Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 10: Những búp chè trên cây cổ thụ

Giáo án bài 10: Những búp chè trên cây cổ thụ sách Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 10: Những búp chè trên cây cổ thụ

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 10: NHỮNG BÚP CHÈ TRÊN CÂY CỔ THỤ

(4 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Những búp chè trên cây cổ thụ. Biết đọc diễn cảm với giọng đọc phù hợp, nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. 

  • Nhận biết được đặc điểm của văn bản tự sự và biểu cảm. Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian, địa điểm cụ thể.Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật, nêu được đặc điểm của các nhân vật trong câu chuyện dựa vào hành động, lời nói của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Mỗi vùng miền đều có những sản vật đặc trưng, mang đậm dấu ấn của vùng miền đó. Hiểu biết và tự hào về sản vật, có ý thức phát triển sản vật chính là một trong những biểu hiện của tình yêu quê hương.

  • Củng cố lại kiến thức về câu ghép. 

  • Biết tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc. 

  • Đọc mở rộng: Tìm đọc được cuốn sách viết về một miền đất, biết viết phiếu đọc sách và chia sẻ thông tin về nội dung đã đọc. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết các nhiệm vụ học tập.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực văn học: 

  • Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

  • Biết cảm nhận nét đặc sắc của sản vật quê hương được thể hiện trong văn bản và trong đời sống.

  • Có ý thức tìm hiểu về quê hương, biết tự hào về quê hương; biết yêu quê hương và biết cách thể hiện tình yêu đó bằng những việc làm thiết thực. 

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5.

  • Tranh ảnh minh họa bài đọc.

  • Tranh, ảnh, bài thơ, bài văn,…về cây chè. 

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK Tiếng Việt 5.

  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

                                                   TIẾT 1 + 2: ĐỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện 

- GV cho HS xem một số tranh ảnh về cây chè sau đây: 

Hình 1

Hình 2

 

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn về một loại đồ uống mà em yêu thích (tên gọi, nguồn gốc, cách pha, hương vị,...)?

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). 

 

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS:

Đồ uống mà em thích là nước chanh. 

Nguồn gốc: được làm từ nước lọc, đường và quả chanh. 

Cách pha: 

+ Bước 1: Lấy 1 cốc nước lọc, thêm 1 – 2 thìa đường (tùy khẩu vị) và khuấy tan đường. 

+ Bước 2: Cắt 1 nửa quả chanh, vắt nước và cho vào cốc nước đường đã pha, khuấy đều. 

Hương vị: vị ngọt thanh kết hợp với vị chua nhẹ rất thanh mát, sảng khoái. 

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr.48, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: 

Bài đọc “Những búp chè trên cây cổ thụ” là câu chuyện về những búp chè Tà Xùa ở đó có một cậu bé người Mông ước ao phát triển cây chè của quê hương mình. Câu chuyện sẽ diễn ra như thế nào, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nhé! 

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. 

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. 

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc tình cảm; nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc tự hào, ước mơ cháy bỏng của nhân vật chính. 

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ, luyện đọc một số câu dài và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật:

+ Luyện đọc một số từ khó: bản làng, nông nghiệp, loại chè, lóe sáng, đẫm sương,… 

+ Luyện đọc câu dài: 

Mẹ bảo/ cứ nghĩ đến chén nước chè trong veo,/ hương thiên nhiên nồng nàn,/ nóng đến sưởi ấm bàn tay/ là muốn đến Tà Xùa ngay. 

+ Luyện đọc đúng ngữ điệu: giọng kể chuyện, thay đổi ngữ điệu khi đọc lời nói trực tiếp của các nhân vật. 

- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng, luyện đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành bốn đoạn để luyện đọc và tìm ý:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “biết đến chè Tà Xùa”.

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “không được nhiều người biết đến ạ”.

+ Đoạn 3: Tiếp theo đến “cây chè quê hương”

+ Đoạn 4: Còn lại.

* Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để tuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó. 

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. 

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. 

b. Tổ chức thực hiện

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ Trăn trở: băn khoăn, không yên lòng vì đang có điều phải suy nghĩ nhiều.

+ Cuộc thi “Bảy sắc cầu vồng”: một cuộc thi kiến thức dành cho học sinh Trung học phổ thông toàn quốc, được tổ chức trong khoảng thời gian từ năm 1996 đến năm 1998.

+ Tà Xùa: một xã vùng cao thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. 

+ Bạt ngàn: nhiều vô kể và trải ra trên một diện tích rộng. 

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi:

+ Câu 1: Thào A Sùng kể với bạn những gì về quê hương của cậu?

+ Câu 2: Trong cuộc thi “Bảy sắc cầu vồng”, Thào A Sùng đã giới thiệu thế nào về chè Tà Xùa?

+ Câu 3: Thào A Sùng mơ ước điều gì? Những chi tiết nào thể hiện ước mơ đó?

+ Câu 4: Theo em vì sao khi nghe Thào A Sùng nói về chè Tà Xùa, các bạn nhỏ như quên mất cuộc thi? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

A. Vì Thào A Sùng nói rất hay, các bạn háo hức muốn nghe tiếp. 

B. Vì các bạn nhận ra hiểu biết về sản vật quê hương của mình còn ít ỏi, muốn biết thêm. 

C. Vì các bạn đang có cảm hứng về việc phát triển sản vật quê hương giống như Thào A Sùng. 

+ Câu 5: Tưởng tượng và kể tiếp câu chuyện khi Thào A Sùng đã trưởng thành. 

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 

+ Câu 1: Thào A Sùng thường tự hào kể về bản làng, về những cây chè cổ thụ ở bản của cậu.

+ Câu 2: 

– Cây chè: cây cổ thụ cao lớn. 

– Búp chè: to, dưới lá có lớp lông tơ mịn, trắng như tuyết. 

– Nước chè: khi pha có màu vàng ánh xanh, thơm ngan ngát, vị ban đầu hơi chát, sau đọng lại là vị ngọt.

=> Qua lời giới thiệu, có thể thấy Thào A Sùng rất yêu quê hương, luôn hướng về quê hương. Thào A Sùng còn muốn mọi người biết nhiều về sản vật quê mình, để có thể lan toả sự tự hào và ý thức giữ gìn, phát triển sản vật của quê hương.

+ Câu 3: Thào A Sùng mơ ước làm kĩ sư nông nghiệp để phát triển chè cho quê hương, mang chè Tà Xùa đi khắp thế giới. Ước mơ đó rất mãnh liệt và được thể hiện qua các chi tiết: 

  • Khi ở trên sân khấu, cậu nói về ước mơ đó với cảm xúc tràn ngập khát khao, khiến ước mơ ấy lan toả đến những người xung quanh, giúp mọi người được truyền cảm hứng và cùng xôn xao bàn luận về cây chè quê hương. 

  • Nhân vật “tôi” như nhìn thấy trong ánh mắt của Thào A Sùng ước mơ về một đồi chè bạt ngàn, với những thân cây đẫm sương, còn ngọn vươn cao đón nắng (thể hiện ước mơ của Thào A Sùng mãnh liệt tới mức nhìn vào mắt cậu, người khác cũng nhận ra được).

+ Câu 4: HS trả lời theo suy nghĩ, quan điểm cá nhân. VD: Khi nghe Thào A Sùng nói về chè Tà Xùa, các bạn nhỏ như quên mất cuộc thi vì: B. Vì các bạn nhận ra hiểu biết về sản vật quê hương của mình còn ít ỏi, muốn biết thêm.

+ Câu 5: 

  • Mười lăm năm sau, cậu bé Thào A Sùng ngày nào giờ đây đã lớn. Cậu đã trở thành một kĩ sư nông nghiệp nổi tiếng với những đồi chè Tà Xùa bạt ngàn. Cậu bé Thào A Sùng giờ đã làm giám đốc của một công ty sản xuất chè. Thương hiệu chè Tà Xùa của công ty cậu đã được xuất khẩu ra một số nước ưa chuộng chè trên thế giới. Chè của công ty cậu được cấp chứng nhận OCOP. 

  • Thào A Sùng vô cùng hạnh phúc vì đã mang cây chè quê hương đến với thế giới. Bà con Tà Xùa rất biết ơn người con của quê hương vì cậu bé với mơ ước mãnh liệt năm nào đã đưa một bản làng xa xôi vươn tầm thế giới...

Lưu ý: Tuỳ thuộc vào trình độ HS, thời lượng tổ chức hoạt động và nội dung cụ thể của từng bài đọc, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn: 

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 1:

  • Rút ra ý đoạn 1: Thào A Sùng kể về quê hương với niềm tự hào.

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 2: 

  • Rút ra ý đoạn 2: A Sùng giới thiệu về chè Tà Xùa trong cuộc thi.

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 3: 

  • Rút ra ý đoạn 3: Mơ ước của Thào A Sùng được mọi người biết tới chè Tà Xùa của quê hương.

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 4:

  • Rút ra ý đoạn 4: Thào A Sùng đã giới thiệu chè Tà Xùa thành công và niềm hạnh phúc, tự hào của A Sùng khi có người biết đến chè Tà Xùa.

  • Rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật. 

- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. 

b. Tổ chức thực hiện

…………….

 

 

 

 

 

- HS xem tranh. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi. 

 

 

- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe. 

- HS quan sát, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. 

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo nhóm. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó. 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm, HS làm việc nhóm đôi để trả lời các câu hỏi. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

...................

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
  • File word giải bài tập sgk (100k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
  • .....

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 750k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TIẾNG VIỆT 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD TUẦN 1 - 4: THẾ GIỚI TUỔI THƠ

 

 

GIÁO ÁN WORD TUẦN 14 - 17: NGHỆ THUẬT MUÔN MÀU

 

GIÁO ÁN WORD TUẦN 18: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ 1

GIÁO ÁN WORD TUẦN 27: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II

GIÁO ÁN WORD TUẦN 32 - 34: THẾ GIỚI CỦA CHÚNG TA

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TIẾNG VIỆT 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 1 - 4: THẾ GIỚI TUỔI THƠ

 

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 9: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ 1

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 14 - 17: NGHỆ THUẬT MUÔN MÀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 18: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 23 - 26: HƯƠNG SẮC TRĂM MIỀN

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 27: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II

 

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 32 - 34: THẾ GIỚI CỦA CHÚNG TA

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM TIẾNG VIỆT 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM TUẦN 1 - 4: THẾ GIỚI TUỔI THƠ

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM TUẦN 19 - 22: VẺ ĐẸP CUỘC SỐNG

 
 
 
Chat hỗ trợ
Chat ngay