Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 4: Tây Tiến (Quang Dũng)
Giáo án bài 4: Tây Tiến (Quang Dũng) sách Ngữ văn 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 4: Tây Tiến (Quang Dũng)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
TIẾT : VĂN BẢN TÂY TIẾN
MỤC TIÊU
Kiến thức
HS nhận biết được đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, phân tích giá trị thẩm mỹ của một số yêu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.
HS có hiểu biết và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản.
Năng lực
Năng lực chung
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, trao đổi giữa các cá nhân, các nhóm.
Năng lực đặc thù
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Tây Tiến.
Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về hình tượng thiên nhiên và người lính Tây Tiến.
Năng lực phân tích các yếu tố hình tượng, bút pháp lãng mạn và nghệ thuật sử dụng ngôn từ của bài thơ Tây Tiến.
Năng lực phân tích, cảm nhận về thành tựu nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
Phẩm chất
Trân trọng, yêu quý anh bộ đội cụ Hồ.
Có ý thức trách nhiệm với học tập, tình yêu quê hương đất nước: chủ động, tích cực học tập, sáng tạo.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án.
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi.
Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh.
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp.
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.
Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi, bảng nhiệm vụ học tập của HS ở nhà.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Tây Tiến.
Nội dung: GV đặt câu hỏi cho HS để khơi gợi về chủ đề liên quan đến bài học.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
GV đặt câu hỏi: Từ những bức tranh sau em có suy nghĩ gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trả lời tự do, GV chốt đáp án:
+ Chiến tranh tuy đã lùi xa song những đau thương mất mát thì vẫn còn đâu đó. Lịch sử ta trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, mất mát, đó là sự hi sinh của biết bao nhiêu con người. Những hình ảnh trên gợi nhớ một thời “đau thương” mà “hào hùng” của dân tộc. Những con người ra đi chẳng tiếc “đời xanh”. Không chỉ gợi lên sự anh dũng, tinh thần bất khuất của con người trong chiến đấu mà hơn cả nhắc nhở chúng ta những con người sống thời hòa bình cần phải làm gì để xứng đáng hơn với sự hi sinh đó.
GV dẫn dắt vào bài: Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết “Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”. Trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, chúng ta không thể quên đi hình ảnh người lính cụ Hồ trong vần thơ của Chính Hữu, cũng chẳng thể nào quên đi hình ảnh người lính đậm màu bi tráng trong “Tây Tiến” của Quang Dũng. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng để thấy được sự bi tráng không kém phần lãng mạn trong những con người ấy.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
Mục tiêu:
+ HS nắm được những thông tin liên quan đến tác giả Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến.
+ HS hiểu được ý nghĩa nhan đề tác phẩm.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Tây Tiến.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Tây Tiến.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Tìm hiểu tác giả - tác phẩm. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV chia lớp thành nhóm (2 bàn kết hợp thành 1 nhóm) để trả lời câu hỏi: + Nhóm 1: Nêu một số hiểu biết của em về tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến? + Nhóm 2: Nhan đề Tây Tiến gợi cho em suy nghĩ gì? - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS đọc thông tin trong SGK chuẩn bị kiến thức. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
|
- Bút danh là Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm. - Năm sinh – năm mất: 1921 – 1988. - Quê quán: làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). - Ông là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Tuy nhiên, thành công nổi bật của Quang Dũng là ở lĩnh vực thơ ca. - Thơ của ông, nhất là những bài nổi tiếng như Đôi mắt, Người Sơn Tây... được nhiều thế hệ người đọc yêu thích, bởi đó là tiếng nói của một tâm hồn phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. 2. Tác phẩm. a. Xuất xứ: - Bài thơ Tây Tiến được in trong tập Mây đầu ô (1986). b. Hoàn cảnh sáng tác: - Tây Tiến là tên gọi của trung đoàn Tây Tiến, được thành lập vào năm 1947. - Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển về đơn vị mới, nhớ đơn vị cũ, ông đã sáng tác bài thơ này tại Phù Lưu Chanh (nay là Hà Đông). 3. Nhan đề. + Bài thơ ban đầu có tên là Nhớ Tây Tiến, sau được đổi là Tây Tiến. Ông đã lượt bỏ chữ “Nhớ” khiến cho nhan đề thi phẩm trở nên cô đọng, tạo ra sự chắc khỏe, rắn rỏi đem đến cho ta hình dung về miền Tây Bắc rộng lớn, thăm thẳm, hùng vĩ. + Tây Tiến có thể hiểu là tên của một binh đoàn, nơi Quang Dũng từng công tác, cũng có thể hiểu là tiến về phía Tây, hướng hành quân của binh đoàn Tây Tiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
Mục tiêu:
+ Xác định được bố cục cũng như cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến.
+ Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của phong cách lãng mạn qua bài thơ Tây Tiến.
+ Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của thơ trữ tình hiện đại: ngôn ngữ, hình tượng, biểu tượng, yếu tố tượng trưng siêu thực trong thơ.
Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Tây Tiến.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Tây Tiến.
Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Đọc văn bản Bứơc 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. GV cho HS đọc bài và trả lời các câu hỏi sau: + Xác định thể thơ của bài Tây Tiến? + Bố cục bài thơ gồm có mấy phần? Ý nghĩa của từng phần? + Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ GV bổ sung: Mạch cảm xúc và tâm trạng là sợi dây liên kết cả bốn đoạn của bài thơ. Bài thơ được viết trong nỗi nhớ trào dâng, trong những kỷ niệm đầy ắp về đoàn quân Tây Tiến cùng với cảnh trí thiên nhiên thơ mộng. Tài hoa của hồn thơ Quang Dũng đã làm cho những kí ức và kỷ niệm của mình như được sống cùng người đọc. Nhiệm vụ 2: Hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ núi rừng Tây Tiến. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS. GV chia lớp thành 3 nhóm để thảo luận các câu hỏi chính sau đây: + Nhóm 1: Nhận xét mạch cảm xúc của bài thơ Tây Tiến? + Nhóm 2: Hình ảnh thiên nhiên Tây Tiến hiện lên như thế nào qua ngòi bút của Quang Dũng? + Nhóm 3: Chủ thể trữ tình đã bộc lộ nỗi nhớ Tây Tiến qua hệ thống hình ảnh và từ ngữ nào? Nó có tác dụng ra sao?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS thảo luận nhóm để xác định câu hỏi - GV quan sát phần thảo luận của các HS, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của nhóm bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 3: Hình tượng người lính Tây Tiến. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS. - Dựa vào văn bản trong SHS cùng phần chuẩn bị ở nhà trước đó hãy trả lời các câu hỏi sau: + Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên như thế nào ở đoạn 2? +Phân tích yếu tố “bi” và “tráng” trong hình tượng người lính Tây Tiến? + Bút pháp lãng mạn được thể hiện như thế nào qua bài thơ Tây Tiến? +Em hãy chỉ ra những hình thức tổ chức ngôn ngữ đặc biệt trong bài thơ Tây Tiến và nêu tác dụng của nó? - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS thảo luận để xác định câu hỏi. - GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu cả lớp khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
|
+ Phần 1: 14 câu đầu: Những cuộc hành quân đầy gian khổ của đoàn quân Tây Tiến giữa thiên nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng đầy thơ mộng trữ tình. + Phần 2: 8 câu tiếp theo: Những kỉ niệm đẹp thắm tình quân dân và vẻ đẹp thơ mộng, huyền ảo của Tây Bắc. + Phần 3: 8 câu tiếp theo: Hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp bi tráng và lãng mạn. + Phần 4: 4 câu còn lại: Lời thề Tây Tiến.
a. Mạch cảm xúc của bài thơ. - Mở đầu mạch cảm xúc bài thơ là nỗi nhớ. Nỗi nhớ da diết về đồng đội, những năm tháng không thể nào quên của nhà thơ khiến chủ thể trữ tình phải thốt lên: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi. - Nỗi nhớ ở đây được Quang Dũng hình tượng hóa thành nỗi nhớ “chơi vơi” vừa gợi cảm lại chính là sự liền mạch cho những dòng thơ gợi tả thiên nhiên Tây Bắc tiếp theo. b. Hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Tây Tiến. - Qua những vần thơ được tác giả khắc họa thì thiên nhiên Tây Tiến hiện lên vô cùng hiểm trở: dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm, ngàn thước lên cao >< ngàn thước xuống, thác gầm thét, cọp trêu người… Thế nhưng bên cạnh sự khắc nghiệt đó còn toát lên sự mĩ lệ, hùng vĩ, trữ tình và huyền ảo thể hiện qua các hình ảnh: sương lấp, hoa về, đêm hơi, cồn mây, mưa xa khơi, heo hút cồn mây… => Thiên nhiên Tây Bắc hiện lên qua ngòi bút của tác giả vô cùng khắc nghiệt, dữ dội nhưng không kém phần huyển ảo, mỹ lệ và trữ tình. - Song song với hình ảnh thiên nhiên là hình ảnh con người nơi núi rừng hiện lên đầy hoài niệm vừa đậm chất hiện thực lại mang vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn: “đoàn quân mỏi”, “Anh bạn dãi dầu”/”gục lên súng mũ bỏ quên đời”, “hoa về trong đêm hơi”, “cồn mây súng ngửi trời”… - Người lính Tây Tiến “gục lên súng mũ bỏ quên đời” không hề bi lụy mà nó trở nên vô cùng lãng mạn. Họ coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, cái “bi” đã được nâng đỡ bằng đôi cánh của sự lãng mạn giúp cho vần thơ của ông trở nên tinh tế và đặc biệt. - Hình ảnh “súng ngửi trời” được xem là một sự sáng tạo. Ta đã từng bắt gặp nó ở những vần thơ trong bài “Đồng chí” của nhà thơ Hữu Chính với hình ảnh “đầu súng trăng treo”, những nét đặc sắc mà nhà thơ Quang Dũng mang đến cho người đọc đó là sự lãng mạn. Không chỉ diễn tả sự hóm hỉnh của những người lính Tây Tiến mà hơn hết nó diễn tả độ cao cùng cuộc hành quân đầy gian nan của đoàn binh Tây Tiến. Ở một vị trí nào đó rất cao đến nỗi có cảm giác “súng ngửi trời”. - Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nhằm đặc tả thiên nhiên vùng núi miền Tây Bắc. Biện pháp nhân hóa (thác gầm thét, cọp trêu người), biện pháp điệp từ “dốc”, “ngàn thước”, đảo ngữ “heo hút” lên trước “cồn mây”, hệ thống từ ngữ tạo hình giàu cảm xúc (khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút), cách sử dụng các thanh điệu độc đáo những câu thơ sử dụng nhiều thanh trắc kết hợp với câu thơ toàn thanh bằng. Bên cạnh đó, Quang Dũng cũng rất tài tình khi dùng từ chỉ độ sâu để nói về độ cao, ông lấy “thăm thẳm” của vực để nói về cái hùng vĩ của núi. => 14 câu thơ đầu tiên đã khắc họa vẻ đẹp Tây Tiến vô cùng hùng vĩ, hung hiểm nhưng rất lãng mạn, hào hoa. Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật, đi kèm với hệ thống từ ngữ giàu hình tượng đã giúp tác giả đặc tả điều đó một cách thành công. 3. Hình tượng người lính Tây Tiến. a. Vẻ đẹp người lính hào hoa, phong nhã. - Hình ảnh người lính Tây Tiến được khắc họa trong đoạn 2 và 3 vô cùng sinh động. - Ở đoạn thứ 2 tình quân dân thắm đượm đã được Quang Dũng khắc họa vô cùng thành công. Bút pháp lãng mạn đẩy lùi khung cảnh hung hiểm, hoang vu và dữ dội của núi rừng Tây Bắc. Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa. Chữ “bừng” diễn tả không khí tưng bừng, sôi nổi của đêm văn nghệ, vừa tỏa sáng không gian lại xua đi màn đêm bóng tối. Hình ảnh “em” chính là linh hồn của đêm văn nghệ: Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ. “Kìa em” thể hiện sự ngỡ ngàng đến ngạc nhiên của người lính Tây Tiến trước vẻ đẹp của cô gái. Người con gái miền sơn cước dịu dàng, e ấp, trong vũ điệu dân tộc. => Sự gắn bó keo sơn giữa dân và quân là sức mạnh giúp cuộc kháng chiến của dân tộc đi đến thắng lợi. b. Vẻ đẹp người lính Tây Tiến nhuốm màu bi tráng. - Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên ở đoạn thứ 3 vừa kiêu hùng, lãng mạn lại bi tráng. Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm. Người lính Tây Tiến chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn gian khổ, bệnh sốt rét hoành hành làm cho mái tóc bị rụng hết. Hậu quả của bệnh sốt rét rừng để lại là màu da xanh xao như màu lá. Nhưng dưới ngòi bút của nhà thơ thì nước da xanh xao, đầu không mọc tóc lại có vẻ đẹp kiêu dũng, oai phong của con hổ nơi rừng thiêng. Mọi khổ ải, thiếu thốn dường như không phải là vấn đề đối với họ. - Hình ảnh người lính Tây Tiến tuy chiến đấu trong hoàn cảnh khắc nghiệt khó khăn xong vẫn rất oai phong, kiêu hùng. Quang Dũng không hề che giấu những gian khổ nhưng không hề miêu tả nó một cách trần trụi mà lại qua một cái nhìn đậm chất lãng mạn. Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Cái nhìn đa chiều đã giúp nhà thơ nhìn qua cái dữ dằn là những tâm hồn rạo rực tình yêu thương. Họ chiến đấu nơi rừng thiêng nước độc nhưng trong lòng lúc nào cũng hướng về Hà Nội. Ở đó có “dáng kiều thơm”. Hình bóng đó cũng chính là động lực tinh thần giúp các anh có thể kiên cường chiến đấu tiêu diệt kẻ thù. - Nói về người lính Tây Tiến dường như Quang Dũng chưa từng che giấu đi cái bi nhưng nó lại được nâng đỡ bằng đôi cánh của sự lãng mạn khiến cho cái bi trở thành cái tráng. Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. …………….. |
-----------------------------------
------------------- Còn tiếp -------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều