Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 4: Việt Bắc (Tố Hữu)
Dưới đây là giáo án bài 4: Việt Bắc (Tố Hữu). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 12 cánh diều. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 4: VĂN TẾ, THƠ
ÔN TẬP VĂN BẢN: VIỆT BẮC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Ôn tập lại những kiến thức về tác giả Tố Hữu và tác phẩm Việt Bắc.
Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản thơ (cảm hứng chủ đạo, nhân vật trữ tình, hình ảnh, ngôn ngữ,…).
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về thể loại truyện truyền kì.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Việt Bắc.
Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
Năng lực cảm thụ văn học: bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
3. Về phẩm chất
Cảm phục, biết ơn những người chiến đấu, hi sinh vì đất nước; biết lựa chọn lẽ sống cao đẹp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án;
Phiếu bài tập;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Việt Bắc.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ: Hãy chia sẻ ngắn gọn những hiểu biết của em về cái nôi của cách mạng – Việt Bắc.
c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ: Hãy chia sẻ ngắn gọn những hiểu biết của em về cái nôi của cách mạng – Việt Bắc.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở:
+ Việt Bắc là tên gọi để chỉ một vùng của một số địa phương ở miền Bắc, gần biên giới giáp với Trung Quốc gồm Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đây là quê hương cách mạng, là chiến khu, là nơi ghi dấu bao chiến công anh hùng của quân và dân ta.
+ Trong cuộc kháng chiến 9 năm, Việt Bắc thực sự từ cái nôi truyền thống của cách mạng Việt Nam đến căn cứ đại thành đồng của cuộc kháng Pháp oanh liệt của cả dân tộc. Với các lợi thế về địa hình và truyền thống cách mạng của đồng bào các dân tộc, 6 tỉnh Việt Bắc vinh dự được Bác Hồ và Trung ương Đảng giao cho sứ mệnh lịch sử đặc biệt, đảm nhận vai trò hậu phương cho cuộc kháng chiến trường kỳ, là An toàn khu cho đầu não cách mạng.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Nhắc đến thơ ca trữ tình - chính trị thì chúng ta không thể không nhắc đến nhà thơ Tố Hữu - người được mệnh danh là “người tiên phong trong phong trào thơ ca cách mạng”. Hầu hết những cột mốc quan trọng nhất trong cuộc chiến giành độc lập đều là nguồn tư liệu phong phú để Tố Hữu đưa vào thơ của mình. Với tâm hồn thi sĩ và tài năng tuyệt vời, những bài thơ viết về cuộc chiến nhưng đều mang những âm hưởng ngọt ngào và tha thiết. Cùng ôn tập bài thơ Việt Bắc để thấy được một bài ca về vẻ đẹp quê hương, tình quân dân thắm thiết, sự gắn bó trong đời sống và cách mạng.
B. NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC
a. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững kiến thức chung về tác giả, tác phẩm Việt Bắc.
b. Nội dung: Ôn tập kiến thức về tác giả và tác phẩm Việt Bắc.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV yêu cầu HS trả lời: + Nhắc lại một số hiểu biết về tác giả Tố Hữu và hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. + Nhận xét màu sắc dân tộc được thể hiện qua hình thức nghệ thuật đoạn thơ 8 câu thơ đầu (thể thơ, kết cấu, hình ảnh thơ…) + Nhận xét phong cách nghệ thuật Tố Hữu trong đoạn thơ: “Ta với mình, mình với ta, …/ Chày đêm nện cối đều đều suối xa”. + Nhận xét vẻ đẹp tâm hồn con người kháng chiến trong đoạn thơ: “Mình đi có nhớ những ngày…/ Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?”. + Nhắc lại phần tổng kết về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
| I. Nhắc lại kiến thức 1. Tác giả và xuất xứ đoạn trích a. Tác giả - Tố Hữu (1920-2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành b. Hoàn cảnh sáng tác VB - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và ký kết hiệp định Giơ-ne-vơ (tháng 7 - 1954), miền Bắc được giải phóng. Tháng 10 - 1954, cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời Việt Bắc về Hà Nội, mở đầu cho giai đoạn mới của cách mạng. - Nhân dịp này, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc, tái hiện một giai đoạn kháng chiến hùng vĩ, thể hiện tình cảm sâu sắc của những chiến sĩ kháng chiến đối với nhân dân Việt Bắc và quê hương Cách mạng. 2. Ôn tập những đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật trong bài thơ Việt Bắc a. Màu sắc dân tộc được thể hiện qua hình thức nghệ thuật đoạn thơ 8 câu thơ đầu (GV giảng giải: Tố Hữu là nhà thơ dân tộc trong cái ý nghĩa đầy đủ và tự hào của khái niệm này. Kế tục truyền thống thơ ca dân tộc, nhất là thơ ca dân gian và thơ cổ điển, thơ Tố Hữu nói chung và bài thơ Việt Bắc nói riêng đậm đà tính dân tộc trong cả nội dung và hình thức biểu hiện. Tính dân tộc của thơ Tố Hữu được thể hiện xuyên thấm trong Việt Bắc: Về nội dung (phản ánh và thể hiện được đời sống tinh thần, đời sống tâm hồn, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của dân tộc). Hình thức (có ngôn ngữ nghệ thuật, thể thơ và nhạc điệu mang đậm màu sắc dân tộc góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt). Tuy nhiên đề chỉ yêu cầu làm sáng tỏ tính dân tộc trong hình thức.) - Thể thơ: Tố Hữu đã sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc - lục bát. Thi sĩ đã sử dụng rất nhuần nhuyễn thể thơ này và có những biến hóa, sáng tạo cho phù hợp với nội dung, tình ý câu thơ. - Kết cấu: Kết cấu theo lối đối đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao dân ca là kết cấu mang đậm tính dân tộc, và nhờ hình thức kết cấu này mà bài thơ có thể đi suốt 150 câu lục bát không bị nhàm chán. - Hình ảnh: Tố Hữu có tài sử dụng hình ảnh dân tộc một cách tự nhiên và sáng tạo trong bài thơ: Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn; mưa nguồn suối lũ;… - Ngôn ngữ và các biệp pháp tu từ: Tính dân tộc được thể hiện rõ nhất trong cặp đại từ nhân xưng ta - mình, mình – ta quấn quýt với nhau và đại từ phiếm chỉ ai. Đây là một sáng tạo độc đáo và cũng là một thành công trong ngôn ngữ thơ ca của Tố Hữu. Các biện pháp tu tù quen thuộc: sử dụng từ láy, điệp từ, so sánh, nhân hóa. - Nhạc điệu: Trong bài thơ là nhạc điệu dân tộc từ thể thơ lục bát - nhịp nhàng tha thiết, ngọt ngào, sâu lắng nhưng biến hóa, sáng tạo, không đơn điệu b. Vẻ đẹp tâm hồn con người kháng chiến - Biểu hiện: Cả người đi, người ở trong đoạn trích trên đều mang những vẻ đẹp tâm hồn đáng quý. + Họ là những con người tuy nghèo khổ về vật chất "miếng cơm chấm muối" nhưng lại yêu nước, cùng chung chí hướng đánh đuổi kẻ thù: “Mối thù nặng vai”. + Họ là những con người thủy chung, nặng sâu tình nghĩa, đồng cam cộng khổ sát cánh bên nhau trong kháng chiến: “Đậm đà lòng son”, “mình về rừng núi nhớ”, “mình đi mình có nhớ mình”; chia tay mà lòng luôn nhớ về nhau, lưu luyến bịn rịn, không nỡ rời xa. 3. Tổng kết a. Nội dung - Việt Bắc tái hiện hình ảnh cảnh chia tay đầy xúc động giữa những người cách mạng và nhân dân chiến khu. - Tôn vinh tình cảm gắn bó, thủy chung của những chiến sĩ kháng chiến với đồng bào và đất đai chiến khu. - Bài thơ là một tác phẩm anh hùng ca, ca ngợi những ngày chiến đấu khó khăn nhưng tràn ngập vẻ vang, lòng hào hùng của quân và dân Việt Nam. b. Nghệ thuật - Bài thơ sử dụng hình thức thể thơ lục bát truyền thống. - Kết cấu đối đáp mình - ta trong ca dao, tạo nên nguyên thủy, ngọt ngào. - Sử dụng ngôn từ chân thực, sống động; ngôn ngữ bình dị, gần gũi với lời nói hàng ngày. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Việt Bắc.
b. Nội dung:
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
c. Sản phẩm:
- Phiếu bài tập của HS.
- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng.
d. Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Trường THPT:…………… Lớp:……………………….. Họ và tên:…………………. PHIẾU BÀI TẬP VĂN BẢN: VIỆT BẮC Câu 1: Con đường thơ của Tố Hữu được đánh dấu bằng 5 tập thơ chính. Sắp xếp nào sau đây đúng theo trình tự thời gian sáng tác của tập thơ đó? A. Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Gió lộng, Máu và hoa. B. Việt Bắc, Từ ấy, Ra trận, Gió lộng, Máu và hoa. C. Ra trận, Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Máu và hoa. D. Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa. Câu 2: Bài thơ Việt Bắc được viết theo thể thơ nào? ……………………… |
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài SGK
- Kiến thức chính được khái quát dễ hiểu, dễ nhớ
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Thời gian bàn giao giáo án
- Khi đặt, nhận ngay giáo án kì I
- 30/12 bàn giao 1/2 học kì II
- 30/01 bàn giao đủ cả năm
Phí giáo án dạy thêm
- Giáo án word: 450k
- Giáo án Powerpoint: 550k
- Trọn bộ word + PPT: 850k
=> Chỉ cần gửi trước 350k. Sau đó gửi dần trong quá trình nhận giáo án. Khi nhận đủ kì sẽ gửi nốt số còn lại
Khi đặt nhận ngay và luôn:
- Giáo án kì I
- Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- 5 kiểm tra giữa học kì I - đề cấu trúc mới, ma trận, đáp án..
- PPCT, file word lời giải SGK
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều