc, trang trọng không thể sử dụng ngôn ngữ nói được. => Không phù hợp.
Ở tình huống b bối cảnh tình huống giao tiếp là người mới quen không thể sử dụng ngôn ngữ thân mật thế được. => Không phù hợp.
GV dẫn dắt vào bài: Ngôn ngữ là một phương thức giao tiếp cơ bản trong đời sống của con người. Tuy nhiên, ngôn ngữ cũng có nhiều sắc thái biểu đạt khác nhau, có ngôn ngữ trang trọng, cũng có kiểu ngôn ngữ bình dân dùng cho giao tiếp thông thường. Hãy cùng ôn tập về cách sử dụng ngôn ngữ trang trọng trong tiết hôm nay nhé.
B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức thực hành tiếng Việt – ngôn ngữ trang trọng, ngôn ngữ thân mật (Khái niệm, đặc điểm, cách sử dụng và làm bài tập luyện tập).
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hành luyện tập
c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại lý thuyết và chuẩn kiển thức GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Củng cố kiến thức ngôn ngữ trang trọng. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu hs thực hiện cá nhân. - GV hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm dựa vào kiến thức đã học trả lời các câu hỏi ôn tập: + Thế nào là ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật? + Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật dùng trong hoàn cảnh nào? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện hai nhóm trình bày sơ đồ tư duy của nhóm. - GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét đồng đẳng, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV dẫn dắt chuyển sang nổi dung mới.
| I. Lí thuyết Ngôn ngữ trang trọng - Khái niệm và đặc điểm + Ngôn ngữ trang trọng thường được sử dụng trong ngữ cảnh giao tiếp mang tính nghi thức như bài phát biểu chào mừng phái đoàn quốc tế, lời chúc Tết đồng bào của lãnh đạo Nhà nước, thư trao đổi đối tác thương mại, đơn xin việc…. + Ngôn ngữ trang trọng có thể tạo ra khoảng cách không cần thiết trong cuộc trò chuyện khiến cuộc đối thoại trở nên mất tự nhiên. - Ngữ cảnh sử dụng + Ngôn ngữ trang trọng cần phải được điều tiết để không vượt quá ngưỡng mà ngữ cảnh quy định. + Trong một số tình huống giao tiếp có thể có sự chuyển đổi tự nhiên giữa ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật, tùy thuộc vào mối quan hệ được thiết lập giữa các đối tượng. Ngôn ngữ thân mật
+ Ngôn ngữ thân mật được sử dụng trong ngữ cảnh giao tiếp đời thường mang tính cá nhân hóa cao, chẳng hạn, trong thư hoặc tin nhắn gửi cho người thân hoặc bạn bè, lời trò chuyện trong quán cà phê thảo luận nhóm bàn kế hoạch đi tham quan. - Ngữ cảnh sử dụng + Trong giao tiếp cần căn cứ vào ngữ cảnh để lựa chọn ngôn ngữ trang trọng hay ngôn ngữ thân mật cho phù hợp. + Mức độ thân mật cũng cần phải được điều tiết để không vượt quá ngưỡng mà ngữ cảnh quy định. + Ngôn ngữ thân mật thường diễn đạt ý nghĩa một cách trực tiếp và thẳng thắn, do vậy, dễ dẫn đến sự suồng sã và thiếu lịch sự. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học.
b. Nội dung:
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo kiến thức tiếng Việt.
c. Sản phẩm:
- Phiếu bài tập của HS.
- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng.
d. Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Trường THPT:…………… Lớp:……………………….. Họ và tên:…………………. PHIẾU BÀI TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: NGÔN NGỮ TRANG TRỌNG VÀ NGÔN NGỮ THÂN MẬT Câu 1: Ngôn ngữ trang trọng được sử dụng trong ngữ cảnh nào sau đây là đúng? A. Trong buổi tổng kết công tác từ thiện cuối năm. B. Trong buổi gặp lại bạn cũ. C. Trong buổi tụ họp gia đình. D. Trong buổi liên hoan của xóm.
Câu 2: Tác dụng của ngôn ngữ trang trọng là gì? A. Thể hiện sự trang trọng lịch sự. B. Thể hiện sự gần gũi thân mật. C. Thể hiện tình cảm của người nói. D. Thể hiện sự yêu thương quý mến.
Câu 3: Trường hợp sau đây người nói sử dụng ngôn ngữ có phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp không? Dựa vào đâu bạn nhận xét như vậy? “Chào thầy cô và các bạn. Mình rất vui khi được đại diện cho các bạn học sinh khối 12 phát biểu ý kiến trong buổi lễ Tổng kết ngày hôm nay”. A. Có phù hợp. Bởi người nói sử dụng từ ngữ các sắc thái trang trọng phù hợp và cấu trúc đầy đủ rõ ràng. B. Không. Vì người viết sử dụng ngôn ngữ suồng sã và hợp với giao tiếp hàng ngày nhiều hơn là trong một buổi tổng kết trang trọng thế này. C. Không. Vì người nói sử dụng sai đại từ nhân xưng “mình” nên đổi thành “tôi”. D. Không. Vì người nói sử dụng ngôn ngữ không chuẩn mực.
Câu 4: Trường hợp sau đây người nói sử dụng ngôn ngữ có phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp không? Dựa vào đâu bạn nhận xét như vậy? “Mình thấy Thúy Kiều là một người con gái đa tài và đẹp ơi là đẹp nhưng lại bị xã hội phong kiến vùi dập.” A. Có vì sử dụng ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. B. Không, vì người viết sử dụng nhiều từ ngữ không phù hợp trong bài văn nghị luận văn học. C. Có vì ngôn ngữ sử dụng rất phù hợp với bài văn nghị luận văn học. D. Có vì câu từ, thái độ người viết hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh của bài văn nghị luận văn học.
Câu 5: Hãy nhận xét về ngôn ngữ hai nhân vật Tuấn và Quỳnh trong đoạn trích sau đây: “Tuấn và Quỳnh đợi cụ Phan vào trước và theo sau cụ. Sau khi mời ngồi, cụ hỏi: - Hai cậu học ở Trường Quốc học? Tuấn đáp; - Dạ thưa cụ, con ở xa mới tới Huế lần đầu tiên, đến hầu thăm cụ. Thấy cụ được khỏe mạnh, con mừng. Cụ hỏi Quỳnh: - Còn cậu nì? - Thưa cụ, con học trường Pe-lơ-ranh.” A. Ngôn ngữ trang trọng có sắc thái nghiêm trang, tôn kính. Lời nói với những người có tuổi tác, vị trí cao hơn chuẩn mực. B. Ngôn ngữ thiếu chuẩn mực không có sự phân rõ vai vế cấp bậc. C. Ngôn ngữ không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, thiếu chủ ngữ. D. Ngôn ngữ suồng sã không phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp. Câu 6: Đặc điểm của ngôn ngữ thân mật là gì?
B. Thường biểu lộ cảm xúc cá nhân. C. Từ ngữ đời thường giản dị, biểu lộ cảm xúc của người nói, người viết. D. Thường sử dụng cho các dịp trọng đại.
Câu 7: Ngôn ngữ thân mật dùng trong trường hợp nào?
Câu 8: Đoạn văn sau sử dụng ngôn ngữ gì? Vì sao em lại khẳng định điều đó? “Con gái yêu quý! Vậy là con gái của mẹ đã lớn thật rồi, cuối cùng cũng đến ngày con phải rời xa vòng tay mẹ để đi học xa nhà. Mẹ vẫn lo lắng y như ngày đầu tiên con đi nhà trẻ, con khóc mà lòng mẹ xót xa. Mẹ biết con không còn mãi bé, cô gái của mẹ đã lớn và đến lúc con phải bay bằng chính đôi cánh của mình, trên bầu trời của con. Con hãy nhớ, cuộc sống không thể tránh khỏi những chông gai, nếu con coi đó là một trò chơi có mạo hiểm, con sẽ thấy nó thú vị, còn nếu con nhìn nó bằng con mắt của bi quan, sợ hãi, nó sẽ là con quái vật nuốt chửng con lúc nào không hay. Chỉ khi con xông pha, trải nghiệm, con mới nhận được những điều giá trị con mong muốn. Con hãy thoải mái tham gia các hoạt động cùng các bạn, làm tình nguyện, đi đến những nơi con muốn nhé!”
|
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 1150k/năm
=> Chỉ gửi 650k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều