Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 5: Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc (Phan Hồng Giang)

Dưới đây là giáo án bài 5: Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc (Phan Hồng Giang). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 12 cánh diều. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

BÀI 5: VĂN NGHỊ LUẬN 

ÔN TẬP VĂN BẢN: TOÀN CẦU HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Ôn tập lại những kiến thức về văn nghị luận: nội dung và vai trò của các lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu, độc đáo; mục đích, tình cảm và quan điểm của người viết…

  • Phân tích và đánh giá được thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm thông qua văn bản.

2. Năng lực 

Năng lực chung

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về thể loại truyện truyền kì.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc.

  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.

  • Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm lập luận của tác phẩm.

  • Năng lực cảm thụ văn học: bình luận, nêu cảm nhận riêng về những bằng chứng trong việc thể hiện chủ đề văn bản.

3. Về phẩm chất

  • Biết quý trọng và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, có ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị quý báu đó.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án;

  • Phiếu bài tập;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share về những mạng xã hội phổ biến hiện nay.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share: Theo dõi video dưới đây và nêu suy nghĩ của em về vấn đề được đề cập đến trong video.

- Link: https://www.youtube.com/watch?v=b72vS1yMeds (0:00 – 3:40)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở: Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ mở ra nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi, tuy nhiên cũng phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức, nhất là trước sự xuất hiện của không ít luồng tư tưởng ngoại lai và những trào lưu xấu độc. Nhận diện những vấn đề đang đặt ra, từ đó có giải pháp hữu hiệu để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa dân tộc là việc làm cần thiết, cấp bách trong bối cảnh hiện nay.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc để nhận thức rõ hơn về vấn đề quan trọng trọng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại mới nhé!

B. NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC

a. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững kiến thức chung về tác giả, tác phẩm Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc.

b. Nội dung: Ôn tập kiến thức về tác giả và tác phẩm Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện.

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV yêu cầu HS trả lời:

+ Nhắc lại một số hiểu biết về tác giả Phan Hồng Giang và xuất xứ VB “Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc”.

+ Nhắc lại luận đề và cách triển khai luận đề của văn bản.

+  Nghệ thuật lập luận của VB có gì đặc sắc?

+ Nhắc lại phần tổng kết về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • HS làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

  • GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức.

 

 

 

I. Nhắc lại kiến thức 

1. Tác giả và xuất xứ đoạn trích

a. Tác giả

- Nhà nghiên cứu Phan Hồng Giang (1941 - 2022)quê ở Nghệ An. Từng học tiếng Nga ở trường đại học ngoại ngữ Hà Nội, sau đó trở thành sinh viên khoa ngữ văn trường Đại học tổng hợp Matxcova Nga. Ông có thời gian công tác ở nhiều cơ quan văn hoá và văn học.

- Là nhà nghiên cứu, dịch giả. Ông đã dịch nhiều tác phẩm văn học Nga kinh điển sang tiếng Việt như Truyện ngắn Chekhov, Đaghextan của tôi, Cánh buồn đỏ thắm, Nàng Lika,..

b. Xuất xứ VB

- Trích trong tác phẩm “Một góc nhìn tri thức”, tập một, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.

2. Ôn tập những đặc điểm văn bản nghị luận trong bài Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc.

a. Luận đề và cách triển khai luận đề của văn bản

Luận đề của bài viết: Vấn đề toàn cầu hóa và những tác động, ảnh hưởng của toàn cầu hóa đối với văn hóa của dân tộc.

- Cách triển khai:

Luận điểm 1: Giới thiệu về quá trình toàn cầu hóa 

+ Toàn cầu hoá đã có từ mấy ngàn năm trước. Biểu hiện qua sự xuất hiện của “con đường tơ lụa”, các tuyến hàng hải giữa các nước, các châu lục. Ở Việt Nam, từ mấy thế kỉ trước, Hội An và Phố Hiến là những “thành phố mở cửa đầu tiên của nước ta”.

+ Toàn cầu hoá có những biểu hiện mang tính “bùng nổ” hơn: sự xuất hiện đại trà các xa lộ thông tin trên khắp thế giới, tự do hoá thương mại, sự nhất thế hoá về kinh tế, tài chính ở các khu vực và sự phát triển như vũ bão của công nghệ kĩ thuật hiện đại.

-  Luận điểm 2: Ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa và các tác động với đời sống, văn hóa 

+ Đoạn văn nêu lên tác động tích cực của toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá có sự ảnh hưởng đến quá trình hình thành nền văn hoá dân tộc thông qua việc hấp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Toàn cầu hoá còn có ảnh hưởng đến số phận lịch sử của dân tộc, giúp đất nước ta tìm ra con đường giải phóng.

=> Bằng chứng về tác động của toàn cầu hóa đến văn hóa:

+ Nhiều tệ nạn xã hội phát triển như các đại dịch thời Trung Cổ.

++Chỉ hơn mười năm qua, thời gian chưa đủ để một thế hệ… coi nhẹ các giá trị lí tưởng, đạo đức của ông cha ta.

+ Nhiều sinh hoạt văn hóa, từ lễ hội đến biểu diễn nghệ thuật, bị nhuốm màu thương mại hóa.

+ Các loại hình nghệ thuật, ca nhạc phương Tây… ngày càng thưa vắng người xem.

+ Thói đua đòi ăn chơi theo kiểu sống gấp… không còn là hiện tượng hiếm hoi.

=> Những bằng chứng thực tế, phong phú, xác đáng được sử dụng để nói về mặt tiêu cực của toàn cầu hóa ảnh hưởng đến lĩnh vực văn hóa.

+ Tác động đáng lo nhất là xã hội chưa tạo ra một dư luận phê phán đủ mạnh để ngăn chặn những hiện tượng xuống cấp về đạo đức. Hậu quả là những hiện tượng “đồi phong bại tục” ngang nhiên xuất hiện.

- Luận điểm 3: Đánh giá, nhận xét của tác giả về toàn cầu hóa

+ Là một quá trình tất yếu, khách quan mà tất cả mọi quốc gia trên thế giới đều phải trải qua.

+ Để có phát huy những mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của toàn cầu hóa, nhà nước cần chủ động, có những chính sách thích hợp.

b. Nghệ thuật lập luận

- Cách triển khai luận đề, luận điểm rõ ràng, sử dụng nhiều câu khẳng định, phủ định một cách chắc chắn.

- Một số câu văn thể hiện rõ tính khẳng định, phủ định, cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản:

+ “ Từ mấy thế kỉ trước, có thể nói Hội An, Phố Hiến,… đã là những “thành phố mở cửa” đầu tiên của nước ta”.

+ “ Tuy nhiên, trong một vài thập kỉ trở lại đây, rõ ràng đã xuất hiện nhu cầu gọi tiến trình giao lưu quốc tế đoa bằng một cái tên mới là “toàn cầu hóa”…”.

+ “ Mặt khác, nó cũng là một tiến trình đầy tranh cãi tiến công vào chủ quyền quốc gia, làm xói mòn nền văn hóa và truyền  thống địa phương, đe dọa sự ổn định kinh tế và xã hội”.

+ “ Có thể nói, lĩnh vực văn hóa là lĩnh vực chịu tác động hai mặt, dễ nhận thấy nhất của quá trình toàn cầu hóa”.

+ “Từ bao đời nay, nền văn hóa nước ta không chỉ là thành quả của hàng ngàn năm chiến đấu giữ nước và lao động sáng tạo dựng nước của các dân tộc Việt Nam mà còn là kết quả… thế giới”.

+ “ Sức hấp dẫn của những loại hình hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, vui chơi giải trí cũng như lối sống tiện nghi, hiện đại từ các nước phát triển đối với nhiều người dân, nhất là đối với lớp trẻ, là điều dễ nhận thấy, đặc biệt là của những người đứng tuổi”.

+ “ Nhưng bên cạnh mặt được rất cơ bản đó có thể nói chưa bao giờ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc lại phải chịu những tác động xói mòn mạnh mẽ, gay gắt như hiện nay”.

+ “Thói đua đòi ăn chơi theo kiểu sống gấp “sống hôm nay không biết có ngày mai”… đã không còn là hiện tượng hiếm hoi”.

=> Qua văn bản trên, tác giả cung cấp cho người đọc về thông tin của vấn đề: quá trình toàn cầu hóa và những ảnh hưởng, tác động của quá trình này tới bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.

=> Đây là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong xã hội ngày nay, đặc biệt là khi đất nước ta đang ngày càng phát triển, bước vào quá trình toàn cầu hóa, hiện đại hóa. Đây là một xu thế phát triển tất yếu của lịch sử,vừa có tác động tích cực và tác động tiêu cực đối với nền văn hóa của tất cả các nước trên thế giới. Việc nhận thức rõ bản chất cũng như các tác động mà toàn cầu hóa đem lại sẽ quyết định tới việc thái độ, khả năng thích ứng và chiến lược phát triển văn hóa của mỗi quốc gia. Để tận dụng tốt cơ hội này, đất nước ta cần chủ động, đón đầu quá trình và có những giải pháp để gìn giữ, phát huy những bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp.

3. Tổng kết

a. Nội dung

- Văn bản đã đề cập đến một vấn đề mang tính cấp thiết đối với mỗi dân tộc là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt là trong thời đại hội nhập, sự kết nối, giao thoa giữa các nền văn hóa trên thế giới diễn ra mạnh mẽ đã đặt ra cho chúng ta một thách thức về việc “hòa nhập nhưng không hòa tan”, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, lại vừa giữ được nét đặc trưng của văn hóa bản địa. 

b. Nghệ thuật

- Cách nêu luận đề ấn tượng.

- Lập luận chặt chẽ.

- Luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng có quan hệ chặt chẽ.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc.

b. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc. 

c. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng.

d. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

Trường THPT:……………

Lớp:………………………..

Họ và tên:………………….

PHIẾU BÀI TẬP

VĂN BẢN: TOÀN CẦU HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC

Câu 1: Đâu là thành phố mở cửa đầu tiên của nước ta?

A. Hội An, Phố Hiến.

B. Hoàng Thành, Cố đô Huế.

C. Hạ Long.

D. Phố cổ Hội An.

Câu 2: Đâu là bằng chứng hiển nhiên đầu tiên của quá trình “giao lưu quốc tế” trên phạm vi toàn thế giới?

A. Biển Đông.

B. Con đường tơ lụa.

C. Chiến tranh thế giới.

D. Tìm ra châu Mĩ.

Câu 3: Theo tác giả, văn hóa Việt Nam là kết quả của quá trình nào?

..................

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay