Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 18: Tấm gương tự học
Giáo án bài 18: Tấm gương tự học sách Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 18: Tấm gương tự học
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm
BÀI 18: TẤM GƯƠNG TỰ HỌC
(4 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Tấm gương tự học. Biết đọc diễn cảm, phù hợp với từng lời thoại của nhân vật trong câu chuyện.
Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu và nội dung chính của văn bản Tấm gương tự học. Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, biết tóm tắt và hiểu được điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện.
Biết thêm về nhân vật, đặc điểm của mỗi nhân vật và dẫn chứng minh họa đặc điểm nhân vật trong một số cuốn sách (sách truyện kể về danh nhân, về những tấm gương hiếu học,…)
Đọc câu chuyện viết về nhà trường, thầy cô, học sinh; viết phiếu đọc sách và trao đổi với bạn hoặc người thân về câu chuyện đã đọc.
Tìm được ý để viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách đã đọc.
Biết cách sử dụng đúng từ ngữ trong những ngữ cảnh cụ thể.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng phẩm chất kiên trì, nỗ lực, bền bỉ, ý chí quyết tâm trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.
Tranh ảnh minh họa bài đọc.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.
Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1 + 2: ĐỌC | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV cho HS xem 1 video ngắn về Benjamin Franklin - Tấm Gương Khát Khao Tự Học Suốt Đời Của Cha Già Nước Mỹ: https://www.youtube.com/watch?v=VHeNdC0LdAM - GV yêu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Em có suy nghĩ gì về tinh thần tự học? - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: Tinh thần tự học là một đức tính tốt đẹp của con người. Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr.94, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: Bài đọc “Tấm gương tự học” là câu chuyện giới thiệu một tấm gương sáng Tạ Quang Bửu về ý chí, tinh thần tự học. Tạ Quang Bửu là một tấm gương tự học tiêu biểu. Ông là một nhà giáo dục, nhà quân sự, ngoại giao nổi tiếng ở Việt Nam. Ông là tấm gương sáng của tinh thần tự học. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ các câu dài. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc ngưỡng mộ, tự hào; nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tài năng, phẩm chất của giáo sư Tạ Quang Bửu,... - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ, luyện đọc một số câu dài: + Luyện đọc một số từ khó: Tạ Quang Bửu, uyên bác, chính khách,… + Luyện đọc câu dài: Tạ Quang Bửu/ còn là tấm gương của việc học toàn diện.// Ông xuất sắc ở nhiều lĩnh vực: toán,/ lí,/ hoá,/ sinh,/ triết học,.../ đặc biệt là ngoại ngữ.// Ông sử dụng thành thạo tiếng Anh,/ Pháp,/ Đức,/ Ba Lan/; có thể đọc hiểu tiếng Nga,/ Trung,/ Hy Lạp cổ/ và La-tinh.// Chỉ tự học tiếng Nga trong ba tháng/ mà ông đã có thể dịch trôi chảy các tài liệu quản sự tiếng Nga.// Ông giúp Bác Hồ soạn thảo những bức công hàm bằng tiếng Anh,/ nhiều lần cùng Bác tiếp các chính khách nước ngoài.// Ông được nhận xét/ là nói tiếng Anh “hoàn hảo đến mức người Anh phải kinh ngạc”.// Ngoài ra,/ ông còn có hiểu biết sâu rộng về âm nhạc,/ hội hoạ,/ kiến trúc,/ thể thao,.../ Ông luôn tranh thủ thời gian tự học,/ để thoả mãn niềm đam mê của mình.// Nhiều người coi ông là/ “Lê Quý Đôn thời nay”.// - GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành bốn đoạn để luyện đọc và tìm ý: + Đoạn 1: Từ đầu đến “hiếm có”. + Đoạn 2: Tiếp theo đến “đau ốm”. + Đoạn 3: Tiếp theo đến “thời nay”. + Đoạn 4: Còn lại. * Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để tuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + công hàm: công văn ngoại giao của nước này gửi cho nước khác. + chính khách: (còn gọi là nhà chính trị hay chính trị gia) là một người tham gia trong việc gây ảnh hưởng tới chính sách công và ra quyết định. - GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi trong PHT dưới đây: + Câu 1: Đoạn văn thứ nhất giới thiệu điều gì về Tạ Quang Bửu? + Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy Tạ Quang Bửu là tấm gương tự học, học suốt đời và học say mê? + Câu 3: Theo em, vì sao Tạ Quang Bửu nhiều lần được cùng Bác Hồ tiếp các chính khách nước ngoài? + Câu 4: Sự đa tài, uyên bác của Tạ Quang Bửu được thể hiện như thế nào? + Câu 5: Tài năng, công lao của Tạ Quang Bửu được ghi nhận thế nào? - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Câu 1: Đoạn văn thứ nhất giới thiệu về quê quán và gia đình Tạ Quang Bửu, đồng thời giới thiệu khái quát về sự nghiệp của ông. + Câu 2:
+ Câu 3: Tạ Quang Bửu nhiều lần được cùng Bác Hồ tiếp các chính khách nước ngoài vì ông rất giỏi ngoại ngữ. + Câu 4: Ông xuất sắc ở nhiều lĩnh vực: toán, lí, hoá, sinh, triết học, đặc biệt là ngoại ngữ. Ông còn có hiểu biết sâu rộng về âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, thể thao,... Ông được coi là “Lê Quý Đôn thời nay” + Câu 5: Tài năng, công lao của Tạ Quang Bửu được ghi nhận qua việc lấy tên ông để đặt tên cho các con phố ở nhiều thành phố trên cả nước; lấy tên ông đặt cho tên một giải thưởng trao cho những nhà khoa học xuất sắc,... Lưu ý: Tuỳ thuộc vào trình độ HS, thời lượng tổ chức hoạt động và nội dung cụ thể của từng bài đọc, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn: + Sau khi HS trả lời câu hỏi 1:
+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 2:
+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 3, 4:
+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 5:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc Tấm gương tự học. - GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn 2 và xác định giọng đọc đoạn này: Đọc giọng ngưỡng mộ, tự hào về con đường thành công của Tạ Quang Bửu. Con đường đến với thành công của Tạ Quang Bửu rất giản dị:/ tự học,/ học suốt đời/ và học say mê.// Ông có thói quen đọc sách ở mọi lúc,/ mọi nơi,/ đọc rất nhanh/ và nhớ rất lâu.// Có lần,/ ngồi trên lưng ngựa,/ mải đọc sách,/ ông ngã tòm xuống suối.// Tất cả những ai ở bên ông/ đều khâm phục khả năng tự học của ông.// Ông học từ lúc còn trẻ đến lúc cuối đời,/ ngay cả khi đau ốm.// - GV tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn 2.
- GV mời 1 – 2 HS khá, giỏi đọc cả bài, các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động của HS: - Ôn lại kiến thức về nghĩa của yếu tố Hán Việt đồng âm khác nghĩa. - Ngữ liệu của bài tập có trong chính bài đọc Tấm gương tự học, điều này giúp HS hiểu thêm về bài đọc. b. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS xác định yêu cầu của hoạt động bằng PHT dưới đây:
|
- HS lắng nghe video.
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe. - HS quan sát, tiếp thu.
- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. - HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.
- HS đọc thầm, HS làm việc nhóm đôi để trả lời các câu hỏi trong PHT.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
|
--------------------
…………Còn tiếp…………
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 750k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây