Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 15: Xuồng ba lá quê tôi
Giáo án bài 15: Xuồng ba lá quê tôi sách Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 15: Xuồng ba lá quê tôi
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 15: XUỒNG BA LÁ QUÊ TÔI
(3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Xuồng ba lá quê tôi. Biết đọc diễn cảm các đoạn chứa nhiều từ ngữ gợi tả, gợi cảm và thể hiện tâm lí, cảm xúc của nhân vật; biết nhấn giọng vào những từ ngữ chứa thông tin quan trọng; biết ngắt, nghỉ hơi theo chỉ dẫn của dấu câu; tốc độ khoảng 90 – 100 tiếng trong 1 phút.
Nhận biết được hình ảnh, chi tiết nổi bật, trình tự các sự việc của văn bản. Nắm được ý chính của mỗi đoạn trong bài. Hiểu được nội dung chính của bài đọc Xuồng ba lá quê tôi: giới thiệu một phương tiện đi lại quen thuộc của người dân vùng sông nước Nam Bộ.
Củng cố lại kiến thức và phát triển kĩ năng liên kết các câu trong đoạn văn, qua đó phát triển kĩ năng viết nói chung, kĩ năng tạo lập văn bản nói riêng.
Biết đánh giá, chỉnh sửa chương trình hoạt động dựa trên gợi ý của SGK và của GV.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
Có tình cảm trân trọng những điều bình dị, gắn bó, thân thuộc trong đời sống hằng ngày.
Biết bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5.
Tranh ảnh minh họa bài đọc.
Tranh, ảnh, bài thơ, bài văn,…về xuồng ba lá.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK Tiếng Việt 5.
Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||
TIẾT 1: ĐỌC | |||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV cho HS xem 1 video ngắn Sự ra đời của xuồng ba lá sau đây: https://www.youtube.com/watch?v=LGWOkHoE0qo - GV cho HS xem các hình ảnh về xuồng ba lá dưới đây:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn về những điều em biết về một số phương tiện đi lại của người dân vùng sông nước? - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: Một số phương tiện đi lại của người dân ở vùng sông nước: ghe, xuồng, thuyền, bè,…Các phương tiện này đều được làm chủ yếu bằng gỗ, tre. Thường thiết kế để nổi được trên mặt nước và chở được người, hàng hoá với khối lượng tương đối lớn. Chúng có thể di chuyển bằng sức người (thông qua xuồng, mái chèo) hoặc bằng máy móc (động cơ đẩy) chạy bằng xăng, dầu. Phương tiện chạy bằng máy móc có tốc độ nhanh hơn và thường có sức chở lớn. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr.70, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: Bài đọc “Xuồng ba lá quê tôi” đã nói về một phương tiện đi lại của người dân Nam Bộ. Chiếc xuồng gắn với nhân vật biết bao nhiêu kỉ niệm thời thơ ấu. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu thông tin thú vị về loại xuồng này nhé! B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài; đọc diễn cảm nhấn giọng ở những tình tiết bất ngờ hoặc từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: + Luyện đọc một số từ khó: chiếc “cong”, bông điên điển, tiềm thức, len sâu, rộn ràng, giăng câu, toả đi,... + Luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật:
+ Luyện đọc câu dài:
- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng, luyện đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành bốn đoạn để luyện đọc và tìm ý: + Đoạn 1: Từ đầu đến “hình xương cá”. + Đoạn 2: Tiếp theo đến “người dân Nam Bộ”. + Đoạn 3: Tiếp theo đến “khu căn cứ kháng chiến”. + Đoạn 4: Còn lại. * Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để tuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + xuồng: thuyền nhỏ, không có mái che. + ván be: tấm ván bên thân xuồng. + ván đáy: tấm ván ở phía dưới. + cong (xuồng): những thanh gỗ ghép lại, làm thành bộ khung để cố định 3 miếng ván xuồng; + du kích: những nhóm vũ trang nhỏ, lẻ, đánh giặc ở mọi nơi, mọi lúc bằng các loại vũ khí (thô sơ và hiện đại). + bông (hoa) điên điển: loài hoa có màu vàng, mọc nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long; thường dùng ăn sống, làm dưa chua, nấu canh;... - GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi: + Câu 1: Tác giả đã giới thiệu thế nào về xuồng ba lá? + Câu 2: Xuồng ba lá gợi nhớ những kỉ niệm nào của tác giả với người thân? + Câu 3: Từ xưa, chiếc xuồng đã gắn bó thế nào với người dân vùng sông nước (thuở cha ông đi mở cõi và những năm tháng chiến tranh)? + Câu 4: Hình ảnh xuồng ba lá hiện ra như thế nào trong cuộc sống thanh bình hiện nay? + Câu 5: Bài đọc giúp em hiểu thêm điều gì về cảnh vật và con người phương Nam? - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Câu 1: Tác giả giới thiệu về tên gọi của xuồng ba lá và giải thích vì sao vật dụng này có tên gọi như vậy, gọi là xuồng ba lá vì xuồng được ghép bởi ba tấm ván: hai tấm ván be và một tấm ván đáy, người ta dùng những chiếc “cong” đóng vào bên trong lòng xuồng, tạo thành bộ khung hình xương cá (tên gọi của vật dụng dựa vào cấu tạo của nó). + Câu 2: Xuồng ba lá gợi nhớ kỉ niệm của tác giả với bà nội (Tôi vẫn nhớ những sáng nội chèo xuồng mang cho tôi mấy cái bánh lá dừa, giỏ cua đồng mà nội vừa bắt được), với chị và mẹ (Nhớ những chiều chị tôi chèo xuồng dọc triền sông, bẻ bông điên điển đầy rổ mang về cho má nấu canh chua). + Câu 3: Từ thuở cha ông đi mở cõi, xuồng đã là “đôi chân của người dân Nam Bộ”. Cách nói ví von này cho thấy xuồng ba lá là phương tiện đi lại rất thiết thân của người dân nơi đây. Trong những năm tháng chiến tranh, xuồng cùng người dân bám trụ, giữ xóm, giữ làng và có nhiều đóng góp to lớn: chở lương thực tiếp tế cho bộ đội, đưa du kích qua sông,... + Câu 4: Đất nước thanh bình, xuồng ba lá tiếp tục gắn bó với sinh hoạt hằng ngày và hoạt động lao động sản xuất của người dân: ngược xuôi miền chợ nổi, lướt nhanh trên cánh đồng rì rào sóng lúa, rộn ràng những đêm giăng câu, thả lưới. Xuồng còn mang giá trị tinh thần của người dân vùng sông nước: theo dòng nước toả đi, chở đầy ước mơ, khát vọng của tình đất, tình người phương Nam. + Câu 5: ……………… |
- HS xem và quan sát video.
- HS xem tranh.
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe.
- HS quan sát, tiếp thu.
- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.
- HS đọc thầm, HS làm việc nhóm đôi để trả lời các câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
...................
|
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 750k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây