Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 6: "Vi hành" (Trích Những bức thư gửi cô em họ do tác giả tự dịch từ tiếng An Nam – Nguyễn Ái Quốc)

Dưới đây là giáo án bài 6: "Vi hành" (Trích Những bức thư gửi cô em họ do tác giả tự dịch từ tiếng An Nam – Nguyễn Ái Quốc). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 12 cánh diều. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 6: THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH

ÔN TẬP VĂN BẢN 4: LAI TÂN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Vận dụng được những hiểu biết về tác gia Hồ Chí Minh để đọc hiểu tác phẩm Lai Tân của Người; phân tích được quan điểm của tác giả về lịch sử, văn hóa được thể hiện trong văn bản.

  • Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ tứ tuyệt Đường luật: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối để đọc hiểu văn bản của Bác

  • Hiểu được vể đẹp tâm hồn, tư tưởng, tài năng, phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh

  • Liên hệ được nội dung văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Vận dụng được những hiểu biết về tác gia Hồ Chí Minh để đọc hiểu tác phẩm Lai Tân của Người; phân tích được quan điểm của tác giả về lịch sử, văn hóa được thể hiện trong văn bản.

  • Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ tứ tuyệt Đường luật: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối để đọc hiểu văn bản của Bác

  • Hiểu được vể đẹp tâm hồn, tư tưởng, tài năng, phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh

  • Liên hệ được nội dung văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại.

3. Phẩm chất

  • Có ý thức phê phán cái xấu, cái tiêu cực trong xã hội hiện đại, hướng tới những điều tốt đẹp trong nhận thức và hành động. 

  • Trân trọng, tự hào về tài năng, nhân cách, công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh; có ý thức học tập theo tư tưởng, đạo đức, phong cách, cách nói, cách viết của Người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 12;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 12;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS hồi tưởng lại kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share trả lời câu hỏi: Tìm hiểu về một số địa danh trong hành trình bị giam giữ 14 tháng của Hồ Chí Minh tại Trung Quốc, kể tên những bài thơ nhắc đến địa danh đó trong “Nhật kí trong tù”.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, gợi mở:

+ Hồ Chí Minh bị giải đi khắp 13 huyện của tỉnh Quảng Tây, chuyển qua 30 nhà lao: Túc Vinh, Tĩnh Tây, Thiên Bảo, Nam Ninh…

+ Tên bài thơ: “Tết song thập bị giải đi Thiên Bảo”, “Vãng Nam Ninh”, “Nhà lao Quảng Đức”, “Giải vãng Vũ Minh”, “Đến Liễu Châu”…

GV dẫn dắt vào bài học mới: Tập thơ “Nhật kí trong tù”- một trong những tác phẩm xuất sắc của Hồ Chí Minh gồm những bài thơ có tính nhật kí, tác giả ghi lại những sinh hoạt trong tù, ghi lại tâm tư, tình cảm của chính tác. “Lai Tân” là bài thơ có giá trị tổng kết hiện thực, phác họa chân thực bộ mặt của nhà cầm quyền huyện Lai Tân, cũng là bộ mặt điển hình cho nhà cầm quyền Trung Quốc dưới thời Quốc dân đảng.

B. ÔN TẬP KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Lai Tân.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Lai Tân.

c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Lai Tân và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức đọc hiểu văn bản Lai Tân

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia lớp thành 4 nhóm thực hiện các nhiệm vụ:

Nhóm 1: Trong ba câu đầu, bộ máy chính quyền ở vùng đất Lai Tân được hiện lên như thế nào? 

Nhóm 2: Em hãy rút ra nhận xét về bức tranh hiện thực của chính quyền Lai Tân trong ba câu đầu.

Nhóm 3: Chỉ ra mối liên hệ giữa 3 câu đầu và câu cuối bài thơ? Từ đó nhận xét về đặc sắc trong kết cấu bài Lai Tân?

Nhóm 4: Màu sắc châm biếm mỉa mai, hóm hỉnh được thể hiện như thế nào trong bài?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS làm việc nhóm, đọc lại văn bản, suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại phần tổng kết văn bản Lai Tân

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ: Nêu khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Lai Tân”.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS làm việc nhóm, đọc lại văn bản, suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức.

I. Ôn tập kiến thức đọc hiểu văn bản Lai tân

1. Thực trạng của chính quyền Lai Tân

“Ban trưởng nhà giam ngày ngày đánh bạc/ Cảnh trưởng tham lam ăn tiền phạm nhân bị áp giải/ Huyện trưởng chong đèn làm việc công”

- Ba câu đầu là giọng điệu tự sự,  tác giả lần lượt kể về “công việc” của các nhà chức trách

Các nhân vật được nhắc đến là những công chức, viên chức thuộc bộ máy chính quyền, những người thuộc giai tầng thống trị trong xã hội. 

+ Ban trưởng: Trông coi tù nhưng ngày ngày đánh bạc

+ Cảnh sát trưởng: Giải người nhưng tham lam ăn tiền của phạm nhân

+ Huyện trưởng: Lo công việc công nhưng “chong đèn” làm việc riêng (mờ ám)

- Mục đích công việc đáng ra phải làm theo chức trách là giữ trật tự, an ninh cho xã hội, nhưng trên thực tế lại là đánh bạc, kiếm ăn, làm những việc bất hợp pháp để trục lợi, thoả mãn nhu cầu cá nhân

-> Nhận xét: Chính những kẻ đại diện cho chính quyền, cho luật pháp lại ngang nhiên vi phạm pháp luật. Ở một nơi có chức năng để cảm hóa con người nhưng với thực trạng như thế kia thì nó là nhà tù kiểu gì cũng là điều ai cũng có thể hiểu. Một kiểu nhà tù như vậy với những kẻ cai tù như vậy thì liệu thiên hạ có thái bình thực sự hay không?

=> Chỉ bằng ba câu thơ kể, tả bình thản, bộ máy lãnh đạo của huyện Lai Tân đã hiện ra một cách rõ nét với những mặt tiêu cực, từ đó làm nổi bật lên sự thối nát của chính quyền huyện. Sự ngược đời đến từ bản chất công việc và những gì họ làm hằng ngày đã chỉ ra tính lố bịch, làm lộ rõ sự xấu xa của ban trưởng, cảnh trưởng từ đó tạo tiếng cười trào phúng trực diện nhằm vào những đối tượng này

2. Thái độ châm biếm, mỉa mai của tác giả

- Hai câu thơ đầu tác giả vạch rõ ra cái thối nát của thực trạng nhà tù: ban trưởng, cảnh sát trưởng. Câu thứ ba lại bỏ lửng càng tăng thêm ý vị mỉa mai trào lộng.

 - Câu thơ kết bình luận, đánh giá sự việc đã được kể. Theo mạch tự sự thì câu thơ cuối mang nội dung phê phán nhưng tác giả kết luận ngược.

 Trời đất Lai Tân vẫn Thái Bình

    (Lai Tân y cựu thái bình yên)

 

II. Tổng kết

1. Nội dung

Bài thơ Lai Tân đã ghi lại những điều mắt thấy tai nghe trong những ngày Bác bị giam cầm trong nhà tù của bọn Tưởng Giới Thạch. Bức tranh hiện thực nhà tù và một phần xã hội Trung Quốc đã được thu nhỏ trong bốn câu thơ bảy chữ kèm theo thái độ của tác giả. Bài thơ thể hiện tinh thần thép của người tù chiến sĩ Hồ Chí Minh. 

2. Nghệ thuật

- Ngòi bút miêu tả giản dị, chân thực.

- Lối viết mỉa mai sâu cay.

- Bút pháp trào phúng.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản.

b. Nội dung: 

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

c. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

- Đoạn văn phân tích văn bản.

d. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

 

Trường THPT:………………………

Lớp:…………………………………..

Họ và tên:……………………………..

 

PHIẾU BÀI TẬP

VĂN BẢN: LAI TÂN

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Sắc thái châm biếm, mỉa mai của bài thơ thể hiện ở câu thơ nào?

A. Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc. 
B. Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh. 
C.  Chong đèn, huyện trưởng làm công việc. 
D.  Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.

Câu 2: Ban trưởng ở nhà lao Lai Tân có tật xấu nào?

A. Háo sắc.

B.  Hút thuốc phiện.

C. Đánh bạc.

D. Ăn hối lộ.

Câu 3:  Bộ máy quan lại ở Lai Tân được thể hiện như thế nào qua ba câu đầu của bài thơ? 

A. Làm tròn trách nhiệm và phận sự của mình.

B. Làm việc một cách hình thức.

C. Chỉ quan tâm đến việc bóc lột người dân.

D. Không làm tròn chức năng của người đại diện pháp luật.

Câu 4:  Bài thơ Lai Tân được viết theo thể thơ

A. Thất ngôn tứ tuyệt đường luật

B. Song thất lục bát

C. Ngũ ngôn bát cú đường luật

D. Thất ngôn bát cú đường luật

Câu 5:  Ý nghĩa của câu thơ “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình” là gì?

A. Khen ngợi những việc làm của quan lại Lai Tân.

B. Ca ngợi sự cần mẫn “làm công việc” của huyện trưởng.

C. Thể hiện sự phê phán, mỉa mai của tác giả.

D. Phản ánh hiện thực xã hội Lai Tân thái bình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản hoàn thành Phiếu bài tập. 

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập. 

- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:

1. D

2. C

3. D

4. A

5. C

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:

Câu 1: Theo em, nội dung câu kết trong bài thơ “Lai Tân” có mâu thuẫn với nội dung của các câu thơ trước không? Vì sao?

Câu 2: Trong bài thơ “Lai Tân”, Hồ Chí Minh đã sử dụng nghệ thuật miêu tả và hàm ý sâu sắc như thế nào để tố cáo chế độ cai trị của chính quyền Tưởng Giới Thạch?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Câu 1: 

Nội dung câu kết không hề mâu thuẫn với 3 câu thơ đầu tiên, bài thơ kết thúc bằng câu thơ cuối nhẹ nhàng.

- Khi bộ máy chính quyền thối nát, lộng hành mà “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”.

- “Thái bình” chính là nhãn tự, là trục hút châm biếm của cả bài thơ.

+ Tình trạng đó là chuyện bình thường, bản chất của bộ máy cai trị. Chỉ một chữ mà nêu bật lên bản chất dối trá, đại loạn bên trong

- Lối châm biếm nhẹ nhàng mà sâu cay, có tác dụng lật tẩy bản chất của cả bộ máy chính quyền Lai Tân

=> Đòn đả kích độc đáo, bất ngờ, sâu cay.

Câu 2:

- Cách miêu tả cụ thể, sinh động: Trong bài thơ, Hồ Chí Minh sử dụng nghệ thuật miêu tả rất trực tiếp, không dài dòng nhưng đầy hình ảnh và ý nghĩa. Bằng những nét chấm phá ngắn gọn, Người khắc họa ba nhân vật tiêu biểu đại diện cho bộ máy chính quyền.

- Hồ Chí Minh không dùng ngôn ngữ nặng nề hay lời lẽ gay gắt để tố cáo. Người quan sát như một người ngoài cuộc, ghi lại hiện thực bằng giọng điệu bình thản, thậm chí pha chút hài hước. Tuy nhiên, chính sự khách quan đó lại làm nổi bật sự bất thường, trái ngược trong cách vận hành của xã hội Lai Tân.

- Sự súc tích trong câu chữ không chỉ thể hiện tài năng nghệ thuật của tác giả mà còn giúp bài thơ trở nên sắc bén, tạo ấn tượng mạnh mẽ…

- GV chuyển sang nội dung mới. 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS nâng cao, mở rộng kiến thức.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm bài tập vận dụng. 

c. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV trình chiếu cho HS đọc đoạn ngữ liệu và thực hiện theo các yêu câu dưới đây:

 

NGỮ LIỆU 1

Sơ đáo Thiên Bảo ngục

(Mới đến nhà lao Thiên Bảo)

Phiên âm

Nhật hành ngũ thập tam công lý, 

Thấp tận y quan phá tận hài. 

Triệt dạ hựu vô an thuỵ xứ, 

Xí khanh thượng toạ đại triêu lai.

Dịch nghĩa

Ngày đi năm mươi ba cây số, 

Ướt hết mũ áo, rách hết giày; 

Suốt đêm lại không có chỗ ngủ yên, 

Ngồi trên hố xí đợi trời sáng.

Dịch thơ

Năm mươi ba dặm, một ngày trời, 

Áo mũ ướt đầm, dép tả tơi; 

Lại khổ thâu đêm không chốn ngủ, 

Ngồi trên hố xí đợi ban mai.

 Huệ Chi dịch

(Trích Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

Câu 1: Xác định thể thơ và nêu nội dung chính của bài thơ.

Câu 2: Phân tích hình ảnh Nhật hành ngũ thập tam công lýThấp tận y quan phá tận hài. Những hình ảnh này phản ánh điều gì về cuộc sống của tác giả trong nhà tù?

Câu 3:  Qua bài thơ, em cảm nhận được tinh thần và phong thái của Hồ Chí Minh khi đối mặt với hoàn cảnh khắc nghiệt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay