Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 27: Một người hùng thầm lặng

Giáo án bài 27: Một người hùng thầm lặng sách Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 27: MỘT NGƯỜI HÙNG THẦM LẶNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Một người hùng thầm lặng. Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời kể, lời tả về các sự kiện diễn ra trong câu chuyện.
  • Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hành động, lời nói, suy nghĩ,... Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Ca ngợi những người có tấm lòng nhân hậu, không quản ngại gian khổ, hết lòng giúp đỡ người khác mà không đòi hỏi bất cứ điều gì. Đồng thời, chúng ta cần phải trân trọng và biết ơn những người đã giúp đỡ mình thoát khỏi khó khăn, nguy hiểm.
  • Ôn luyện về dấu gạch ngang, công dụng của dấu gạch ngang.
  • Biết tìm ý cho đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng đúng yêu cầu.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực văn học: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

  • Biết bày tỏ thái độ kính trọng, lòng biết ơn với những người đã hi sinh vì lợi ích của cộng đồng.
  • Có ý thức giúp đỡ những người xung quanh khi gặp khó khăn.
  • Có ý thức trong việc rèn luyện cách dùng từ, đặt câu đúng, hay trong hoạt động nói và viết.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV, VBT Tiếng Việt 5.
  • Tranh hoặc ảnh SHS phóng to.
  • Văn bản tự sự (trình bày các sự việc, nhân vật, ngoại hình, tính cách, hành động,… của nhân vật), cách xây dựng tình huống có kịch tích để bộc lộ tính cách nhân vật.
  • Phiếu bài tập, bài giảng điện tử, thẻ từ, bảng phuc, tranh ảnh,…

b. Đối với học sinh

  • SHS, SBT Tiếng Việt 5.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS đọc đoạn văn trong mục Khởi động: Đoạn văn dưới đây cho em biết thông tin gì?

   Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), các nước phát xít đã đẩy nhân loại vào cảnh mất mát đau thương. Đặc biệt, phát xít Đức đã gây ra những cuộc thảm sát tàn bạo đối với người Do Thái (bao gồm cả trẻ em và người già) trong các trại tập trung.

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm để thực hiện yêu cầu.

- GV mời 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp, các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có): Đoạn văn cung cấp thông tin về tội ác của phát xít Đức đối với nhân loại trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Người viết tố cáo tội ác man rợ của phát xít Đức đối với người dân Do Thái, bao gồm cả trẻ em và người già trong các trại tập trung.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. 

- GV tổ chức cho HS xem tranh, liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh.

- GV tổ chức cho HS đọc tên và phán đoán nội dung bài học.

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc: Một người hùng thầm lặng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. 

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. 

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu cho HS nghe: đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tình tiết căng thẳng, kịch tính của câu chuyện hoặc từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhân vật.

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn ngắt giọng ở những câu dài: 

+ Đọc đúng các từ ngữ có tiếng dễ phát âm sai. VD: Uyn-tơn, Pra-ha, Luân Đôn,...

+ Ngắt giọng ở những câu dài, VD: Sau này,/ Uyn-tơn còn làm việc trong hội từ thiện/ hỗ trợ người già/ và ông nhận được nhiều khen thưởng/ về công việc đó; Họ luôn ghi nhớ trong tim/ người đã mang lại sự sống lần thứ hai cho họ,/ giúp họ thoát khỏi cuộc chiến tranh tàn khốc năm nào...

- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành sáu đoạn để luyện đọc và tìm ý:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến đặc biệt là với trẻ em. 

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến hoạt động giải cứu. 

+ Đoạn 3: Tiếp theo đến chưa một lần kể với ai. 

+ Đoạn 4: Tiếp theo đến được mọi người biết đến.

+ Đoạn 5: Tiếp theo đến cuộc chiến tranh tàn khốc năm nào. + Đoạn 6: Phần còn lại.

- GV hướng dẫn HS đọc mục giải nghĩa từ SGK tr.131:

+ Pra-ha: thủ đô nước Cộng hoà Séc.

+ Tiệp Khắc: một nước ở châu Âu, từ năm 1993, được tách thành hai quốc gia độc lập là Cộng hoà Séc và Cộng hoà Xlô-va-ki-a.

+ Phát xít Đức: chế độ do Hít-le cùng bè phái kiểm soát với tư tưởng phân biệt chủng tộc và chính sách xâm lược, diệt chủng tàn bạo.

+ Tị nạn: lánh đi ở nơi khác để không bị những nguy hiểm đe doạ.

* Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để thuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. 

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. 

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi:

+ Câu 1: Lí do nào khiến ông Uyn-tơn bay sang Tiệp Khắc vào một ngày của tháng 12 năm 1938?

+ Câu 2: Ông Uyn-tơn đã làm những gì để giải cứu những đứa trẻ Do Thái sang Anh? Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?

+ Câu 3: Nêu suy nghĩ của em về chi tiết ông Uyn-tơn “chưa một lần kể với ai” những việc đã làm để giải cứu trẻ em Do Thái.

+ Câu 4: Những giọt nước mắt trong cuộc gặp gỡ giữa ông Uyn-tơn với “những đứa trẻ năm xưa” được ông cứu sống thể hiện điều gì?

+ Câu 5: Nêu ý nghĩa của câu chuyện.

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 

+ Câu 1: Lí do khiến ông Uyn-tơn từ nước Anh bay sang Tiệp Khắc: Một người bạn nhờ ông tìm cách đưa những đứa trẻ Do Thái từ Pra-ha sang Anh. Vì chiến tranh chắc chắn sẽ nổ ra, cơ hội cho những người Do Thái trốn thoát khỏi thành phố hầu như không có, đặc biệt là với trẻ em.

+ Câu 2: 

Việc làm của ông Uynh-tơn

Ý nghĩa của việc làm

- Cùng bạn bè đi quyên góp khắp nơi.

- Kêu gọi các gia đình ở Anh nhận nuôi trẻ em Do Thái.

- Trong vòng 6 tháng, tổ chức thành công tám chuyến tàu.

- Đưa được 669 đứa trẻ Do Thái từ Pra-ha sang Anh.

-Cứu những đứa trẻ thoát   cái chết bởi bàn tay độc ác của phát xít Đức. Đem lại sự sống cho những đứa trẻ.

- Sẵn sàng làm mọi việc, không tiếc sức lực, thời gian và cả tiền bạc để cứu giúp trẻ em trong cơn hoạn nạn.

- Thể hiện tình yêu thương, tấm lòng nhân ái của ông Uyn-tơn đối với trẻ em,....

+ Câu 3: Ông Uyn-tơn là người khiêm tốn, coi việc cứu người, giúp đỡ người khác khi gặp hoạn nạn là việc bình thường, nên làm.

+ Câu 4: 

........................

 

 

 

 

 

- HS đọc đoạn văn.

 

 

 

 

 

- HS hoạt động nhóm.

 

- HS trình bày. 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS xem tranh.

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc SGK. 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc mục giải nghĩa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

........................

 

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Giáo án kì I + 1/2 giáo án kì II
  • Sau đó, bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 -12 phiếu
  • Ít nhất 6 đề kiểm tra theo cấu trúc mới: Với ma trận, đáp án, thang điểm

Phí Đặt

1. Với toán, tiếng Việt, tiếng Anh

  • Giáo án word: 450k/môn
  • Giáo án Powerpoint:  500k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 900k/môn

2. Với các môn còn lại

  • Giáo án word: 300k/môn
  • Giáo án Powerpoint: 350k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 550k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, Tiếng Việt, HĐTN, Đạo đức, Khoa học thì

  • Giáo án word: 1500k
  • Giáo án Powerpoint: 1700k
  • Trọn bộ word + PPT: 2500k

=> Lưu ý: Khi đặt chỉ gửi trước 1200k . Lấy về dùng thực tế. THấy hài lòng thì 7 ngày sau gửi nốt phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Chuyển phí vào TK: 0011004299154 - Chu Văn Trí- Ngân hàng VCB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TIẾNG VIỆT 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD TUẦN 1 - 4: THẾ GIỚI TUỔI THƠ

 

 

GIÁO ÁN WORD TUẦN 14 - 17: NGHỆ THUẬT MUÔN MÀU

 

GIÁO ÁN WORD TUẦN 18: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ 1

GIÁO ÁN WORD TUẦN 27: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II

GIÁO ÁN WORD TUẦN 32 - 34: THẾ GIỚI CỦA CHÚNG TA

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TIẾNG VIỆT 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 1 - 4: THẾ GIỚI TUỔI THƠ

 

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 9: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ 1

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 14 - 17: NGHỆ THUẬT MUÔN MÀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 18: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 23 - 26: HƯƠNG SẮC TRĂM MIỀN

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 27: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II

 

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 32 - 34: THẾ GIỚI CỦA CHÚNG TA

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM TIẾNG VIỆT 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM TUẦN 1 - 4: THẾ GIỚI TUỔI THƠ

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM TUẦN 19 - 22: VẺ ĐẸP CUỘC SỐNG

 
 
 
Chat hỗ trợ
Chat ngay