Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 17: Thư gửi các học sinh

Giáo án bài 17: Thư gửi các học sinh sách Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 17: Thư gửi các học sinh

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐIỂM: TRÊN CON ĐƯỜNG HỌC TẬP 

BÀI 17: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

(3 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Thư gửi các học sinh. Biết đọc diễn cảm, phù hợp với lời kể, tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài. Biết điều chỉnh giọng đọc và ngữ điệu thể hiện được sự cảm nhận về tình cảm trìu mến và sự tin tưởng của Bác Hồ đối với thiếu nhi Việt Nam. 
  • Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu và nội dung chính của văn bản Thư gửi các học sinh. Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, biết tóm tắt và hiểu được chủ đề của văn bản. Cảm nhận được tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi trong niềm vui ngày khai trường đặc biệt – ngày khai trường đầu tiên, sau khi nước nhà giành được độc lập, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp. 
  • Hiểu được mong muốn của Bác Hồ qua lời khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn; hiểu được sự tin tưởng của Bác Hồ: HS sẽ là những người kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng đất nước Việt Nam sánh vai các cường quốc năm châu. 
  • Biết cách sử dụng từ điển để tra cứu nghĩa và các thông tin cần thiết của từ. 
  • Biết cách viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách (qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ,…) và vận dụng vào thực tế giao tiếp.
  • Biết thể hiện sự xúc động trước những cử chỉ, việc làm thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm của người thân, gia đình, cộng đồng, quê hương. 

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động tìm hiểu các thông tin về ngày khai giảng đầu tiên; về tình hình đất nước tại thời điểm năm 1945; về tình cảm của và sự quan tâm của Bác đối với thế hệ trẻ để hiểu rõ về nội dung bài đọc.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Từ những dặn dò của Bác, tự xác định nhiệm vụ học tập và đề ra quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập.

Năng lực văn học: 

  • Cảm nhận được tình yêu thương, sự tin cậy của Bác Hồ đối với học sinh cả nước.
  • Cảm nhận được hình ảnh đẹp “dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu”.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, tinh thần quyết tâm học tập, rèn luyện để mai sau góp phần xây dựng đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5.
  • Tranh ảnh minh họa bài đọc.
  • Từ điển học sinh, một số tác phẩm viết về Bác Hồ. 
  • Tranh, ảnh, bài thơ, bài văn,…về Bác Hồ. 
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK Tiếng Việt 5.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: ĐỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện: 

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về những đồ dùng học sinh chuẩn bị cho ngày khai trường: 

Mua sắm đồ dùng học tập cho con đón năm học mới mùa Covid

Bút mực

Dụng cụ học tập cần thiết cho mùa tựu trường năm học 2021 | Văn phòng phẩm  FAST

Cặp sách

Năm học mới, bố mẹ cần mua đồ dùng học tập gì cho con?

Sách giáo khoa

Những đồ dùng học tập cần thiết cho học sinh lớp 9 mẹ nên biết - Shopee Blog

Các đồ dùng khác

 

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Em hãy kể một ngày lễ khai giảng đã để lại cho em nhiều ấn tượng và đáng nhớ nhất.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). 

 

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. 

 

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr.89, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

Bài đọc Thư gửi các học sinh là bức thư mà Bác Hồ gửi tới học sinh nhân một ngày khai giảng đặc biệt – ngày khai giảng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ, đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật và thể hiện được sự cảm nhận về tình cảm trìu mến và sự tin tưởng của Bác Hồ đối với thiếu nhi Việt Nam. 

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. 

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ phù hợp: những tình tiết bất ngờ hoặc từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật, đọc diễn cảm những câu thể hiện tình cảm yêu thương, thái độ trìu mến, lòng tin tưởng của Bác Hồ dành cho thiếu nhi. 

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật:

+ Luyện đọc một số từ khó: hết thảy, đồng bào, nô lệ … 

+ Một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: Giọng đọc hào hứng, vui vẻ khi bác viết thư; “Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao? đọc với giọng trầm lắng. 

+ Luyện đọc ngắt giọng ở những câu dài: 

Ngày hôm nay/ là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.// Tôi đã tưởng tượng thấy/ trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi.// Các em hết thảy đều vui vẻ/ vì sau mấy tháng giời nghỉ học,/ sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường,/ các em/ lại được gặp thầy/ gặp bạn.// Nhưng sung sướng hơn nữa,/ từ giờ phút này giở đi,/ các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam//;…. 

Trong năm học tới đây,/ các em hãy cố gắng,/ siêng năng học tập,/ ngoan ngoãn,/ nghe thầy,/ yêu bạn.// Sau 80 năm giời nô lệ/ làm cho nước nhà bị yếu hèn,/ ngày nay/ chúng ta cần phải/ xây dựng lại cơ đồ/ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta,/ làm sao cho chúng ta/ theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.// Trong công cuộc kiến thiết đó,/ nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều.// Non sông Việt Nam/ có trở nên tươi đẹp hay không,/ dân tộc Việt Nam/ có bước tới đài vinh quang/ để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không,/ chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.//

- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành hai đoạn để luyện đọc và tìm ý:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao?

+ Đoạn 2: Còn lại.

* Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để tuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó. 

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. 

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc., hiểu được mong muốn của Bác Hồ qua bức thư dành cho HS. 

b. Tổ chức thực hiện: 

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: tên nước ta từ 2/9/1945 đến 2/7/1976. 

+ tựu trường: (học sinh) tập trung tại trường để chuẩn bị cho năm học mới. 

+ bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường: ý nói những sự kiện lớn từ giữa năm 1945 đến ngày khai giảng, nổi bật là cuộc Cách mạng tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

+ 80 năm giời nô lệ: 80 năm nước ta  bị thực dân Pháp đô hộ. 

+ cơ đồ: sự nghiệp lớn; ở đây có nghĩa là đất nước, giang sơn. 

+ hoàn cầu: thế giới.

+ các cường quốc năm châu: các nước giàu mạnh trên thế giới.  

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi:

 

+ Câu 1: Câu nào trong thư của Bác Hồ cho thấy ngày khai trường tháng 9 năm 1945 rất đặc biệt?

+ Câu 2: Chi tiết nào trong thư cho thấy Bác vui cùng niềm vui của học sinh nhân ngày khai trường?

+ Câu 3: Bác nhắc học sinh nhớ đến ai, nghĩ đến điều gì trong giờ phút hạnh phúc của ngày tựu trường? 

+ Câu 4: Vì sao Bác khuyên các em học sinh phải cố gắng, siêng năng học tập,… trong những năm học tới? 

+ Câu 5: Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc thư Bác Hồ gửi các học sinh. 

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 

+ Câu 1: Bác Hồ đã viết trong thư “Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Bác muốn HS cả nước cảm nhận được ý nghĩa của ngày khai trường đầu tiên sau khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Từ ngày khai trường này, các em HS bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.  

+ Câu 2: Bác viết thư gửi các HS nhân ngày khai trường. Bác tưởng tượng thấy cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường. Bác hình dung thấy các em hết thảy đều vui vẻ. Bác chúc các em có một năm học đầy vui vẻ, đầy kết quả tốt đẹp.  

+ Câu 3: 

  • Bác nhắc HS nhớ đến công ơn biết bao đồng bào đã chiến đấu, hi sinh để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, đất nước: Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. 
  • Bác nhắc HS nghĩ đến trách nhiệm của người HS: Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. 
  • Bác nhắc HS nghĩ đến nhiệm vụ của toàn dân, đó là công cuộc xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại: Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn … làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.

+ Câu 4: Bác khuyên các em học sinh phải cố gắng, siêng năng học tập,… trong những năm học tới bởi vì chỉ bằng con đường học tập, chúng ta mới có thể thoát khỏi yếu hèn sau 80 năm trời bị áp bức, bóc lột, bằng con đường học tập mới có thể có kiến thức, có hiểu biết để đưa đất nước tiến lên, sánh vai các cường quốc năm châu,… 

+ Câu 5: HS tự suy nghĩ, có quan điểm riêng. VD: Qua thư Bác Hồ, em hiểu rằng: Ở lứa tuổi HS, việc làm cần thiết nhất là chăm chỉ học tập. Bởi Bác Hồ – người đã hi sinh cả cuộc đời cho dân cho nước – đã khẳng định rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.”

Lưu ý: Tuỳ thuộc vào trình độ HS, thời lượng tổ chức hoạt động và nội dung cụ thể của từng bài đọc, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn: 

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 1, 2:

  • Rút ra ý đoạn 1: Điều đặc biệt của ngày khai giảng năm 1945 và lời nhắc HS ghi nhớ công ơn của những người đã bảo vệ nền độc lập dân tộc của đất nước, cho các em được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 3: 

  • Rút ra ý đoạn 2: Bác Hồ khuyên HS cố gắng học tập, rèn luyện để mai sau xây dựng nước Việt Nam văn minh, giàu mạnh.

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 4:

  • Rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật. 

- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. 

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc Thư gửi các học sinh.

- GV tổ chức cho HS đọc lại đoạn 2 và xác định giọng đọc đoạn này: Giọng đọc ôn tồn, sâu lắng; ngắt nghỉ đúng chỗ; biết nhấn mạnh vào những từ ngữ quan trọng. 

Trong năm học tới đây,/ các em hãy cố gắng,/ siêng năng học tập,/ ngoan ngoãn,/ nghe thầy,/ yêu bạn.// Sau 80 năm giời nô lệ / làm cho nước nhà bị yếu hèn, / ngày nay / chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ / mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, / làm sao cho chúng ta / theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. // Trong công cuộc kiến thiết đó, / nước nhà trông mong chờ đợi / ở các em rất nhiều. // Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, / dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang / để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, / chính là nhờ một phần lớn / ở công học tập của các em.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn 2.

 

 

- GV mời 1 – 2 HS khá, giỏi đọc cả bài, các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 

a. Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài đọc Thư gửi các học sinh.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà thông thái”.

- GV chiếu các câu hỏi lên màn hình: 

Câu 1: Trong thư Bác Hồ đã tưởng tượng ra các bạn học sinh trong ngày đầu khai trường của nước Việt Nam độc lập như thế nào?

A. Các bạn học sinh e sợ, rụt rè khi lần đầu tiên tới lớp mới, trường mới

B. Các bạn học sinh khóc lóc vì phải xa bố mẹ tới ngôi trường mới

C. Cảnh tượng nhốn nháo, loạn lạc, các bạn học sinh òa khóc trong vòng tay thầy cô, bè bạn

D. Cảnh tượng nhộn nhịp, tưng bừng, các bạn học sinh vui vẻ vì sau bao lâu, bao cuộc chuyển biến lại được gặp thầy, gặp bạn. 

Câu 2: Con hiểu như thế nào về câu nói sau của Bác “Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào Việt Nam”?

A. Các em thật may mắn.

B. Các em có cuộc sống sung sướng hơn những người đã hi sinh.

C. Các em cần phải biết ơn những người đã hi sinh để cho mỗi người chúng ta có được cuộc sống an bình như ngày nay.

D. Những người hi sinh là những người xấu số.

Câu 3: Trong thư Bác, học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước? 

A. Cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Lớn lên xây dựng đất nước, đưa dân tộc bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu.

B. Cố gắng vui chơi, tham quan du lịch để tích lũy vốn sống

C. Cố gắng ăn uống đầy đủ để phát triển thể chất, có sức khỏe để làm việc lớn

D. Tất cả các ý trên

Câu 4: Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?

A. Phải sống vui tươi, hạnh phúc sau khi đã trải qua những cuộc chuyển biến khác thường.

B. Phải tăng cường buôn bán phát triển đất nước.

C. Phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta phải theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.

D. Phải xây dựng thêm nhiều tòa nhà cao ốc, trung tâm thương mại làm sao cho chúng ta trở thành một cường quốc.

Câu 5: Kiến thiết đất nước" có nghĩa là gì?

A. Trông, nhìn đất nước

B. Xây dựng đất nước

C. Tin tưởng đất nước

D. Thấy được tầm quan trọng của đất nước

- GV mời đại diện lần lượt HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, bổ sung đáp án (nếu có).

 

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

1. D

2. C

3. A

4. C

5. B

 

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. 

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Thư gửi các học sinh, hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc.

+ Chia sẻ với người thân về bài đọc.

+ Đọc trước Tiết 2: Luyện từ và câu – Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ.

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi. 

 

 

- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe. 

- HS quan sát, tiếp thu. 

 

- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. 

 

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo nhóm. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm, HS làm việc nhóm đôi để trả lời các câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhắc lại nội dung bài.

- HS luyện đọc theo nhóm. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

- HS tham gia trò chơi.

- HS chú ý lên màn hình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi, các HS khác bổ sung đáp án, (nếu có).

- HS quan sát, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU 

Sử dụng từ điển

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài. 

b. Tổ chức thực hiện

- GV cho HS xem ảnh một số cuốn từ điển HS thông dụng:  

Từ Điển Tiếng Việt Thông Dụng Dành Cho Học Sinh - Nhóm Việt Ngữ | Sách Khai  Trí

Từ Điển Anh Việt Dành Cho Học Sinh Lớp 6-7 Khoảng 177.000 Từ

Mua Từ Điển Tiếng Việt Thông Dụng (Dành Cho HS-SV) - Sách Bỏ Túi | Tiki

Từ Điển Anh - Việt Dành Cho Học SinhSách - Từ Điển Anh - Việt Dành Cho Học  Sinh 150 từ ,sách từ điển tiếng – Vietnamsach.com

 

- GV giới thiệu bài mới, ghi bài mới lên bảng: Tiết 2: Luyện từ và câu – Sử dụng từ điển 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Các bước sử dụng từ điển 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhận biết được cách tra từ điển và biết cách sử dụng từ điển để giải thích nghĩa của các từ. 

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc yêu cầu BT1: Sắp xếp các bước sau theo trình tự tra cứu nghĩa của từ đọc trong từ điển 

a. Tìm từ đọc.

b. Tìm mục từ bắt đầu bằng chữ Đ.

c. Chọn từ điển phù hợp.

d. Đọc ví dụ để hiểu thêm ý nghĩa và cách dùng từ đọc. 

e. Đọc nghĩa của từ đọc

+ GV tổ chức cho HS thảo luận, thống nhất kết quả trong nhóm nhỏ.

+ GV mời 1 – 2 HS chữa bài trước lớp, các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung ( nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: c – b – a – e – d . 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc yêu cầu BT2: Đọc các thông tin về từ đọc trong từ điển dưới đây và trả lười câu hỏi

a. Từ đọc là danh từ, động từ hay tính từ? 

b. Nghĩa gốc của từ đọc là gì? 

c. Từ đọc có mấy nghĩa? 

d. Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ được sắp xếp như thế nào? 

+ GV chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 thực hiện nhiệm vụ a, b; Nhóm 2 thực hiện nhiệm vụ c, d 

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS mỗi nhóm phát biểu ý kiến. 

+ GV nhận xét, chốt đáp án: 

a. Từ “đọc” là động từ. 

b. Nghĩa gốc của từ “đọc” là nghĩa số 1: phát thành lời những điều đã được viết ra theo đúng trình tự. 

c. Từ “đọc” có 3 nghĩa chuyển (các nghĩa số 2, 3 và 4). Các ví dụ về cách sử dụng là phần in nghiêng sau mỗi nghĩa. 

Cụ thể : 

* Tiếp nhận nội dung của một tập hợp kí hiệu bằng cách nhìn vào các kí hiệu. Ví dụ: đọc bản thiết kế 

* Thu lấy thông tin từ một thiết bị lưu trữ của máy tính (như đĩa từ, đĩa CD,...). Ví dụ: máy tính không đọc được file dữ liệu này. * Hiểu rõ điều gì bằng cách nhìn vào những biểu hiện bên ngoài. Ví dụ: Lan đọc được suy nghĩ của tôi khi nghe lời mời đi chơi.

d. Những gốc và nghĩa chuyển của từ được sắp xếp như sau: Nghĩa gốc được xếp đầu tiên, sau đó là các nghĩa chuyển. Với nghĩa chuyển, nghĩa nào có nghĩa sát với nghĩa gốc nhất thì xếp trước.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS. 

Hoạt động 2: Thực hành  

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS vận dụng được làm các bài tập, câu hỏi có liên quan. 

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc yêu cầu BT3: Tra cứu nghĩa của các từ dưới đây: 

+ Ở hoạt động này, GV sẽ tổ chức trò chơi Truyền điện để thực hiện nhiệm vụ hoạt động.  

+ GV phổ biến trò chơi: GV gọi 1 HS xung phong đầu tiên, kết thúc em đầu tiên thì bạn đó sẽ gọi người tiếp theo cho đến khi hết nhiệm vụ hoạt động. Bạn nào trả lời đúng thì cứ “truyền điện” tiếp cho bạn tiếp theo. Bạn nào nói sai thì sẽ phải nhảy lò cò một vòng từ chỗ của mình lên bảng. 

+ GV nhận xét, chốt đáp án:

  • học tập: đgt: 
  • học và luyện tập để hiểu biết, để có kĩ năng, có tri thức kết quả học tập; siêng năng học tập. 
  • làm theo gương tốt: học tập lẫn nhau; học tập kinh nghiệm 
  • tập trung: đgt: 
  • dồn vào một chỗ hoặc một điểm: tập trung đồ đạc vào một chỗ; mọi người đã tập trung đông đủ (Đồng nghĩa: tập kết; Trái nghĩa: giải tán). 
  • dồn sức hoạt động, hướng các hoạt động vào một việc gì: tập trung tư tưởng; tập trung giải quyết đơn từ tồn động
  • trôi chảy: đgt: 
  • (công việc) được tiến hành thuận lợi, không bị vấp váp, trở ngại gì: mọi việc đều trôi chảy; công việc được tiến hành rất trôi chảy (Đồng nghĩa: suôn sẻ, trót lọt). 
  • (hoạt động nói năng) được tiến hành một cách dễ dàng, không có vấp váp: đọc rất trôi chảy; trả lời trôi chảy (Đồng nghĩa: lưu loát). 

- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thiện BT4: Đặt câu với 1 nghĩa chuyển của mỗi từ ở bài tập 3 

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS. 

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS cần: 

- Củng cố lại kiến thức về sử dụng từ điển, biết tra nghĩa của từ và thực hành các bài tập, câu hỏi liên quan. 

b. Tổ chức thực hiện 

- GV cho 1 – 2 HS đọc nhiệm vụ của PHT dưới đây: 

- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thiện. 

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

 

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Xem lại kiến thức bài Luyện từ và câu Sử dụng từ điển, hiểu, phân biệt và vận dụng được kiến thức.

+ Hoàn thiện bài tập số 4 và phần Luyện tập

+ Chia sẻ với người thân về bài học.

+ Đọc trước Tiết 3: Viết – Tìm hiểu cách viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách.

 

 

 

 

- HS xem tranh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới. 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc nhiệm vụ BT. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc nhiệm vụ BT. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV hướng dẫn. 

- HS phát biểu ý kiến. 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

- HS đọc nhiệm vụ hoạt động. 

 

 

- HS lắng nghe GV. 

 

- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi. 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc nhiệm vụ hoạt động. 

- HS lắng nghe và tiếp thu

 

 

 

 

 

- HS đọc nhiệm vụ BT. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu

- HS lắng nghe và tiếp thu

- HS lắng nghe và tiếp thu

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

TIẾT 3: VIẾT 

Tìm hiểu cách viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách

--------------Còn tiếp-------------

----------------------------------------------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Giáo án kì I
  • Sau đó, bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 -12 phiếu
  • Một số đề kiểm tra giữa kì I

Phí giáo án

1. Với toán, tiếng Việt, tiếng Anh

  • Giáo án word: 450k/môn
  • Giáo án Powerpoint:  500k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 900k/môn

2. Với các môn còn lại

  • Giáo án word: 300k/môn
  • Giáo án Powerpoint: 350k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 550k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, Tiếng Việt, HĐTN, Đạo đức, Khoa học thì

  • Giáo án word: 1500k
  • Giáo án Powerpoint: 1700k
  • Trọn bộ word + PPT: 2500k

=> Lưu ý: Khi đặt chỉ gửi trước 1200k đến lúc nhận học kì 1 gửi số còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TIẾNG VIỆT 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD TUẦN 1 - 4: THẾ GIỚI TUỔI THƠ

 

 

GIÁO ÁN WORD TUẦN 14 - 17: NGHỆ THUẬT MUÔN MÀU

 

GIÁO ÁN WORD TUẦN 18: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ 1

GIÁO ÁN WORD TUẦN 27: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II

GIÁO ÁN WORD TUẦN 32 - 34: THẾ GIỚI CỦA CHÚNG TA

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TIẾNG VIỆT 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 1 - 4: THẾ GIỚI TUỔI THƠ

 

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 9: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ 1

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 14 - 17: NGHỆ THUẬT MUÔN MÀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 18: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 23 - 26: HƯƠNG SẮC TRĂM MIỀN

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 27: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II

 

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 32 - 34: THẾ GIỚI CỦA CHÚNG TA

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM TIẾNG VIỆT 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM TUẦN 1 - 4: THẾ GIỚI TUỔI THƠ

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM TUẦN 19 - 22: VẺ ĐẸP CUỘC SỐNG

 
 
 
Chat hỗ trợ
Chat ngay