Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 25: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
Giáo án bài 25: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ sách Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 25: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm
TIẾT 3: VIẾT Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học hãy: Nêu bố cục đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện. - GV mời các nhóm chia sẻ kết quả. - GV nhận xét, đánh giá và gợi ý thêm: Bố cục: Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuỵện thường có 3 phần: mở đầu, triển khai, kết thúc. + Mở đầu: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả, ấn tượng chung về câu chuyện. + Triển khai: Kể tóm tắt câu chuyện, nêu những điều yêu thích ở câu chuyện (nhân vật, sự việc, ý nghĩa của câu chuyện,...) và thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện. + Kết thúc: Khẳng định giá trị, ý nghĩa của câu chuyện hoặc nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện. - GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học mới: Các em đã nêu được những điểm cần nhớ về cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện. Các bài học tiếp theo, các em được tìm hiểu và luyện tập viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ qua các tiết: + Tiết thứ nhất: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ. + Tiết thứ hai: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ. + Tiết thứ ba: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ. + Tiết thứ tư: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nhận diện đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhận diện được đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ. - Xác định được cấu tạo của một đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS xác định yêu cầu của BT1: Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà của tác giả Quang Huy để lại trong tôi những ấn tượng đẹp. Bài thơ gợi lên bức tranh sống động về đêm trăng trên công trường thuỷ điện. Dưới trăng, những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ, những tháp khoan nhô lên trời như đang ngẫm nghĩ và tiếng đàn ba-la-lai-ca ngân nga, vang xa... Bài thơ tả tiếng đàn thật là hay! Tiếng đàn như ngọn gió bình yên thổi qua rừng bạch dương. Tiếng đàn như ngọn sóng vỗ trắng phau ghềnh đá. Tiếng đàn ngân dài theo dòng trăng lấp loáng sông Đà. Tôi như nghe thấy những cung bậc âm thanh khi dìu dặt, khi náo nức, vang ngân của tiếng đàn ba-la-lai-ca. Tiếng đàn của cô gái Nga đến từ đất nước xa xôi giúp tôi cảm nhận về tình hữu nghị cao đẹp giữa các quốc gia. Những người bạn quốc tế đã giúp chúng ta xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Sông Đà, mang dòng ánh sáng toả đi muốn nơi, để cuộc sống tươi đẹp hơn. Xúc động biết mấy! Cảm ơn nhà thơ Quang Huy đã viết bài thơ thật hay, thật đẹp về tiếng đàn ba-la-lai-ca và tình hữu nghị thắm thiết, bền chặt. (Thanh Thanh) a. Tìm phần mở đầu, triển khai, kết thúc của đoạn văn và cho biết ý chính của mỗi phần. b. Những điều gì ở bài thơ khiến người viết yêu thích hoặc xúc động? - Bài thơ gợi lên bức tranh sống động. - Bài thơ tả tiếng đàn thật hay. -… c. Tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua những từ ngữ, câu văn nào? + GV tổ chức cho HS đọc bài văn trao đổi trong nhóm nhỏ.
+ GV tổ chức cho HS hoàn thành sơ đồ tư duy vào VBT ( có thể sử dụng Phiếu học tập để hỗ trợ học sinh học nhóm. + GV mời 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp, các nhóm HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ( nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: a. Mở đầu: (Câu 1) Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả và nêu cảm nhận chung về bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà. Triển khai: (Tiếp theo đến “Xúc động biết mấy!”) bày tỏ tình cảm, cảm xúc về cái hay, cái đẹp của ngôn từ, hình ảnh thơ và nội dung, ý nghĩa của bài thơ. Kết thúc: Câu cuối, khẳng định lại một lần nữa ý nghĩa, giá trị của bài thơ và tình cảm đối với nhà thơ. b. Bài thơ gợi lên bức tranh sống động; Bài thơ tả tiếng đàn thật hay;... + Bài thơ gợi lên những hình ảnh đẹp / bức tranh sống động (đưa dẫn chứng phù hợp) + Bài thơ tả tiếng đàn thật hay (đưa dẫn chứng phù hợp). + Mọi vật trong đêm trăng trên công trường gần gũi, thân thương (xe ủi, xe ben “sóng vai nhau nằm nghỉ ”, những tháp khoan “nhô lên trời ngẫm nghĩ ”,...). + Tình hữu nghị của bạn bè quốc tế (hình ảnh cô gái Nga và tiếng đàn ba-la-lai-ca ngân vang trên công trình thuỷ điện sông Đà ),... c. + Những từ ngữ, câu văn trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người viết đối với bài thơ: “ấn tượng đẹp”, “bức tranh sống động về đêm trăng”, “tả tiếng đàn thật hay”, “tình hữu nghị cao đẹp”, “Xúc động biết mấy!”... + Ngoài những từ ngữ, câu văn trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc, người viết còn thể hiện sự yêu thích của mình đối với bài thơ qua những chi tiết nói về vẻ đẹp ngôn từ trong bài thơ, âm thanh diệu kì của tiếng đàn, sự quyện hoà giữa ánh trăng vàng và dòng nước sông Đà ,... - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS. Hoạt động 2: Trao đổi những điểm lưu ý khi viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nắm được những điều cần lưu ý khi viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ. - Vận dụng vào làm bài tập cũng như những câu hỏi liên quan. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức hoạt động cho HS xác định yêu cầu nhiệm vụ: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ. G: + Bố cục đoạn văn + Những điều yêu thích ở bài thơ + Những cách thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với bài thơ
- GV chia nhóm cho HS thảo luận theo nhóm bốn người. …………………… |
- HS đọc nhiệm vụ BT.
- HS trình bày kết quả. - HS chú ý lắng nghe.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới.
- HS đọc nhiệm vụ BT.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS chia sẻ kết quả.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc nhiệm vụ của hoạt động.
- HS lắng nghe hướng dẫn của GV. - HS chú ý lắng nghe.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chú ý lên màn hình. .................... |
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 750k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây