Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 17: Nghìn năm văn hiến
Giáo án bài 17: Nghìn năm văn hiến sách Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 7: TIẾP BƯỚC CHA ÔNG
BÀI 17: NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng văn bản thông tin Nghìn năm văn hiến có bảng biểu.
- Nhận biết được thông tin chính trong bài. Nắm được thông tin của bài đọc: Nước ta có truyền thống hiếu học và nền văn hiến lâu đời.
- Biết sử dụng đại từ, kết từ và hiểu đúng sắc thái, quan hệ ý nghĩa của chúng trong câu. Nắm được cách viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa trong cuộc sống và nội dung của từng phần trong đoạn văn.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực văn học: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Tự hào về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta và thêm yêu quê hương đất nước.
- Phát triển kĩ năng xây dựng bảng biểu trong các văn bản báo cáo, chương trình hoạt động,…
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, VBT Tiếng Việt 5.
- Tranh hoặc ảnh SHS phóng to.
- Tranh ảnh, video về di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở Hà Nội.
- Một số câu chuyện, thông tin về Khuê Văn Các, bia tiến sĩ, giếng Thiên Quang,... trong khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
- Đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng gần gũi với HS.
b. Đối với học sinh
- SHS, SBT Tiếng Việt 5.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1: ĐỌC | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện: * Giới thiệu tên chủ điểm - GV giới thiệu tên chủ điểm “Tiếp bước cha ông”. - GV yêu cầu HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ về tên chủ điểm.
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Ý nghĩa tên chủ điểm “Tiếp bước cha ông”: + Ở chủ điểm này, các bài đọc nói về những truyền thống tốt đẹp được thế hệ trước truyền cho thế hệ sau, thế hệ sau tiếp bước thế hệ cha ông đi trước. + Đó là truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bảo vệ chủ quyền của dân tộc. Chủ điểm giúp các em cảm nhận đất nước Việt Nam ngày một đổi thay, phát triển,... * Giới thiệu bài học: - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi: Chia sẻ những điều đã biết về di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám. - GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp, các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV tổ chức cho HS xem tranh, liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh. - GV tổ chức cho HS đọc tên và phán đoán nội dung bài học. - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc: Nghìn năm văn hiến. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Biết cách đọc một văn bản thông tin có bảng biểu, đọc đúng bảng thống kê trong bài theo trình tự cột ngang. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc thể hiện tình cảm trân trọng, tự hào; đọc rõ ràng, rành mạch bảng thống kê theo trình tự cột ngang. - GV hướng dẫn HS đọc các tiếng dễ phát âm sai, đọc bảng thống kê theo trình tự cột ngang, tìm hiểu nghĩa của từ ngữ. + Các tiếng dễ phát âm sai: ngôi trường, Thiên Quang, hàng muỗm già,… + Đọc bảng thống kê theo trình tự cột ngang:
….
+ Tìm hiểu nghĩa của từ ngữ: Văn Miếu Thăng Long nay là Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích lịch sử - văn hóa ở Thủ đô Hà Nội. - GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia làm ba đoạn để luyện đọc và tìm ý: + Đoạn 1: Từ đầu đến cũng được học ở đây. + Đoạn 2: Bảng thống kê. + Đoạn 3: Phần còn lại. * Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để thuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi: + Câu 1: Vị vua nào đã cho xây dựng Văn Miếu Thăng Long? Công trình đô được xây dựng vào năm nào? + Câu 2: Ở Văn Miếu Thăng Long, vua còn cho xây Quốc Tử Giám để làm gì? + Câu 3: Bảng thống kê cho biết những thông tin gì về các khoa thi từ năm 1075 đến năm 1919? Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất và có nhiều tiến sĩ nhất? + Câu 4: Tìm những chi tiết trong bài cho biết ông cha ta luôn coi trọng việc đào tạo nhân tài. + Câu 5: Bài đọc giúp em hiểu điều gì về truyền thống khoa cử của Việt Nam? - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Câu 1: Vua Lý Thánh Tông đã cho xây Văn Miếu Thăng Long. Công trình đó được xây dựng vào năm 1070. + Câu 2. Vua còn cho xây Quốc Tử Giám để làm nơi dạy học cho các hoàng tử và con em quý tộc. Về sau, học trò giỏi là con em dân thường cũng được học ở đây. + Câu 3: Bảng thống kê cho biết các thông tin: những triều đại có tổ chức khoa thi; số khoa thi, số tiến sĩ, số trạng nguyên của mỗi triều đại. Triều Lê tổ chức nhiều khoa thi nhất với 101 khoa thi và có nhiều tiến sĩ nhất với 1780 tiến sĩ. + Câu 4: ........................ |
- HS lắng nghe, - HS suy nghĩ tê chủ điểm. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS hoạt động nhóm.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS suy nghĩ. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.
- HS đọc SGK.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc bài.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu. ........................
|
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 750k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây