Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 8: Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo)
Dưới đây là giáo án bài 8: Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 12 cánh diều. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 8: THƠ HIỆN ĐẠI
ÔN TẬP VĂN BẢN 1: ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập kiến thức về tác phẩm Đàn ghi ta của Lor – ca.
- Củng cố kiến thức đã học về thơ hiện đại, đánh giá được chủ đề, thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản thơ (cảm hứng chủ đạo, nhân vật trữ tình, hình ảnh, ngôn ngữ,…) giá trị nhận thức, thẩm mĩ, triết lí nhân sinh của văn bản thơ trữ tình.
- Luyện tập theo văn bản Đàn ghi ta của Lor – ca.
2. Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Đàn ghi ta của Lor – ca.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
- Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
- Năng lực cảm thụ văn học: bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trữ tình hiện đại như: ngôn ngữ, hình tượng, biểu tượng, yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ,...
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của tác phẩm thơ; phân tích sự phù hợp giữa chủ đề, tư tưởng và cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm thơ.
- Vận dụng những kiến thức về tiến trình văn học để đánh giá bối cảnh sáng tác và bối cảnh hiện tại để có những đánh giá phù hợp.
3. Phẩm chất
- Có thái độ ngưỡng mộ đối với những tấm gương sống đẹp vì đất nước, cộng đồng, vì nền nghệ thuật lớn hướng tới con người.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án;
- SGK, SGV Ngữ văn 12;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với HS
- SGK, SBT Ngữ văn 12.
- Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
- Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS hồi tưởng lại kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS theo dõi video ca nhạc Đàn ghi ta của Lor – ca và nêu cảm nghĩ của em sau khi nghe ca khúc này.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Theo dõi video ca nhạc Đàn ghi ta của Lor – ca và nêu cảm nghĩ của em sau khi nghe ca khúc này.
- Link video: https://www.youtube.com/watch?v=tHJEnKEsbAY
- Thời lượng: chiếu từ 0:33 đến 4:09.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi ý: HS nêu được cảm nhận cá nhân sau khi nghe ca khúc “Đàn ghi ta của Lor-ca”: Ca khúc đã mang đến cho em những cảm xúc gì? So với bài thơ cùng tên, bài hát có làm mất đi hình tượng nghệ thuật trung tâm của tác phẩm không?
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Bằng sự ngưỡng mộ, trân trọng và nỗi niềm cảm mến của mình với một người được coi là con “chim họa mi của đất nước Tây Ban Nha” – cố nghệ sĩ Lorca, nhà thơ Thanh Thảo đã dựng lên một bức tranh sống động về con người cũng như những cống hiến vĩ đại mà thầm lặng, sự hi sinh cao cả của Lorca đối với nền nghệ thuật, chính trị của đất nước Tây Ban Nha trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca”. Ở bài học này chúng ta sẽ cùng củng cố lại kiến thức về thơ trữ tình hiện đại qua bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của nhà thơ Thanh Thảo.
B. ÔN TẬP KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Đàn ghi ta của Lor – ca.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Đàn ghi ta của Lor – ca.
c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Đàn ghi ta của Lor – ca và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ : Nhắc lại kiến thức Hoạt động 1: Nhắc lại tác giả tác phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (4 – 6 HS) thực hiện các nhiệm vụ: + Trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Thanh Thảo và xuất xứ bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức. |
1. Tác giả - Tên khai sinh là Hồ Thành Công. - Quê quán: Quảng Ngãi. - Sau 1975, ông viết báo, tiểu luận phê bình và nhiều thể loại khác nhưng đóng góp quan trọng nhất vẫn là thơ ca. - Phong cách sáng tác: + Thơ ông giàu suy tư, trăn trở về những vấn đề của xã hội và thời đại. + Nỗ lực cách tân thơ ca, tìm kiếm những biểu đạt mới thông qua hình thức nghệ thuật và những liên tưởng phóng khoáng, có sức khơi gợi. 2. Tác phẩm Đàn ghi ta của Lor – ca - Được rút từ tập “Khối vuông ru-bích”. - Thể hiện rất rõ phong cách thơ Thanh Thảo: giàu tính chất tượng trưng và siêu thực, thể hiện cái tôi nội cảm hướng đến vẻ đẹp tinh thần con người ... |
Hoạt động 2: Hệ thống kiến thức văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (4 – 6 HS) thực hiện các nhiệm vụ: + Ý nghĩa lời đề từ trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”? (Ph.G. Lorca) + Giải thích ý nghĩa biểu tượng của những từ ngữ, hình ảnh sau:
+ Chuỗi âm thanh “li-la li-la li-la” trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca mang ý nghĩa gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức. |
(1) - Thể hiện sự gắn bó của Lor-ca với cây đàn. → Tình yêu, niềm đam mê nghệ thuật vượt qua cả cõi sống - chết của Lor-ca. - Lor-ca gửi đến thế hệ sau: mong muốn xóa bỏ ảnh hưởng của bản thân để dọn đường cho thế hệ sau vươn tới sáng tạo những điều mới hơn. - “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” – phần hồn của đất nước Tây Ban Nha → tình yêu Tổ quốc nồng nàn. => Thể hiện vẻ đẹp của Lor-ca: người nghệ sĩ với tình yêu nghệ thuật cao thượng, vĩ đại. (2) - “tiếng ghi ta nâu – bầu trời cô gái ấy”: màu nâu là màu của thân đàn, của đất đai quê hương, màu của làn da, mái tóc, đôi mắt của cô gái. Câu thơ là biểu tượng của tình yêu thương. - “tiếng ghi ta lá xanh”: sức sống mãnh liệt của nghệ thuật. - “tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”: cái chết kinh hoàng, đau lòng của nghệ thuật, thể hiện sự phẫn uất với chế độ phát xít độc tài và lòng thương xót với những nghệ sĩ. (3) - Chuỗi âm thanh “li-la li-la li-la” luyến láy ở đầu và cuối như khúc dạo đầu và kết thúc bản nhạc. - Bài thơ khép lại nhưng thực ra âm thanh “li-la li-la li-la” đã mở ra một thế giới suy tưởng. Đó là chuỗi âm đệm ru lòng mai hậu, phần nào an ủi nỗi xót thương người nghệ sĩ. => Sự kính trọng và tri ân Lor-ca nghệ sĩ thiên tài. 4. Tổng kết a. Nội dung + Tác phẩm khắc họa hình ảnh Lor-ca như biểu tượng của nghệ thuật và khát vọng tự do. Cuộc đời và cái chết bi thương của ông là lời tố cáo chế độ độc tài, đồng thời ca ngợi sức sống bất diệt của nghệ thuật. + Qua đó, bài thơ gửi gắm thông điệp về giá trị vĩnh hằng của nghệ thuật và sự hy sinh cao cả của những con người dám sống, dám đấu tranh vì lẽ phải. b. Nghệ thuật + Hình ảnh biểu tượng: Các hình ảnh như “tiếng đàn bọt nước,” “chiếc ghi ta màu bạc,” “lá bùa cô gái Di-gan” mang tính biểu tượng cao, thể hiện vẻ đẹp và sức sống của nghệ thuật, cũng như số phận bi thương của Lor-ca. + Âm thanh độc đáo: Tiếng “li-la li-la li-la” như tiếng đàn vang vọng, tạo nên nhịp điệu và cảm giác day dứt, ám ảnh. + Kết hợp tự sự và trữ tình: Bài thơ đan xen giữa việc kể lại cuộc đời Lor-ca và những cảm xúc sâu sắc của tác giả, khiến câu chuyện vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát. + Ngôn ngữ giàu chất thơ: Ngôn từ cô đọng, gợi hình, giàu liên tưởng, tạo nên vẻ đẹp siêu thực và đa tầng ý nghĩa. + Cấu trúc phi tuyến tính: Bài thơ không đi theo trật tự thời gian mà gợi mở qua các hình ảnh, âm thanh, nhấn mạnh tính bất tử của nghệ thuật. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca.
b. Nội dung:
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
c. Sản phẩm:
- Phiếu bài tập của HS.
- Đoạn văn phân tích ngôn ngữ, hình ảnh… trong văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca.
d. Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
Trường THPT:……………………… Lớp:………………………………….. Họ và tên:……………………………..
PHIẾU BÀI TẬP VĂN BẢN: ĐÀN GHI TA CỦA LOR – CA Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Đáp án nào dưới đây không phải ý nghĩa nhan đề của bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca? A. Đàn ghi ta là niềm tự hào, là một phần hồn của đất nước Tây Ban Nha nên còn được gọi là “Tây Ban Cầm”. B. Lor – ca là người đầu tiên chơi đàn ghi ta ở Tây Ban Nha và có công quảng bá loại nhạc cụ này. C. Đàn ghi ta gắn bó thân thiết với Lor – ca trên những nẻo đường ca hát và sáng tạo. Nhan đề bài thơ thể hiện tình yêu của Lor – ca đối với đất nước Tây Ban Nha. D. Nhan đề tượng trưng cho con đường nghệ thuật của tác giả, cho khát vọng cao cả mà Lor – ca hướng tới suốt đời. Câu 2: Hai câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? “bỗng kinh hoàng Áo choàng bê bết đỏ” A. Nhân hóa. B. So sánh. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ. Câu 3: Hình ảnh “tiếng ghi ta nâu” là hình ảnh biểu tượng cho? A. Biểu trưng cho những con đường, những mảnh đất Tây Ban Nha. B. Biểu trưng cho tình yêu, cuộc sống mãnh liệt. C. Sự nghiệp dang dở của Lor – ca. D. Số phận thảm khốc, cái chết đầy đau đớn của Lor – ca. Câu 4: Hình ảnh “những tiếng đàn bọt nước” trong bài thơ tượng trưng cho điều gì? A. Nỗi đau, sự chia lìa. B. Sự vĩnh hằng của tình yêu. C. Quá khứ đầy sôi động. D. Tương lai huy hoàng. Câu 5: Câu thơ “không ai chôn cất tiếng đàn / tiếng đàn như cỏ mọc hoang” cho thấy gì về số phận của Lor-ca? A. Sự lãng quên và phũ phàng của cuộc đời. B. Sự hi sinh cao cả cho nghệ thuật. C. Niềm an ủi với thiên nhiên. D. Tình yêu bất tử với âm nhạc. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản hoàn thành Phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập.
- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:
1.B | 2.D | 3.A | 4.B | 5.A |
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:
Câu 1: Chiếc đàn ghi ta mang ý nghĩa biểu tượng như thế nào trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca?
Câu 2: Nêu cảm nhận của em về tình cảm, thái độ của nhà thơ đối với người nghệ sĩ Lor-ca.
Câu 3: Bài thơ của Thanh Thảo gợi lên những khía cạnh nào của số phận nhà thơ Lor-ca? Qua đó, em cảm nhận được gì về vai trò của nghệ thuật trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa và tinh thần?
Câu 4: Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” đã gửi gắm thông điệp gì về sự sống, cái chết và giá trị của nghệ thuật? Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về thông điệp đó.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
Câu 1:
- Đàn ghi ta là tín hiệu nghệ thuật đầu tiên xuất hiện ngay từ nhan đề tác phẩm, cũng là hình ảnh xuất hiện xuyên suốt bài thơ.
- Trong tác phẩm, đó là cây đàn đã gắn bó thân thiết với Lorca trên suốt chặng đường sáng tạo nghệ thuật, trên khắp các cuộc hành trình du ca qua những đồng cỏ, dòng sông, thảo nguyên bát ngát…
- Cây đàn cũng giống như biến thể của nó là “tiếng ghita” trước hết là biểu tượng cho thế giới nghệ thuật hoàn hảo với những cách tân đổi mới nghệ thuật của Lorca.
- Đàn ghita là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của người nghệ sĩ được bộc lộ ra qua thế giới nghệ thuật của ông là tình yêu sự sống, là tình yêu đất nước, con người, là niềm tin hi vọng…
Câu 2:
Tình cảm, thái độ của nhà thơ đối với người nghệ sĩ Lor-ca: Đó là sự tiếc nuối, xót thương vô hạn trước cái chết oan khuất, bi thương của người nghệ sĩ; là sự yêu mến, trân trọng, cảm phục trước tài năng nghệ thuật và tâm hồn của Lor-ca; là sự ngưỡng mộ trước sự nghiệp sáng tạo và ảnh hưởng to lớn mà Lor-ca để lại cho đời sau.
Câu 3:
Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo đã gợi lên nhiều khía cạnh đặc biệt về số phận nhà thơ Lor-ca:
+ Sự bi thương và mất mát: Lor-ca bị sát hại một cách oan nghiệt, số phận của ông gắn liền với nỗi đau của dân tộc Tây Ban Nha trong thời kỳ hỗn loạn. Điều này được thể hiện qua hình ảnh “áo choàng bê bết đỏ” và “bãi bắn”.
+ Sự cô đơn và đơn độc: Lor-ca xuất hiện như một người nghệ sĩ lang thang giữa “miền đơn độc,” gắn bó với nghệ thuật nhưng cũng chịu cảnh lạc lõng trong xã hội.
+ Sự bất tử của nghệ thuật: Dù Lor-ca đã qua đời, tiếng đàn của ông vẫn vang vọng, trở thành biểu tượng cho sự sống còn của nghệ thuật. Hình ảnh “tiếng đàn như cỏ mọc hoang” khẳng định nghệ thuật luôn tồn tại, dù xã hội có đổi thay hay tàn nhẫn.
Qua số phận của Lor-ca, bài thơ khẳng định vai trò của nghệ thuật như một phương tiện bảo tồn giá trị văn hóa và tinh thần. Nghệ thuật không chỉ là tiếng nói của cá nhân mà còn là tài sản chung, lưu giữ ký ức và cảm xúc của con người qua thời gian.
Câu 4:
Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” đã gửi gắm thông điệp sâu sắc về sự sống, cái chết và giá trị của nghệ thuật:
+ Về sự sống và cái chết: Sự sống của Lor-ca tuy ngắn ngủi, nhưng giá trị của ông không bị giới hạn bởi cái chết. Ông sống mãi qua tiếng đàn, qua những giá trị nghệ thuật mà ông để lại.
+ Về giá trị của nghệ thuật: Nghệ thuật được xem là vĩnh cửu và bất diệt. Hình ảnh “tiếng đàn như cỏ mọc hoang” hay “tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy” khẳng định nghệ thuật có sức mạnh vượt qua cái chết, mang đến sự tiếp nối cho những giá trị văn hóa và tinh thần.
Thông điệp chính của bài thơ là nghệ thuật không chỉ là tiếng nói cá nhân mà còn là biểu tượng của sự trường tồn, của khát vọng tự do và nhân văn. Dù chịu sự tàn phá của thời gian hay bạo lực, nghệ thuật vẫn mãi mãi chảy trôi như dòng sông, nuôi dưỡng tâm hồn con người.
Trước thông điệp này, chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về trách nhiệm giữ gìn và phát huy giá trị nghệ thuật trong cuộc sống. Nghệ thuật không chỉ làm đẹp thế giới, mà còn kết nối các thế hệ và lan tỏa niềm tin vào cái đẹp và sự tốt lành.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều